GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

ĐÓNG GÓP CỦA CÔNG NGHIỆP ANIME ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN HIỆN NAY

Đăng ngày: 26-01-2018, 04:02

Anime được coi là một trong những ngành công nghiệp văn hóa xuất khẩu lớn của Nhật Bản, các tác phẩm Anime được phát hành dưới nhiều dạng, như: phát sóng trên ti vi, phát hành tại các phòng vé, internet, điện thoại, đĩa DVD,... chuyển nhượng bản quyền cho sản xuất phim điện ảnh và game. Theo Hiệp hội Anime Nhật Bản (AJA) đã công bố trong “Báo cáo Ngành công nghiệp Anime 2015”, tổng doanh thu thị trường của ngành công nghiệp Anime năm 2014 đạt 1.629,9 tỷ Yên (trong khi đó GDP năm 2014 của Nhật Bản đạt 489,6 nghìn tỷ yên, Việt Nam đạt 18,4 nghìn tỷ yên (184 nghìn tỷ USD). Năm 2016, doanh thu ngành này đạt 2 nghìn 900 tỷ yên (GDP năm 2016 của Nhật Bản là khoảng 528 nghìn tỷ yên, doanh thu từ thị trường ngành công nghiệp Content đạt khoảng 12 nghìn tỷ yên). Đây là ngành công nghiệp được Bộ Công nghiệp và Kinh tế; Bộ Văn hóa, Giáo dục Nhật Bản nhận định là một trong những ngành mũi nhọn của công nghiệp văn hóa hiện nay.

Khác hẳn với điện ảnh, Anime của Nhật Bản được đánh giá cao tại quốc gia trên thế giới, không chỉ ở Châu Á, mà ở cả các nước Châu Âu, Châu Mỹ, bởi kỹ thuật chế tác đạt tới trình độ cao, thể hiện sự tâm huyết, tỉ mẩn cả các họa sĩ để đạt được nhưng khung hình đẹp, biểu cảm nhân vật tốt, sự đa dạng và phong phú từ nội dung đến thể loại, hình vẽ sống động, đề tài hấp dẫn, miêu tả chân thực, kết hợp với yếu tố công nghệ cao, nên tạo ra những sản phẩm luôn hấp dẫn lứa tuổi thanh, thiếu niên và nhi đồng toàn thế giới. Anime cùng với Manga có được một lượng “fans” trẻ đông đảo ở khắp các châu lục, Anime Nhật bản chiếm khoảng 60% số lượng phim hoạt hình sản xuất trên toàn thế giới[1]. Nó luôn được coi là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của xuất khẩu văn hóa bởi nhiều lý do.Thứ nhất, đây là lĩnh vực gián tiếp mang lại nhiều lợi ích cho các ngành kinh tế khác, nó được các nhà kinh tế ví như là một phương tiện marketing thời hiện đại. Ví dụ, như đối với ngành công nghiệp thời trang, do sự phổ cập của Manga và Anime mà thời trang cosplay, thời trang đường phố Harajuku, được hình thành và phổ cập rộng khắp trên nhiều nước, nhiều ý tưởng cho thời trang ứng dụng cuộc sống sinh hoạt đời thường có nguồn gốc từ thời trang của các nhân vật trong Manga và Anime. Nhờ Anime và Manga, ngành du lịch và hệ thống các nhà hàng Nhật Bản,… đã thu hút một lượng khách đáng kể. Chính vì vậy, cùng với Manga, công nghiệp Anime luôn được coi là ngành mở đường và gián tiếp mang lại những lợi ích cho các ngành công nghiệp khác khi mở rộng thị trường xuất khẩu ra nước ngoài. Giống như một số ngành công nghiệp văn hóa khác, từ năm 2000 đến năm 2005, kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp Anime của Nhật Bản luôn ở mức tăng trưởng. Năm 2002, đạt 1.203,7 tỷ yên; năm 2005 tăng lên 1.685,1 tỷ yên; năm 2006 giảm hơn một chút đạt 1.681,5 tỷ yên; sau đó liên tục giảm năm 2009 chỉ đạt 821,9 tỷ yên; năm 2010 tăng lên một chút, năm 2011 chỉ đạt 855,1 tỷ yên. Vào năm 1981, trung bình một tuần có hơn 100 chương trình hoạt hình trên các kênh truyền hình của Nhật Bản. Báo cáo của AJA cũng công bố số lượng phim sản xuất tăng từ 124 bộ năm 2000 lên đến 306 bộ năm 2006, sau đó giảm xuống còn 288 bộ năm 2008[2]. Theo thống kê của Viện Nghiên cứu phát triển của truyền thông đại chúng, qui mô của thị trường Anime của Nhật Bản năm 2003 đạt khoảng 190 tỷ yên, bao gồm doanh thu từ các phòng chiếu, cho thuê và bán video, DVD Anime. Riêng trong năm này có 20.659.179 người (khoảng 1/6 dân số) đến rạp xem phim hoạt hình, không kể xem trên các kênh truyền hình.

Theo báo cáo năm 2016 và 2017 của Hiệp hội Phim ảnh Nhật Bản thì qui mô thị trường Anime của Nhật Bản năm 2002 đạt 1.094,8 tỷ yên (tổng thu nhập từ: (1) Kênh truyền hình, (2)  Phòng vé (rạp), (3) Video, (4) Các đại lý, (5) Sản phẩm liên quan đến Anime, (6) Âm nhạc, (7) Xuất khẩu, (8) Trò chơi liên quan đến Anime, (9) các hình thức giải trí có liên quan); Năm 2003 thị trường Anime có giảm xuống 1.118,7 tỷ yên; Năm 2006 đạt 1.379,8 tỷ yên; Năm 2009 giảm xuống 1.254,2 tỷ yên; Từ năm 2010 qui mô thị trường Anime liên tục tăng đến năm 2016 đạt 2.000,9 tỷ yên (biểu 1).

Biểu 1: Biến động của thị trường Anime Nhật Bản từ năm 2005 đến năm 2016

ĐÓNG GÓP CỦA CÔNG NGHIỆP ANIME ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN HIỆN NAY

Nguồn: 一般社団法人日本動画協会(2017). アニメ産業レポート2016,2017. (Báo cáo về Công nghiệp Anime năm 2016,2017)[3]

Theo công bố báo cáo kết quả phân tích thị trường Anime của Viện Nghiên cứu Phát triển Truyền thông Nhật Bản (MDRI), thị trường Anime trong và ngoài nước tại Nhật Bản đã đạt 2.428 tỷ yên năm 2013. Theo Viện này, năm 2006 doanh thu của ngành đạt 241,5 tỷ yên; Năm 2014 tăng cao đạt 2.792 tỷ yên; Năm 2015 đạt 2.520 tỷ yên (biểu 2). Những con số này bao gồm cả các tác phẩm Anime do Nhật Bản chế tác và các tác phẩm hoạt hình của nước ngoài được bán hoặc phân phối ở Nhật Bản. Kết quả bao gồm hoạt hình sân khấu, bán video gia đình và cho thuê phim hoạt hình, hoạt hình truyền hình và phân phối trực tuyến.

Biểu 2: Qui mô thị trường Anime Nhật Bản và Anime nước ngoài được trình chiếu  ở Nhật Bản từ 2010- 2015

Đơn vị tỷ yên

ĐÓNG GÓP CỦA CÔNG NGHIỆP ANIME ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN HIỆN NAY

Nguồn: 株式会社メディア開発総研(2016)アニメーション市場規模の推移1970-2015年(Biến động của qui mô thị trường Anime)[4]

Hiện nay ở Nhật Bản có  khoảng hơn 600 công ty chế tác Anime, 87,1% các công ty này có trụ sở tại Tokyo. Cùng với manga, game, truyền hình,... ngành công nghiệp Anime đã mang lại công việc và thu nhập cho khoảng 50 nghìn người[5]. Là một trong những ngành trọng tâm của ngành công nghiệp văn hóa tại Nhật Bản.

Nếu so sánh với GDP của Nhật Bản hàng năm, chúng ta thấy tống doanh thu của ngành công nghiệp Anime từ giữa năm 2000 đến nay luôn chiếm khoảng 4 – 5% GDP của nước này (bảng 1)

Bảng 1: So sánh nền qui mô nền công nghiệp Anime với GDP

ĐÓNG GÓP CỦA CÔNG NGHIỆP ANIME ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN HIỆN NAY

Nguồn: 日本のGDPの推移

http://ecodb.net/country/JP/imf_gdp.html

 

Hạ Thị Lan Phi, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á


[1]JETRO(2005). Japan Animation Industry Trends (Industrial Report)

https://www.jetro.go.jp/ext_images/en/reports/market/pdf/2005_35_r.pdf. Truy cập 10/11/2017

[2], [3]一般社団法人日本動画協会(2017). アニメ産業レポート2016,2017. (Báo cáo về Công nghiệp Anime năm 2016, 2017)

http://aja.gr.jp/jigyou/chousa/sangyo_toukei. Truy cập ngày 10/11/2017

[4]株式会社メディア開発総研(2016)アニメーション市場規模の推移1970-2015年(Biến động của qui mô thị trường Anime)

http://www.mdri.co.jp/review/data/2015Anime.pdf. Truy cập ngày 10/11/2017

[5]知的財産戦略推進事務局(2015) クールジャパン産業の市場や外国人の 労働・就業等の状況 (Tình hình người lao động nước ngoài và thị trường Công ngiệp Cool Japan.

http://www.cao.go.jp/cool_japan/kaigi/jinzai/3/pdf/siryou1-2.pdf#search=%27%E7%9F%A5%E7%9A%84%E8%B2%A1%E7%94%A3%E6%88%A6%E7%95%A5%E6%8E%A8%E9%80%B2%E4%BA%8B%E5%8B%99%E5%B1%80%282015%29+%E3%82%AF%E3%83%BC%E3%83%AB%E3%82%B8%E3%83%A3%E3%83%91%E3%83%B3%E7%94%A3%E6%A5%AD%E3%81%AE%E5%B8%82%E5%A0%B4%E3%82%84%E5%A4%96%E5%9B%BD%E4%BA%BA%E3%81%AE+%E5%8A%B4%E5%83%8D%E3%83%BB%E5%B0%B1%E6%A5%AD%E7%AD%89%E3%81%AE%E7%8A%B6%E6%B3%81%27

 

Tài liệu tham khảo

1. 一般社団法人日本動画協会(2017). アニメ産業レポート2016,2017. (Báo cáo về Công nghiệp Anime năm 2016,2017). http://aja.gr.jp/jigyou/chousa/sangyo_toukei. Truy cập ngày 10/11/2017

2. 株式会社メディア開発総研(2016)アニメーション市場規模の推移1970-2015年(Biến động của qui mô thị trường Anime). http://www.mdri.co.jp/review/data/2015Anime.pdf. Truy cập ngày 10/11/2017

3. 知的財産戦略推進事務局(2015) クールジャパン産業の市場や外国人の 労働・就業等の状況 (Tình hình nhân công lao động nước ngoài và thị trường Công ngiệp Cool Japan.

http://www.cao.go.jp/cool_japan/kaigi/jinzai/3/pdf/siryou1-2.pdf#search=%27%E7%9F%A5%E7%9A%84%E8%B2%A1%E7%94%A3%E6%88%A6%E7%95%A5%E6%8E%A8%E9%80%B2%E4%BA%8B%E5%8B%99%E5%B1%80%282015%29+%E3%82%AF%E3%83%BC%E3%83%AB%E3%82%B8%E3%83%A3%E3%83%91%E3%83%B3%E7%94%A3%E6%A5%AD%E3%81%AE%E5%B8%82%E5%A0%B4%E3%82%84%E5%A4%96%E5%9B%BD%E4%BA%BA%E3%81%AE+%E5%8A%B4%E5%83%8D%E3%83%BB%E5%B0%B1%E6%A5%AD%E7%AD%89%E3%81%AE%E7%8A%B6%E6%B3%81%27


 


Tin tức khác

CHỮ HÁN “KIM” ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ CHỮ HÁN NĂM 2024 CỦA NHẬT BẢN
CHỮ HÁN “KIM” ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ CHỮ HÁN NĂM 2024 CỦA NHẬT BẢN

Ngày 12/12, Hiệp hội Kiểm tra năng lực chữ Hán (Kanji) của Nhật Bản đã chính thức công bố chữ Hán của năm 2024 là "Kim" (金). Đây là lần thứ năm t ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Tuy nhiên, vấn đề này không đơn giản. Về các “giả thuyết” mà Higashino đã đề cập ở trên, nghiên cứu tiếp theo của của Takayuki Tanaka trong cuốn “U ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Điểm mấu chốt ở đây là bối cảnh các chuyến viếng thăm của các tăng sư như Phật Triết. Tại đây có câu chuyện lịch sử thú vị liên quan đến các sứ thầ ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Cách thời điểm kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Việt Nam đúng 10 năm, vào mùa hè (từ ngày 7/7 đến 22/9) năm 2013, nhân kỷ niệm 40 năm t ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn