GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

ỨNG PHÓ CỦA NHẬT BẢN TRƯỚC NGUY CƠ TÊN LỬA TỪ TRIỀU TIÊN

Đăng ngày: 25-06-2017, 23:19

Nguy cơ từ phía Triều Tiên

Đến nay, Triều Tiên đã 5 lần thử nghiệm hạt nhân và tiếp tục thúc đẩy kỹ thuật thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để có thể gắn lên tên lửa, đồng thời đa dạng hóa sức mạnh tên lửa. Triều Tiên cải thiện động cơ và nhiên liệu và nhờ đó không chỉ bắn tên lửa xa hơn mà còn đa dạng hóa sức mạnh tên lửa như kỹ thuật sử dụng bệ phóng di động có thể bắn tên lửa ở bất kỳ đâu, kỹ thuật bắn chính xác mục tiêu. Đích cuối cùng là chế tạo được tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có thể vươn tới lãnh thổ Mỹ. Từ đầu năm 2017 đến nay, Triều Tiên đã bắn 12 quả tên lửa đạn đạo thể hiện quyết tâm thúc đẩy chương trình tên lửa và hạt nhân[1].

Năm 2017, Chủ tịch Kim Jong-un lần đầu tiên tuyên bố việc chuẩn bị bắn thủ nghiệm ICBM đã bước vào giai đoạn cuối, nếu hoàn thành như theo tuyên bố, Triều Tiên có năng lực tấn công lãnh thổ Mỹ bằng tên lửa đạn đạo gắn đầu đạn hạt nhân. Trong bài diễn thuyết nhân dịp đầu năm mới 2017, chủ tịch Kim Jong-un đã sử dụng từ “Cường quốc hạt nhân phương Đông”, thể hiên rõ mục đích của Triều Tiên hiện nay. Triều Tiên tin tưởng rằng có thể duy trì thể chế bằng sức mạnh kiểm soát hạt nhân như Kim Jong-un đã nói, đồng nghĩa với việc sở hữu sức mạnh tấn công Mỹ[2]. Để trở thành cường quốc hạt nhân phương Đông, đạt mục tiêu cuối cùng là chế tạo thành công ICBM, có lẽ Triều Tiên sẽ tiếp tục triển khai chương trình tên lửa hạt nhân hiện nay.

Nâng cao khả năng đánh chặn tên lửa từ Triều Tiên

Để đối phó với nguy cơ tên lửa từ Triều Tiên, hiện nay Nhật Bản xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa gồm hai tầng. Tầng thứ nhất là hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao trên biển, sử dụng tên lửa đánh chặn SM-3 được chở trên tàu khu trục Aegis để đánh chặn bên ngoài tầng khí quyển có độ cao khoảng 500km. Tầng thứ hai là hệ thống phòng thủ tên lửa tầm thấp trên mặt đất, một khi tầm cao đánh chặn thất bại, tên lửa đất đối không Patriot PAC-3 sẽ tiến hành đánh chặn từ mặt đất ở khoảng cách trên 10km[3].

Không thể khẳng định thành công 100%, nhưng hệ thống đánh chặn tên lửa có hiệu quả tương đối cao. Dù vậy không thể phủ định hoàn toàn khả năng tên lửa vượt qua mạng lưới phòng thủ bay vào lãnh thổ, lãnh hải của Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản đang thảo luận về việc tăng cường hơn nữa hệ thống phòng thủ tên lửa.

Mỹ và Nhật Bản dự tính sẽ cải tạo tên lửa đánh chặn SM-3 Block-1A mà lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản đang sở hữu thành tên lửa tên lửa đánh chặn SM-3 Block-2A, nâng tầm bắn cao nhất từ 500km lên 1500km. So với Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) có độ cao đánh chặn 40-150km, tên lửa đánh chặn SM-3 Block-2A có phạm vi đánh chặn rộng hơn, không những có thể thực hiện đánh chặn tầm trung đối với tên lửa tập kích, mà còn có thể đánh chặn tầm cao giai đoạn cuối, có thể đánh chặn nhiều tầng, phân tầng, tỉ lệ đánh chặn thành công cao hơn, để bổ sung lỗ hổng của hệ thống phòng thủ tên lửa hai tầng hiện nay[4].

Rèn luyện kỹ năng tránh nạn cho người dân

Thực tế hiện nay, nhiều người dân Nhật Bản lo ngại về khả năng Triều Tiên bắn tên lửa gây thương vong. Vừa qua, Liên minh hợp tác xã ngư nghiệp trung ương tổ chức họp khẩn cấp tại Tokyo với sự tham dự của khoảng 100 người đứng đầu các hợp tác xã địa phương lên tiếng bất bình và lo ngại về các vụ phóng tên lửa liên tiếp của Bắc Triều Tiên, đồng thời yêu cầu chính phủ làm hết khả năng để đảm bảo an toàn cho ngư dân. Cuộc họp đã thông qua nghị quyết, trong đó ngư dân kêu gọi chính phủ sử dụng mọi biện pháp có thể để Triều Tiên phải dừng phóng tên lửa đạn đạo[5].

Trong bối cảnh sự bất an của người dân tăng cao, chính phủ Nhật Bản yêu cầu các khu vực cần tổ chức luyện tập tích cực nhằm không để diễn ra hỗn loạn trong tình huống xảy ra bắn tên lửa. Cụ thể, khi tên lửa bay tới, thông tin từ chính phủ sẽ được truyền đạt như thế nào và qua kênh nào. Hay trang web hướng dẫn người dân tự bảo vệ khi có những sự cố xảy ra khi bị tên lửa tấn công hoặc rơi xuống lãnh thổ. Mục đích là để mọi người dân cần biết hành động như thế nào khi xảy ra nguy hiểm.

Tuy nhiên, vẫn có một số vấn đề trong vấn đề luyện tập cảnh báo tên lửa cho người dân Nhật Bản. Chuyên gia về đảm bảo an ninh và quản lý rủi ro thuộc đại học Shizuoka cho rằng cần có sự ưu tiên cho việc tổ chức tập luyện. Tại các thành phố lớn, khu vực đông dân cư có khả năng cao là mục tiêu tên lửa, nếu không tổ chức luyện tập với sự tham gia của nhiều người, chuẩn bị tránh sự hỗn loạn thì sẽ không có ý nghĩa.

Ngoài ra, về việc truyền đạt thông tin, tên lửa được bắn từ Triều Tiên cho đến khi rơi xuống biển Nhật Bản mất khoảng 8 phút, hệ thống cảnh báo cho đến lúc phát tín hiệu mất khoảng 4 phút kể từ khi tên lửa được bắn đi. Trong trường khẩn cấp, tranh thủ từng giây từng phút, khoảng thời gian này liệu có chậm không. Cần nâng cấp hệ thống vệ tinh cảnh báo sớm phát hiện thông tin bắn tên lửa và chuyển đến chính phủ để ngay lập tức hệ thống cảnh báo phát tín hiệu[6].

Tăng cường gây áp lực và tìm cơ hội đối thoại

Phản ứng của cộng đồng quốc tế với Triều Tiên hiện nay không hẳn có sự thống nhất. Tuyên bố chung của Hội nghị G7 ngày 26-27 tháng 5 vừa qua coi Triều Tiên là mối đe dọa mới với hòa bình và ổn định của cộng đồng quốc tế. Cộng đồng quốc tế tăng cường thực hiện triệt để nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Mỹ và Hàn Quốc với chính quyền mới, có sự thay đổi nhất định trong cách tiếp cận với Triều Tiên. Mỹ không loại trừ khả năng quân sự với Triều Tiên nhưng phương châm cơ bản được xác định là kết hợp biện pháp cứng và mềm, gây áp lực và can dự tối đa, có nghĩa là vừa tăng cường áp lực bằng sức mạnh quân sự vừa tìm cơ hội đối thoại. So với chính quyền Obama không đồng ý đối thoại, có lẽ khả năng tiến hành đối thoại của chính quyền Donal Trump cao hơn. Đối với tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Trước bầu cử, ông Moon từng nói rằng sẽ thăm Bình Nhưỡng trước Washington, động thái gần gũi với Triều Tiên, nhưng sau khi nhậm chức cho thấy sự điều chỉnh theo quĩ đạo. Ông Moon đã quyết định chuyến công du nước ngoài đầu tiên là tới Mỹ, còn chuyến thăm Bình Nhưỡng sẽ thực hiện khi điều chỉnh một số điều kiện. Mặt khác, ông Moon cũng bày tỏ quan điểm cần tăng cường sức ép với Triều Tiên. Có thể thấy ứng phó của các nước với Triều Tiên có sự khác biệt về tư tưởng và mức độ. Nhưng nước nào cũng không chỉ nghiêng về một phía đối thoại hay gây áp lực. Chủ yếu là giữ cân bằng giữa đối thoại và gây áp lực[7].

Nhật Bản phải ưu tiên giải quyết vấn đề quan trọng và khó khăn là vụ việc công dân Nhật Bản bị Triều Tiên bắt cóc trước đây. Để giải quyết vấn đề này, Nhật Bản cần đối thoại với Triều Tiên. Cách đây 3 năm, hội nghị giữa chính phủ hai nước Nhật Bản-Triều Tiên đã diễn ra tại Stockhom, Thụy Điển, Nhật Bản dỡ bỏ một phần lệnh trừng phạt để Triều Tiên cam kết tái điều tra về những công dân Nhật Bản bị bắt cóc. Nhưng cam kết này sau đó không có tác dụng, cần một lần nữa thay đổi thái độ của Triều Tiên nhằm cố gắng giải quyết trọn vẹn vấn đề công dân Nhật Bản bị bắt cóc.

Có thể thấy rằng Nhật Bản sẵn sàng chuẩn bị tâm thế cho tình huống xấu xảy ra song trên thực tế, dù các vụ bắn tên lửa liên tục được thực hiện nhưng tình trạng Nhật Bản bị Triều Tiên đe dọa tấn công bằng tên lửa chưa xảy ra. Khả năng xảy ra vô cùng thấp. Giả sử Triều Tiên tấn công Nhật Bản bằng tên lửa, gây tổn hại đến người dân Nhật Bản, có khả năng chiến tranh giữa Triều Tiên và đồng minh thân cận của Nhật Bản là Mỹ sẽ xảy ra. Trong trường hợp đó, với sức mạnh áp đảo của Mỹ, khả năng Triều Tiên sẽ thua và sụp đổ thể chế. Chủ tịch Kim Jong-un hiểu rõ điều này và khó có chuyện Triều Tiên hành động dẫn đến chiến tranh. Mỹ không loại trừ biện pháp quân sự với Triều Tiên, giả sử Mỹ tấn công trước, Triều Tiên phản công lại, chắc chắn sẽ gây những thiệt hại to lớn cho hai nước đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc cùng với những căn cứ quân sự của Mỹ tại đây, nên có lẽ Mỹ cũng muốn tránh hành động này. Các bên dường như đang giữ tình hình trong tầm kiểm soát tránh vượt qua cái gọi là “giới hạn đỏ”.

Phan Cao Nhật Anh, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á

[1]航空自衛隊 PAC3展開訓練を公開

http://www3.nhk.or.jp/news/html/20170621/k10011024891000.html?utm_int=word_contents_list-items_017&word_result=%E5%8C%97%E6%9C%9D%E9%AE%AE%E6%83%85%E5%8B%A2

[2]「対話と圧力 北朝鮮にどう向き合うか」

http://www.nhk.or.jp/kaisetsu-blog/100/271904.html

[3],[4]Động thái của Nhật Bản khi tình hình Đông Bắc Á căng thẳng

Tài liệu tham khảo đặc biệt 6-6-2017, tr.16

[5]全漁連 北朝鮮ミサイルで緊急集会 政府に安全確保求める

http://www3.nhk.or.jp/news/html/20170622/k10011026771000.html?utm_int=word_contents_list-items_006&word_result=%E5%8C%97%E6%9C%9D%E9%AE%AE%E6%83%85%E5%8B%A2

[6]「ミサイル飛来時の対応は!? 避難訓練から見えたもの」

http://www.nhk.or.jp/kaisetsu-blog/700/273599.html

[7]「対話と圧力 北朝鮮にどう向き合うか」

http://www.nhk.or.jp/kaisetsu-blog/100/271904.html

 

 

 

Tin tức khác

CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7
CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7

Theo hãng tin Kyodo, ngày 19/4/2023 Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết, chatbot trí tuệ nhân tạo ChatGPT và các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI ...

VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL  TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA
VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA

Vấn đề Lãnh thổ phương Bắc/Nam Kuril đề cập tới tình trạng tranh chấp lãnh thổ phức tạp và lâu dài giữa Nhật Bản và Nga. Bài viết này đưa ra một cá ...

NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG
NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG

Vào ngày 6 tháng 1 năm 2022, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Thủ tướng Australia Scott Morrison đã tiến hành ký hiệp định hợp tác giữa hai nước ...

TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI
TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI

Quan hệ chính trị - an ninh giữa Nhật Bản và Trung Quốc luôn được đánh giá là mối quan hệ tồn tại nhiều vấn đề nhất, tốn nhiều giấy mực nhất và đượ ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn