GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

XUNG QUANH VIỆC TRIỀU TIÊN THỬ NGHIỆM TÊN LỬA XUYÊN LỤC ĐỊA ICBM NGÀY 4/7

Đăng ngày: 27-07-2017, 06:24

Ngày 4/7, Triều Tiên đã phóng thủ tên lửa đạn đạo được xem là có tầm xa nhất từ trước đến nay của nước này và tuyên bố họ đã phát triển một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có khả năng tấn công Mỹ. Ban đầu Mỹ nhận định đây là tên lửa đạn đạo tầm trung có bệ phóng từ mặt đất (IRBM) nhưng sau đó đã xác nhận tuyên bố của Triều Tiên. Tên lửa được Triều Tiên bắn ra lần này có tên gọi là Hwasong 14, đã đạt tầm bắn 934km, chạm độ cao 2802km và bay trong không gian 37 phút. Tên lửa đáp xuống vùng đặc quyền kinh tế trong phạm vi 200 hải lý của Biển Nhật Bản, trở thành tên lửa thứ 6 rơi tại đây kể từ vụ phóng tên lửa Nodong vào năm ngoái.

Lần này Triều Tiên thực hiện cách bắn để lấy cao độ, với cách bắn thông thường tên lửa loại này có thể bay 5.500 km để vươn tới Alaska. Cuộc thử nghiệm lần này là dấu mốc quan trọng trong phát triển chương trình tên lửa hạt nhân của Triều Tiên. Vụ phóng cũng làm thay đổi bản chất của mối đe dọa của Triều Tiên đối với Mỹ và đồng minh trong khu vực[1].

Vụ phóng tên lửa trên của Triều Tiên cho thấy nhà lãnh đạo Kim Jong Un của nước này đã hiện thực hóa tuyên bố trong bài phát biểu đầu năm mới rằng Bình Nhưỡng đang trong giai đoạn chuẩn bị cuối cùng để thử nghiệm một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Triều Tiên được cho là tiến hành vụ phóng mới nhất để thách thức chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump, chọn đúng mùng 4/7 là ngày Quốc khánh của nước Mỹ. Truyền thông Triều Tiên đưa tin ngay sau khi phóng tên lửa, ông Kim nói với các quan chức rằng đó là món quà dành cho nước Mỹ nhân ngày Quốc khánh.

Cộng đồng quốc tế đang đối phó với chương trình phát triển hạt nhân của Bắc Triều Tiên bằng cách kết hợp giữa gây sức ép và đối thoại. Mặc dù vậy, Triều Tiên vẫn tiếp tục tăng cường phóng tên lửa. Quan điểm của Triều Tiên là không chấp nhận lập trường vừa gây áp lực vừa đối thoại và họ cho rằng vị trí chiến lược của nước này không thay đổi. Hạt nhân và tên lửa ICBM không phải để mặc cả trên bàn hội nghị. Mỹ càng trừng phạt, Triều Tiên càng thực thi biện pháp đối phó và hoạt động này sẽ diễn ra thường xuyên hơn nữa[2].

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson phát biểu rằng thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa là một bước leo thang đe dọa mới đối với Mỹ cũng như các đồng minh và đối tác của Mỹ, và cần phải có hành động toàn cầu để ngăn chặn mối đe dọa toàn cầu này. Ông cũng kêu gọi các nước thực thi đầy đủ các nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và gia tăng sức ép đối với Triều Tiên.

Trước nguy cơ hiện hữu trên, ngày 21 tháng 7 vừa qua, Hawaii trở thành bang đầu tiên của Mỹ công bố sách hướng dẫn người dân và khách du lịch nên ứng phó như thế nào trong trường hợp tên lửa hạt nhân từ Triều Tiên bắn. Sách viết rằng tên lửa sẽ bay tới chỉ trong vài phút từ khi có cảnh báo, nếu đang ở ngoài đường phải ngay lập tức nấp vào trong tòa nhà gần nhất. Mọi người nên ở trong nhà tránh đi ra ngoài trong 14 ngày đầu tiên, trừ khi phải đi mua lương thực và nước uống, để tránh chất phóng xạ bị phát tán sau khi bom hạt nhân nổ[3].

Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng không thể vì công bố bắn tên thành công mà nói rằng ICBM đã hoàn thiện. Mỹ cần phân tích Triều Tiên thực sự sở hữu những kỹ thuật hoàn thiện ICBM hay chưa.

Mấu chốt là kỹ thuật chịu nhiệt cao hàng nghìn độ khi đầu đạn từ không gian thâm nhập trở lại tầng khí quyển với tốc độ rất lớn. Phần đầu đạn tên lửa không bị cháy và rơi xuống biển, nhưng thử nghiệm thâm nhập trở lại tầng khí quyền có thành công hay không vẫn chưa rõ. Điều quan trọng khi thâm nhập trở lại là đầu đạn cần đảm bảo không chỉ không bị biến dạng mà những chi tiết tinh vi bên trong không bị phá hủy và tiếp đó là rơi đúng mục tiêu đã xác định. Để hoàn thiện kỹ thuật này, thông thường cần thử nghiệm nhiều lần, do đó có khả năng Triều Tiên sẽ tiến hành thêm vụ thử tên lửa.

Một điều kiện để hoàn thiện ICBM là thu nhỏ đầu đạn hạt nhân, có khả năng Triều Tiên đã đạt được kỹ thuật này. Nếu hoàn thiện được vấn đề kỹ thuật thâm nhập lại tầng khí quyển, lãnh thổ Mỹ sẽ nằm trong tầm bắn của tên lửa Triều Tiên thì đây là một thực tế khó chấp nhận đối với Mỹ[4].

Về phía Nhật Bản, dự thảo Sách Trắng Phòng vệ mới đây xem tên lửa đạn đạo mà  Triều Tiên phóng đi hôm 4/7 được cho là loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) và bày tỏ quan ngại sâu sắc về chương trình phát triển tên lửa của Triều Tiên. Dự thảo báo cáo hàng năm này gọi việc tăng cường năng lực tên lửa của  Triều Tiên và chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân của nước này là "mối đe dọa ở cấp độ mới".

Thử nghiệm thành công ICBM của Triều Tiên ảnh hưởng không chỉ tới an ninh quốc gia Mỹ mà cả tới Nhật Bản. Ảnh hưởng ở đây chính là lòng tin vào chiếc ô hạt nhân của Mỹ. Nếu Triều Tiên tấn công hạt nhân Nhật Bản, Mỹ sẽ trả đũa bằng tấn công hạt nhân nên Triều Tiên không nghĩ đến việc tấn công Nhật Bản. Đó là lý luận về chiếc ô hạt nhân của Mỹ.

Thế nhưng Triều Tiên có thể tấn công lãnh thổ Mỹ bằng tên lửa xuyên lục địa thì vấn đề chiếc ô hạt nhân sẽ như thế nào. Từ việc Mỹ có thể trả đũa Triều Tiên bằng hạt nhân thay cho Nhật Bản, nay xuất hiện khả năng bản thân Mỹ phải chịu sự tấn công hạt nhân từ Triều Tiên. Bởỉ vậy, xuất hiện nghi ngờ rằng bản thân nước Mỹ có vượt qua được nguy cơ bị tấn công hạt nhân để mà bảo vệ Nhật Bản hay không.

Phan Cao Nhật Anh, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

[1]ICBM của Triều Tiên: Tên lửa mới và kỷ nguyên mới

Tài liệu tham khảo đặc biệt 20/7/2017, tr.11-12

[2]Phát biểu của Đại sứ Triều Tiên tại Việt Nam trong buổi nói chuyên tại Viện nghiên cứu Đông Bắc Á ngày 19/7/2017

[3]北朝鮮の核ミサイルに備え 米ハワイ州が対処マニュアル公表

http://www3.nhk.or.jp/news/html/20170722/k10011069341000.html?utm_int=word_contents_list-items_007&word_result=%E5%8C%97%E6%9C%9D%E9%AE%AE%E6%83%85%E5%8B%A2

[4]「ICBMの脅威 国際社会は」

http://www.nhk.or.jp/kaisetsu-blog/100/274924.html

Tin tức khác

CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7
CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7

Theo hãng tin Kyodo, ngày 19/4/2023 Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết, chatbot trí tuệ nhân tạo ChatGPT và các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI ...

VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL  TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA
VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA

Vấn đề Lãnh thổ phương Bắc/Nam Kuril đề cập tới tình trạng tranh chấp lãnh thổ phức tạp và lâu dài giữa Nhật Bản và Nga. Bài viết này đưa ra một cá ...

NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG
NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG

Vào ngày 6 tháng 1 năm 2022, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Thủ tướng Australia Scott Morrison đã tiến hành ký hiệp định hợp tác giữa hai nước ...

TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI
TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI

Quan hệ chính trị - an ninh giữa Nhật Bản và Trung Quốc luôn được đánh giá là mối quan hệ tồn tại nhiều vấn đề nhất, tốn nhiều giấy mực nhất và đượ ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn