GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

NHẬT BẢN TRƯỚC VIỆC THAM GIA ĐÀM PHÁN CẤM VŨ KHÍ HẠT NHÂN

Đăng ngày: 27-07-2017, 06:15

Từ ngày 15-6 đến 7-7, Hội nghị đàm phán về Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân đã diễn ra tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York với sự tham gia của đại diện gần 130 nước thành viên LHQ và 33 tổ chức phi chính phủ quốc tế. Hội nghị kết thúc tốt đẹp với việc 122 nước bỏ phiếu thuận thông qua Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân. Đây là một điều ước quốc tế có ý nghĩa lịch sử to lớn, quy định cấm một cách toàn diện việc phát triển, thử, chế tạo, sản xuất, chiếm hữu, tàng trữ, chuyển giao, kiểm soát, sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân.

Nhật Bản vốn dựa vào ô hạt nhân của Mỹ đã tẩy chay các cuộc đàm phán này bởi lo ngại rằng nếu tham gia có thể làm phức tạp mối quan hệ giữa Tokyo và Washington. Có câu hỏi đặt ra rằng chính quyền Abe nên xem xét lại liệu lập trường này có lợi cho Nhật Bản, quốc gia duy nhất trong lịch sử bị tấn công hạt nhân, hay không. Nhật Bản nên tham gia vào các cuộc đàm phán và tìm cách làm cầu nối những khác biệt giữa các cường quốc vũ khí hạt nhân phản đối hiệp ước và các quốc gia không phổ biến vũ khí hạt nhân đang thúc đẩy hiệp ước này.

Tháng 12 năm 2016, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết kêu gọi bắt đầu đàm phán hiệp ước này, với 113 thành viên bỏ phiếu tán thành, 35 nước bỏ phiếu chống gồm các cường quốc hạt nhân như Mỹ, Nga, Anh, Pháp và nước dựa vào ô hạt nhân Nhật Bản. 13 thành viên khác, bao gồm cả Trung Quốc và Hà Lan, một thành viên của NATO nằm dưới chiếc ô hạt nhân của Hoa Kỳ, không tham gia bỏ phiếu. Sau vòng đàm phán đầu tiên về hiệp định tương lai này, Costa Rica là nước chủ trì các cuộc đàm phán đã đệ trình một dự thảo hiệp ước vào cuối tháng 5 vừa qua [1] [4].

Ý tưởng cơ bản để lên kế hoạch cho hiệp ước này được dựa trên "những hậu quả thảm khốc liên quan đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân", đồng thời tính đến nỗi đau của những người sống sót ở các thành phố bị ném bom hạt nhân là Hiroshima và Nagasaki. Những nạn nhân này vẫn đang bị tổn hại sức khoẻ do bức xạ và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan điểm toàn cầu chống lại vũ khí hạt nhân[1] [2]. Ý tưởng này đánh giá những hậu quả thảm khốc của vũ khí hạt nhân đã "gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống còn của con người" và đề cập đến "nỗi đau của các nạn nhân (còn gọi là Hibakusha) khi hứng chịu vũ khí hạt nhân cũng như những người bị ảnh hưởng bởi việc thử nghiệm vũ khí hạt nhân".

Hiệp ước ràng buộc các quốc gia thành viên "trong bất kỳ trường hợp nào, không bao giờ phát triển, sản xuất, chế tạo, mua lại, sở hữu hoặc dự trữ vũ khí hạt nhân hoặc các thiết bị nổ hạt nhân khác ... (hoặc) sử dụng vũ khí hạt nhân. "Hiệp ước cấm tiến hành các vụ nổ thử nghiệm vũ khí hạt nhân, chuyển nhượng kho vũ khí hạt nhân và kiểm soát chúng với bất kỳ nước nào khác. Nó cũng giống như các lệnh cấm nhận chuyển giao vũ khí hạt nhân và thừa nhận quyền kiểm soát chúng.

Hiệp ước cấm việc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, bắt buộc các quốc gia thành viên phải "không bao giờ trợ giúp, khuyến khích, hoặc bằng cách nào đó tham gia vào bất kỳ hoạt động nào bị cấm theo hiệp ước này". Điều này rõ ràng là nói tới các quốc gia nằm dưới chiếc ô hạt nhân. Một phần của hiệp ước này có thể được thực hiện như một nỗ lực để thách thức ý tưởng mở rộng ngăn chặn hạt nhân, trong đó một nước có vũ khí hạt nhân tìm cách ngăn chặn một cuộc tấn công hạt nhân chống lại một đồng minh bằng cách sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân của riêng mình để trả đũa.

Điều đáng tiếc là tất cả các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, bao gồm Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc đều từ chối tham gia vào các cuộc đàm phán của hiệp ước này. Bên cạnh đó, tất cả các nước dựa vào ô hạt nhân Mỹ, trừ Hà Lan, cũng đều từ chối tham gia đàm phán.

Giải thích về việc không tham gia cuộc đàm phán, Nhật Bản nói rằng nếu các  đàm phán tiến hành mà không có sự tham gia của các cường quốc vũ khí hạt nhân, nó sẽ làm cho sự khác biệt trong cộng đồng quốc tế trở nên sâu sắc hơn, gây khó khăn cho việc tham gia vào các cuộc đàm phán mang tính xây dựng và tin cậy.

Nhật Bản cũng cho rằng vào thời điểm Triều Tiên tiếp tục thực hiện các vụ thử vũ khí hạt nhân và thử nghiệm tên lửa đạn đạo, thì việc ngăn chặn hạt nhân của Hoa Kỳ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, nếu Nhật Bản tiếp tục phản đối hiệp ước dựa trên ý tưởng về việc cấm sử dụng vũ khí hạt nhân và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngăn chặn hạt nhân như là một chiếc ô an ninh, Triều Tiên có lý do để dựa nhiều hơn vào vũ khí hạt nhân làm đòn bẩy ngoại giao và thậm chí là để biện minh cho việc sử dụng chúng.

Nhật Bản nên lập tức tham gia vào các đàm phán của hiệp định này và góp phần xây dựng một hệ thống mà các quốc gia vũ khí hạt nhân có thể tham gia hiệp ước này trong tương lai, sau đó bắt đầu một quá trình giảm thiểu vũ khí hạt nhân và cuối cùng là loại bỏ vũ khí hạt nhân [1] [3]. Bên cạnh đó cũng cần phải chú ý rằng, với số lượng lớn các quốc gia ủng hộ, hiệp ước sẽ có một sức nặng về mặt đạo đức toàn cầu ngay cả khi không có sự tham gia của các cường quốc vũ khí hạt nhân.

Những người phản đối Hiệp ước này đã lập luận rằng nó sẽ làm suy yếu hiệu lực của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Tuy nhiên, hiệp ước này biểu thị đặc điểm của Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân (NPT) là "một nền tảng thiết yếu cho việc theo đuổi giải trừ vũ khí hạt nhân". Nhật Bản nên nỗ lực hết sức để tạo ra một hệ thống mà theo đó cả NPT và hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân toàn cầu có thể cùng tồn tại.

Hà Hậu, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

1. Japan should join negotiations to ban nuclear weapons

http://www.japantimes.co.jp/opinion/2017/06/21/editorials/japan-join-negotiations-ban-nuclear-weapons/#.WVInTuig8rg

2. Japan mulling to speak before UN nuclear ban talks

https://www3.nhk.or.jp/nhkworld/en/news/20170326_11/

http://www.fukushima-is-still-news.com/2017/03/joining-un-nuclear-ban-talks.or-not.html

3. UN official wants Japan to join anti-nuclear talks

https://www3.nhk.or.jp/nhkworld/en/news/20170325_16/

http://www.fukushima-is-still-news.com/2017/03/joining-un-nuclear-ban-talks.or-not.html

4. Japan Should Join U.N. Nuclear Arms Ban Talks

https://international.thenewslens.com/article/59419

Tin tức khác

CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7
CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7

Theo hãng tin Kyodo, ngày 19/4/2023 Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết, chatbot trí tuệ nhân tạo ChatGPT và các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI ...

VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL  TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA
VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA

Vấn đề Lãnh thổ phương Bắc/Nam Kuril đề cập tới tình trạng tranh chấp lãnh thổ phức tạp và lâu dài giữa Nhật Bản và Nga. Bài viết này đưa ra một cá ...

NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG
NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG

Vào ngày 6 tháng 1 năm 2022, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Thủ tướng Australia Scott Morrison đã tiến hành ký hiệp định hợp tác giữa hai nước ...

TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI
TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI

Quan hệ chính trị - an ninh giữa Nhật Bản và Trung Quốc luôn được đánh giá là mối quan hệ tồn tại nhiều vấn đề nhất, tốn nhiều giấy mực nhất và đượ ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn