GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

VIỆC DU HỌC NƯỚC NGOÀI CỦA SINH VIÊN NHẬT BẢN HIỆN NAY

Đăng ngày: 20-11-2017, 16:44

Hiện nay, số lượng sinh viên Nhật Bản ra nước ngoài du học ngày một giảm. Trước đây, vào năm 2013, Nội các  Nhật Bản đã đặt ra mục tiêu tăng gấp đôi số lượng người học tập ở nước ngoài vào năm 2020, nâng số sinh viên du học bậc đại học từ 60.000 lên 120.000 và số học sinh trung học từ 30.000 lên 60.000. Chính phủ muốn tặng lượng sinh viên du học nhiều hơn nữa bởi các công ty Nhật Bản mở rộng hoạt động ở nước ngoài đang nỗ lực tìm kiếm đủ công nhân với khả năng ngôn ngữ và kinh nghiệm quốc tế. Để đạt được mục tiêu này, Bộ Giáo dục Văn hoá Thể thao Khoa học và Công nghệ (MEXT) đã đưa ra sáng kiến"Tobitate! (Leap for Tomorrow)", trong đó dùng tiền của chính phủ và các khoản đóng góp của công ty tài trợ 10.000 suất học bổng cho sinh viên đại học và cao học du học nước ngoài.

Học sinh đang dành quá nhiều thời gian để tìm kiếm trước khi quyết định, vì vậy những nỗ lực của chính phủ hiện nay giống như một "mớ bòng bong". Theo số liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế trích dẫn bởi MEXT, số người Nhật học tại các trường đại học nước ngoài đã giảm từ 60.138 trong năm 2012 xuống còn 53.197 vào năm 2014. Số lượng đã giảm 36% so với 82.945 lưu học sinh của năm 2004. Dữ liệu điều tra của MEXT cho thấy số học sinh trung học học ở nước ngoài giảm 15% trong giai đoạn 2013-2015. Người phát ngôn của MEXT khẳng định chính phủ hoàn toàn không có kế hoạch hạ thấp mục tiêu là 180.000 học sinh.

Nhưng đối mặt với chỉ số OECD đang giảm dần, MEXT nhấn mạnh vào những con số khả quan hơn. Ví dụ: tờ rơi Tobitate dựa vào dữ liệu từ Tổ chức hỗ trợ sinh viên Nhật Bản (JASSO), cơ quan gần như tự chịu trách nhiệm về học bổng và khoản vay của sinh viên. JASSO đã thu hút 84.456 sinh viên Nhật học tại các trường đại học nước ngoài vào năm 2015, tăng hơn con số 36.000 sinh viên trong năm 2009. JASSO đã tính bao gồm những học sinh tham gia trao đổi tại các trường đại học và cao đẳng ở nước ngoài, trong đó có cả các khoá học ngắn hạn, trao đổi văn hoá và nghiên cứu.

Nhưng hiện nay, những khóa học dưới một tháng chiếm gần như tất cả sự gia tăng số lượng của JASSO. Trong khoảng từ năm 2009 đến năm 2015, tỷ lệ người Nhật học tập ở nước ngoài chưa đầy một tháng tăng từ 46% lên 61%. Theo số liệu của JASSO năm 2015, chỉ hơn một năm lượng số người Nhật học ở nước ngoài đã ít hơn 2.000 người .

Một người cán bộ của JASSO thừa nhận rằng những chuyến đi ba ngày hai ngày tới một trường đại học nước ngoài sẽ được tính vào số liệu thống kê của JASSO miễn là nó dành cho nghiên cứu, kinh nghiệm liên văn hóa hoặc học ngôn ngữ. JASSO cung cấp ngân sách cho các chuyến đi ngắn nhất là tám ngày.

Theo bà Yukiko Shimmi, trợ lý giáo sư và cố vấn giáo dục quốc tế tại Đại học Hitotsubashi, sự gia tăng của các khóa học ngắn hạn ở nước ngoài là do JASSO chủ yếu tài trợ cho các khóa học ngắn hạn ở nước ngoài. Bà giả thích rằng chính phủ đã không hỗ trợ nhiều cho sinh viên làm nghiên cứu dài hạn ở nước ngoài, đặc biệt là đối với những người tìm kiếm bằng cấp ở các trường đại học nước ngoài ở trình độ đại học.

Ngoài các lý do về tài chính, người Nhật không thấy hứng thú khi du học tại nước ngoài bởi học trình bận rộn, việc phải dành thời gian cho các câu lạc bộ, việc làm bán thời gian và học tập để có được những chứng chỉ hữu ích khi săn việc. Các điểm kiểm tra trình độ ngôn ngữ cao cần thiết cho nghiên cứu dài hạn ở nước ngoài  là một rào cản đáng kể. Chính phủ cũng phải tính đến nhân khẩu học hay là các hồ sơ tiềm năng của các ứng cử viên du học của Nhật Bản[1].

Tuy nhiên, không thể phủ nhận lợi ích của việc du học dài hạn ở nước ngoài đối với sinh viên Nhật Bản. Một trong những ảnh hưởng của việc du học nước ngoài của người Nhật đó là vấn đề phát triển kỹ năng mới, cũng như là đúc rút những kinh nghiệm hữu ích. Theo kết quả điều tra, những người Nhật Bản đi tu nghiệp nước ngoài đã chỉ ra rằng họ đã tích lũy được những kỹ năng phong phú, đúc rút từ những trải nghiệm của họ tại nước ngoài như là, năng lực ngoại ngữ, năng lực tương thích với các nền văn hóa khác và cả những kiến thức sâu rộng về các nước khác. Dựa trên việc tự đánh giá, ở một mức độ so sánh, những sinh viên không đi du học không tự tin đối với những kỹ năng này. Thêm nữa, những sinh viên đã đi du học nhận ra rằng họ đã nâng cao được những kỹ năng xã hội nói chung như là kỹ năng giao tiếp, khả năng ứng phó đối với các quyết định và khả năng linh hoạt trong cuộc sống. Đây là điều mà họ nhận được hơn hẳn đối với những sinh viên không đi du học. Những kỹ năng xã hội đó là vô cùng hữu dụng đối với những người sống và làm việc trong môi trường hiện đại, văn minh. Nhưng nó không đi kèm với những trải nghiệm du học nước ngoài. Mặc dù các kỹ năng xã hội có thể được phát triển khi học tại các trường đại học trong nước, song những nghiên cứu gần đây lại chỉ ra rằng những kinh nghiệm du học ở nước ngoài có ảnh hưởng đáng kể tới việc phát triển những kỹ năng này.

Thứ hai, những kinh nghiệm du học có thể có ảnh hưởng lớn đến tri giác, nhận thức và cả thái độ của sinh viên. Nghiên cứu chỉ ra rằng, các ứng viên du học đã nhận ra nhiều thay đổi hơn là những sinh viên ở trong nước, đặc biệt trong việc nâng cao sự tự nhận thức việc họ đã chịu ảnh hưởng của nền văn hóa bản địa (văn hóa Nhật Bản) như thế nào, ích lợi lớn từ các vấn đề và các mối quan hệ quốc tế và tăng cường khả năng hòa đồng với những người từ nhiều nền văn hóa khác nhau.

Theo những người được phỏng vấn, người đã từng học tại nước ngoài thường xuyên có sự tương tác với những người từ nhiều nền văn hóa khác nhau trong cuộc sống hàng ngày khi họ ở nước ngoài. Trong các cuộc phỏng vấn tiếp theo, những người nghiên cứu ở nước ngoài báo cáo rằng họ thường xuyên giao lưu với người dân từ các quốc gia và nền văn hoá khác nhau trong cuộc sống hàng ngày của họ trong khi ở nước ngoài, một xu hướng khó khăn với một nước có tính đồng nhất chủ yếu như Nhật Bản. Thông qua những tương tác với những người có nguồn gốc văn hoá khác nhau, họ đã có những suy nghĩ về bản sắc dân tộc và nâng cao nhận thức về quan hệ quốc tế và sự hiểu biết liên văn hoá. Những thay đổi này có thể được xem như là những trải nghiệm biến đổi, xác nhận rằng một tham khảo đơn lẻ không phải lúc nào cũng áp dụng được trong các môi trường khác nhau. Sống và học tập ở nước ngoài cùng với những tương tác với người từ các nền văn hoá khác nhau trong môi trường nước ngoài biến đã thay đổi cái nhìn của sinh viên về những điều quan trọng đối với cuộc sống của họ trong thời gian dài.

Thứ ba, một trong những tác động khác của việc du học ở nước ngoài là sự ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp. Ở Nhật, sinh viên đại học thường tìm kiếm việc làm tại một công ty lớn hoặc các vị trí như một công chức để bảo đảm cuộc sống ổn định với thu nhập khá. Tuy nhiên, với những kinh nghiệm ở nước ngoài thì khuynh hướng này dường như đã thay đổi. Những cá nhân có kinh nghiệm ở nước ngoài có khuynh hướng lựa chọn con đường sự nghiệp bằng cách kiểm tra một cách thận trọng hơn liệu công việc có phù hợp với họ hay không. Theo nghiên cứu, các cá nhân nghiên cứu ở nước ngoài báo cáo mức độ hài lòng cao hơn với cuộc sống làm việc của họ so với những người đã học và tốt nghiệp tại các trường đại học Nhật Bản. Thu nhập trung bình của những người học ở nước ngoài cũng cao hơn so với những người khác, mặc dù đã có các biến thể riêng lẻ. Trong các cuộc phỏng vấn tiếp theo, nhiều người có kinh nghiệm ở nước ngoài chỉ ra rằng họ đã chọn công việc của họ vì công việc cho phép họ áp dụng các kỹ năng và kinh nghiệm thu được từ việc học tập ở nước ngoài cho sự nghiệp của họ. Thông qua sự tham gia vào việc hoàn thành nghề nghiệp và tăng khả năng áp dụng nhiều kỹ năng và kinh nghiệm hơn cho công việc của họ, việc học tập ở nước ngoài đã làm phong phú thêm cuộc sống của người tham gia sau nhiều năm trải nghiệm ở nước ngoài.

Nghiên cứu hiện tại cho thấy kinh nghiệm ở nước ngoài có ảnh hưởng tích cực và lâu dài đối với sinh viên Nhật Bản trong việc phát triển kỹ năng, thay đổi nhận thức và lựa chọn nghề nghiệp hoàn thành. Các phát hiện từ nghiên cứu hiện tại phản ánh kết quả của các nghiên cứu khác được thực hiện ở Hoa Kỳ và Châu Âu cho thấy những kinh nghiệm nghiên cứu ở nước ngoài đã có ảnh hưởng lâu dài đến người tham gia.

Mặc dù tác động của việc du học ở nước ngoài là tích cực, nhưng với những người chưa từng tham gia thì thật khó để hình dung được. Bởi không nhận thức được lợi ích của việc du học nên họ có thể bỏ qua và không xem xét đến việc du học nước ngoài. Những lợi ích được ghi nhận cần được truyền đạt liên tục và rõ ràng hơn cho những người Nhật Bản trẻ tuổi, đặc biệt là những người không có kinh nghiệm quốc tế hoặc không có gia đình hoặc bạn bè có thể thảo luận về giá trị sống ở nước ngoài. Cơ hội lắng nghe những kinh nghiệm của những người đã trở về Nhật sau khi ra nước ngoài sẽ có hiệu quả nhất trong lĩnh vực này.

Cuối cùng, cần phải có sự hỗ trợ liên tục của chính phủ, đặc biệt là đối với những chương trình du học dài hạn. Gần đây, số học ngắn hạn ở nước ngoài (ngắn hơn ba tháng) đang gia tăng do các học bổng của chính phủ dành cho loại hình học tập này cùng với cơ sở hạ tầng tăng lên để khuyến khích và hỗ trợ học tập ở nước ngoài tại các trường đại học Nhật Bản. Tuy nhiên, số người Nhật học ở nước ngoài hơn ba tháng đã giảm từ năm 2004. Cần phải kiểm tra những trở ngại về cấu trúc trong xã hội Nhật Bản và cần phải nỗ lực khắc phục. Hệ thống hỗ trợ để khuyến khích sinh viên du học ngắn hạn cần được bổ sung thêm, và những chương trình du học dài hạn cũng cần được phát triển hơn nữa.

Nguyễn Thị Ngọc Anh, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

[1] More Japanese may be studying abroad, but not for long

https://www.japantimes.co.jp/community/2017/08/09/issues/japanese-may-studying-abroad-not-long/#.Wf0g21u0PIU

[2] Longterm Impact of Studying Abroad for Japanese Students

https://www.japantimes.co.jp/community/2017/08/09/issues/japanese-may-studying-abroad-not-long/#.Wf0g21u0PIU

 

Nguồn tin tham khảo

1. More Japanese may be studying abroad, but not for long

https://www.japantimes.co.jp/community/2017/08/09/issues/japanese-may-studying-abroad-not-long/#.Wf0g21u0PIU

2.  Longterm Impact of Studying Abroad for Japanese Students

https://www.japantimes.co.jp/community/2017/08/09/issues/japanese-may-studying-abroad-not-long/#.Wf0g21u0PIU

3. Why Don't More Japanese Students Study Abroad?

https://www.voanews.com/a/japanese-students-study-abroad/4064762.html

Tin tức khác

CHỮ HÁN “KIM” ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ CHỮ HÁN NĂM 2024 CỦA NHẬT BẢN
CHỮ HÁN “KIM” ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ CHỮ HÁN NĂM 2024 CỦA NHẬT BẢN

Ngày 12/12, Hiệp hội Kiểm tra năng lực chữ Hán (Kanji) của Nhật Bản đã chính thức công bố chữ Hán của năm 2024 là "Kim" (金). Đây là lần thứ năm t ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Tuy nhiên, vấn đề này không đơn giản. Về các “giả thuyết” mà Higashino đã đề cập ở trên, nghiên cứu tiếp theo của của Takayuki Tanaka trong cuốn “U ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Điểm mấu chốt ở đây là bối cảnh các chuyến viếng thăm của các tăng sư như Phật Triết. Tại đây có câu chuyện lịch sử thú vị liên quan đến các sứ thầ ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Cách thời điểm kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Việt Nam đúng 10 năm, vào mùa hè (từ ngày 7/7 đến 22/9) năm 2013, nhân kỷ niệm 40 năm t ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn