GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

TRIỀU TIÊN BẮN TÊN LỬA QUA VÙNG TRỜI NHẬT BẢN

Đăng ngày: 1-09-2017, 02:25

Ngày 29/8, Triều Tiên phóng tên lửa theo hướng Đông từ một khu vực gần Sunan, Bình Nhưỡng, bay qua bầu trời Nhật Bản và rơi xuống bắc Thái Bình Dương, ngoài Vùng Đặc quyền kinh tế của Nhật Bản, cách mũi Erimo của Hokkaido khoảng 1.180 km. Sau khi tên lửa bắn đi, chính phủ Nhật Bản thông tin khẩn cấp bằng hệ thống cảnh báo tức thời trên toàn quốc, đồng thời kêu gọi người dân khu vực Hokkaido, Đông Bắc, Bắc Kanto tránh nạn. Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố hành động phóng tên lửa bay qua lãnh thổ Nhật Bản là một mối đe dọa nghiêm trọng, chưa từng có và gây tổn hại lớn đến an ninh, hòa bình khu vực.

Như vậy, chỉ trong vòng 4 ngày, Triều Tiên đã bắn 4 quả tên lửa. Trước đó, ngày 26/8, Triều Tiên đã phóng 3 tên lửa đạn đạo tầm ngắn từ bờ biển phía Đông ra biển. Theo Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ, tên lửa đầu tiên và thứ ba đã bay về hướng Đông Bắc khoảng 250km, tên lửa thứ hai phát nổ ngay sau khi được phóng[1].

Đây không phải là lần đầu tiên tên lửa Triều Tiên bay qua vùng trời Nhật Bản. Tháng 8 năm 1998, tên lửa Tenpodong 1 đã bay qua vùng trời Đông Bắc, một phần  rơi xuống Thái Bình Dương cách Nhật Bản khoảng 1600km. Tháng 4 năm 2009, tên lửa Ngân hà 2 một dạng cải tiến của Tenpodong 2 đã được phóng đi và bay hơn 3000km qua vùng trời Đông bắc. Tháng 12 năm 2012, Ngân hà 3 (dạng cải tiến của Tenpodong 2) được phóng bay qua vùng quần đảo Sakishima. Lần này, việc bắn tên lửa bay qua vùng trời Nhật Bản cũng không thông báo trước cho các cơ quan quốc tế giống như trường hợp Tenpodong 1 tháng 8 năm 1998.

Về chủng loại tên lửa, Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera cho rằng khả năng cao đây là loại tên lửa đạn đạo tầm trung từng bắn vào ngày 14/5, không phải với quỹ đạo “Lofted” có góc bắn rộng mà với quỹ đạo thông thường. Hỏa tinh 12 được bắn ngày 14/5 bay khoảng 800km, xa nhất có thể lên đến 2100km.

Trước Bộ trưởng Onodera, các nhà chuyên môn cho rằng với thời gian  khoảng 14 phút, bay quãng đường 2700km, độ cao lên tới 550km, khả năng lớn là tên lửa đạn đạo tầm trung Hỏa tinh 12. Địa điểm bắn lần này là Sunan, ngoại ô Bình Nhưỡng, gần với nơi Triều Tiên bắn Hỏa tinh 12 vào hồi tháng 4. Khi đó, tên lửa bay khoảng 50km rơi trong nội địa và xem là thất bại.

Triều Tiên bắn tên lửa trong bối cảnh quân đội Mỹ-Hàn đang tập trận chung mang tên “Người bảo vệ tự do Ulchi từ ngày 21-31 tháng 8. Chính quyền Bình Nhưỡng chỉ trích kịch liệt cuộc tập trận này và coi đây là hành động nhằm chuẩn bị xâm lược Triều Tiên. Trước đó, Mỹ-Nhật Bản cũng đã tập trận chung kéo dài hai tuần tại khu vực quanh Hokkaido. Hành động bắn tên lửa của Triều Tiên rõ ràng nhằm phản đối Mỹ và đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc. Ngoài ra, nó còn mang ý nghĩa  đón chào các ngày lễ lớn của Triều Tiên như kỷ niệm chính sách ưu tiên quân sự được thông qua dưới thời Kim Jong-il ngày 25/8, ngày quốc khánh 9/9 (Năm 2016 tiến hành thử nghiệm hạt nhân lần thứ 5), ngày thành lập đảng lao động Triều Tiên 10/10.

Triều Tiên không từ bỏ chương trình tên lửa và hạt nhân

Đây tiếp tục là một bước thử nghiệm của Triều Tiên trong việc triển khai chương trình hạt nhân và tên lửa. Nước này coi vũ khí hạt nhân là biện pháp tự vệ với Mỹ, sẽ không từ bỏ phát triển hạt nhân và tên lửa cho đến khi thế giới phi hạt nhân hóa. Nhưng thực tế, các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga cho đến Ấn Độ, Pakistan đều sở hữu vũ khí hạt nhân nên không có chuyện thế giới phi hạt nhân hóa.

Ngoài ra, Triều Tiên cho rằng tên lửa hạt nhân là vũ khí để thống nhất bán đảo Triều Tiên. Triều Tiên cố gắng thống nhất dân tộc Triều Tiên và quốc gia hai miền Nam-Bắc trên cơ sở loại bỏ nguy cơ can thiệp quân sự của Mỹ trên bán đảo Triều Tiên. Chủ tịch Kim Jong-un tại đại hội đảng Triều Tiên lần thứ 7 vào tháng 5 năm 2016, trong báo cáo hoạt động của Hội nghị Ủy viên Trung ương đã nói rằng: “Không thể tiếp tục chia cắt dân tộc như thế này, thế hệ của chúng ta phải thống nhất tổ quốc. Mỹ phải chấp nhận sự lớn mạnh và địa vị chiến lược của Triều Tiên là cường quốc hạt nhân hàng đầu, xóa bỏ một sai lầm của thời đại là chính sách thù địch Triều Tiên, thay Hiệp định đình chiến bằng Hiệp ước Hòa bình, phải rút quân xâm lược và trang thiết bị quân sự khỏi Hàn Quốc”[2]. Như vậy, Triều Tiên đối đầu với Mỹ, để thực hiện cuộc cách mạng vĩ đại thống nhất tổ quốc mà Kim Jong-un kêu gọi, không thể thiếu tên lửa hạt nhân.

Đồng thời, chủ tịch Kim Jong-un tăng cường thử nghiệm hạt nhân và tên lửa với ý đồ thể hiện uy thế quốc gia nhằm duy trì thể chế. Về nội chính, đối mặt với lệnh trừng phạt mới của Liên hợp quốc, sự cô lập quốc tế ngày càng sâu sắc, những tranh luận bất tận với đối thủ Mỹ, hành động này thể hiện uy lực của chính Triều Tiên để che mắt người dân.

Đầu tháng 8, Triều Tiên công bố kế hoạch tấn công khu vực xung quanh đảo Guam của Mỹ bằng 4 quả tên lửa đạn đạo tầm trung Hỏa tỉnh 12. Nhưng trước động thái tránh xung đột, thúc đẩy giải quyết hòa bình của chính quyền Trump, trước hết là Ngoại trưởng Rex Tillerson, chủ tịch Kim Jong-un tuyên bố theo dõi thêm hành động của Mỹ, dựa trên tình hình thực tế tạm thời dừng kế hoạch bắn vào đảo Guam.

Vụ thử tên lửa Hỏa tinh 12 lần này giúp Triều Tiên thể hiện khả năng tấn công Guam khi cần thiết. Đồng thời cho thấy Triều Tiên ngày càng tự tin vào kỹ thuật quân sự của mình. Đường bay của tên lửa có vẻ đã diễn ra chính xác như dự định khi bay ngang qua vùng đất Hokkaido, đi qua mũi Erimo rồi rơi xuống vùng biển cách đó 1.180km. Tuy nhiên, có thể thấy hướng bắn lần này không phải là Đông Nam (hướng phía đảo Guam), mà là hướng vào Đông Bắc, thể hiện sự phản đối tập trận chung Mỹ-Hàn, Mỹ-Nhật, nhưng cũng cho thấy Triều Tiên không muốn kích động mạnh chính quyền Donal Trump.

Làm suy yếu đồng minh Nhật-Mỹ

Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên Kim Jong-un sẽ không từ bỏ thử nghiệm tên lửa cho đến khi chế tạo được tên lửa xuyên lục địa ICBM có khả năng tấn công lãnh thổ Mỹ. Việc này sẽ ảnh hưởng đến vấn đề an ninh quốc gia Nhật Bản.

Khi an ninh quốc gia bị đe dọa, nước nào cũng ưu tiên bảo vệ mình hơn là bảo vệ nước khác. Đặc biệt, dư luận Mỹ lo sợ khả năng hiện hữu là Triều Tiên tấn công bằng hạt nhân các thành phố lớn như Los Angeles, San Francisco, thậm chí là Washington. Nếu như vậy, e ngại rằng Mỹ không thể đưa khả năng bảo vệ mạnh mẽ, gồm cả chiếc ô hạt nhân (khả năng có thể đánh trả khi đồng minh bị tấn công và xem đó như là Mỹ bị tấn công). Nhật Bản và Hàn Quốc không có sự bảo vệ của Mỹ sẽ chịu nguy hiểm hơn trước mối đe dọa từ Triều Tiên. Có nghĩa là đồng minh Nhật-Mỹ, đồng minh Mỹ-Hàn sẽ mất đi chức năng vốn có của nó[3]. Nguyên tổng biên tập báo Asahi ông Funabashi Youichi cũng từng chỉ ra rằng chiến lược xung quanh bán đảo Triều Tiên có nhiều thay đổi, có khả năng Mỹ không thể giúp Nhật Bản và Hàn Quốc bằng chiếc ô hạt nhân của mình. Đối với chính quyền Trump, nếu lòng tin vào chiếc ô hạt nhân của Mỹ bị mất đi, quan điểm sở hữu vũ khí hạt nhân ở Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ dâng cao và đây là điều Mỹ không mong muốn[4].

Mặt khác, sức ép duy nhất mà Nhật Bản có thể gây ra với Triều Tiên hiện nay là áp dụng biện pháp trừng phạt kinh tế cứng rắn hơn và tăng cường mối quan hệ liên minh với Mỹ. Hiểu được bối cảnh này, nên Triều Tiên đã gửi tới Nhật Bản một thông điệp mạnh mẽ rằng theo Mỹ sẽ không có lợi cho Nhật.

Nhật Bản cần xây dựng hệ thống đánh chặn

Nhật Bản đã không bắn hạ tên lửa vì cho rằng tên lửa không đe dọa đến lãnh thổ nước này. Tuy nhiên, điều này cũng dấy lên nghi ngờ khả năng phòng thủ tên lửa của Tokyo. Nhiều chuyên gia cho rằng Nhật Bản có thể bắn hạ tên lửa của Triều Tiên nếu các tàu khu trục Aegis được trang bị tên lửa đánh chặn SM3 Block 1 có mặt ở khu vực biển giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên do tên lửa SM3 chậm hơn Hỏa tinh 12 nên Nhật Bản chỉ có thể đánh chặn nếu phát hiện tên lửa của Triều Tiên trước khi nó bay qua vị trí các tàu chiến ở vùng biển này[5].

Bởi vậy, trước vấn đề phòng thủ tên lửa ứng phó với Triều Tiên triển khai chương trình hạt nhân và tên lửa, Nhật Bản cần nhanh chóng trang bị tên lửa điều khiển đất đối không Patriot (PAC 3) và tên lửa đánh chặn trên biển SM3 Block 2A, quyết định mua hệ thống đánh chặn Aegis Ashore trên bộ thế hệ mới. Hơn nữa, chủ động thu thập thông tin tình báo về Triều Tiên, không lệ thuộc vào Mỹ, tính toán kỹ lưỡng việc thành lập cơ quan thông tin riêng của Nhật Bản, giống như Cục tình báo trung ương CIA của Mỹ hay Viện thông tin quốc gia Hàn Quốc. Giả dụ lực lượng tự vệ sở hữu sức mạnh tấn công căn cứ địch như có tên lửa hành trình, nhưng nếu không có thông tin tình báo tin cậy xác định mục tiêu tấn công thì cũng vô tác dụng. Dù thế nào, trong khi mối đe dọa tên lửa hạt nhân của Triều Tiên gia tăng, vấn đề mang tính lịch sử của Nhật Bản còn lại sau chiến tranh như chiếc ô hạt nhân và điều 9 Hiến pháp đang cần được xem xét.

Dự đoán tình hình sắp tới

Cơ quan thông tin Hàn Quốc, Viện thông tin quốc gia báo cáo với quốc hội rằng kết quả phân tích cho thấy Triều Tiên đã hoàn tất chuẩn bị cho việc thử nghiệm hạt nhân tại vùng Punggyeri, khu vực Đông Bắc nước này. Bởi vậy, dự đoán Triều Tiên sẽ nỗ lực nhanh chóng thử nghiệm hạt nhân lần thứ 6. Giống như năm ngoái, có khả năng thử nghiệm sẽ diễn ra ngày 9/9.

Ngoài ra, báo Lao động ra ngày 23/8 của Triều Tiên thông báo về tình hình thị sát Viện Khoa học Quốc phòng của Chủ tịch Kim Jong-un. Khi đó, ông công khai nói rằng có khả năng thử nghiệm tên lửa đạn đạo bắn từ tàu ngầm (SLBM) thế hệ mới Sao Bắc cực 3 và tên lửa 3 tầng Hỏa tinh 13. Đặc biệt, chủ tịch Kim Jong-un nỗ lực hết sức thúc đẩy phát triển Hỏa tinh 13 là loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có tầm bắn tối đa 12.000km[6]. Đây là tầm bắn có khả năng tấn công khu vực phía Đông nước Mỹ như Washington hay NewYork, nên dự luận quốc tế đang đổ dồn sự chú ý xem Triều Tiên có bắn thử nghiệm loại này hay không.

Phan Cao Nhật Anh, Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á


[1]Đằng sau động thái khiêu khích mới của Triều Tiên

Thông tấn xã Việt Nam, Tin tham khảo thế giới ngày 28-08-2017, tr.7

[2]北朝鮮がICBMを開発すれば日米同盟は弱まる

http://toyokeizai.net/articles/-/176165

[3]「北朝鮮ICBM保有で日米同盟弱まる」米WSJ編集長(22/5/2017)

http://www.asahi.com/articles/ASK5K6F3BK5KUTFK01H.html

[4]北朝鮮がICBMを開発すれば日米同盟は弱まる

http://toyokeizai.net/articles/-/176165

[5]Triều Tiên đạt được nhiều mục tiêu sau vụ phóng tên lửa mới nhất

Thông tấn xã Việt Nam, Tin tham khảo thế giới 31/08/2017, tr.17

[6]北朝鮮、「弾道ミサイル日本列島超え」の意図

http://toyokeizai.net/articles/-/186313

 

Tin tức khác

CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7
CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7

Theo hãng tin Kyodo, ngày 19/4/2023 Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết, chatbot trí tuệ nhân tạo ChatGPT và các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI ...

VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL  TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA
VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA

Vấn đề Lãnh thổ phương Bắc/Nam Kuril đề cập tới tình trạng tranh chấp lãnh thổ phức tạp và lâu dài giữa Nhật Bản và Nga. Bài viết này đưa ra một cá ...

NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG
NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG

Vào ngày 6 tháng 1 năm 2022, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Thủ tướng Australia Scott Morrison đã tiến hành ký hiệp định hợp tác giữa hai nước ...

TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI
TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI

Quan hệ chính trị - an ninh giữa Nhật Bản và Trung Quốc luôn được đánh giá là mối quan hệ tồn tại nhiều vấn đề nhất, tốn nhiều giấy mực nhất và đượ ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn