GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

TRANH CHẤP LÃNH THỔ GÂY CĂNG THẲNG TRONG QUAN HỆ NHẬT – TRUNG – HÀN

Đăng ngày: 20-02-2018, 16:37

Nhật Bản và Trung Quốc từ lâu đã có tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku không có người sinh sống. Các hòn đảo này hiện do Nhật Bản kiểm soát, tuy nhiên Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền. Chỉ trong 2 tuần đầu năm 2018, đã 2 lần tàu Trung Quốc đi vào vùng biển quanh đảo tranh chấp với Nhật. Hành động xâm nhập vùng biển Nhật Bản đầu tiên của tàu hải cảnh Trung Quốc trong năm 2018 là vào ngày 7/1 và lần thứ 2 là vào ngày 11/1/2018 khi Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết đã phát hiện tàu khu trục nhỏ của Trung Quốc tiến vào vùng biển gần quần đảo tranh chấp. Phía Nhật Bản sau khi phát hiện đã lên tiếng phản đối Trung Quốc, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh tránh các hành động có thể cản trở mục tiêu cải thiện quan hệ song phương Nhật - Trung. Tàu Trung Quốc đã không xâm nhập lãnh hải của Nhật Bản và rời khỏi khu vực gần quần đảo Senkaku vào chiều ngày 11/1. Phát biểu tại buổi họp báo, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đã nhấn mạnh rằng: Nhật Bản muốn hối thúc mạnh mẽ Trung Quốc không làm bất cứ điều gì cản trở việc cải thiện các quan hệ song phương. Vụ trưởng Vụ các vấn đề châu Á và châu Đại dương thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản, ông Kenji Kanasugi cũng đã gặp Đại sứ Trung Quốc tại Tokyo Trình Vĩnh Hoa để bày tỏ mối quan ngại về vụ việc này. Về phần mình, ông Trình nhắc lại lập trường của Trung Quốc đối với quần đảo tranh chấp rằng: Trung Quốc luôn bác bỏ những chỉ trích của Nhật Bản đối với các hoạt động tuần tra của Trung Quốc ở khu vực này, đồng thời nhấn mạnh rằng các tàu của Trung Quốc có quyền hoạt động ở nơi mà Bắc Kinh coi là vùng thuộc lãnh hải của Trung Quốc[1].

Rõ ràng những hành động trên từ phía Trung Quốc đã gây ra mối quan ngại cho Nhật Bản. Mặc dù, thời gian qua quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á này được cho là có dấu hiệu cải thiện vào cuối năm khi hai bên đã có những phát biểu mang tính tích cực nhằm hàn gắn quan hệ nhưng hiện tại vẫn còn căng thẳng.

Ngày 25/1, Nhật Bản đã tiến hành mở cửa một viện bảo tàng ở trung tâm thủ đô Tokyo để trưng bày các hiện vật khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Nhật Bản đối với hòn đảo đang xảy ra tranh chấp với hai quốc gia láng giềng là Hàn Quốc và Trung Quốc. Tại bảo tàng, Nhật Bản cho trưng các tài liệu và hình ảnh của hai hòn đảo đó là: đảo Senkaku, đảo do Nhật Bản kiểm soát, Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền với gọi là Điếu Ngư; và đảo Takeshima, do Hàn Quốc kiểm soát với tên gọi là đảo Dokdo. Bộ trưởng phụ trách vấn đề chủ quyền lãnh thổ của Nhật Bản, ông Tetsuma Esaki nói trong buổi lễ khai trương bảo tàng rằng: các tài liệu về các hòn đảo tranh chấp chính là cơ sở quan trọng để mọi người trong và ngoài nước hiểu rõ hơn về lập trường và chủ quyền lãnh thổ của Nhật Bản. Cùng ngày, phía Hàn Quốc đã đưa ra ý kiến phản đối việc mở bảo tàng trên và yêu cầu Nhật Bản đóng cửa. Năm 2012, Hàn Quốc cũng mở một viện bảo tàng ở trung tâm Seoul để khẳng định chủ quyền đối với đảo Dokdo. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, ông Noh Kyu-duk tuyên bố: Nhật Bản cần ngay lạp tức chấm dứt những tuyên bố bất hợp lý đối với quần đảo Dokdo và khẳng định Dokdo thuộc chủ quyền của Hàn Quốc [2].

Phía Trung Quốc cũng bày tỏ sự phản đối sau khi Nhật Bản tiến hành mở bảo tàng triển lãm về đảo tranh chấp. Ngày 26/1 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nêu rõ Trung Quốc không hài lòng với hành động của Nhật Bản, đồng thời nhấn mạnh cho dù Nhật Bản có làm gì đi chăng nữa cũng không thể  thay đổi được sự thật là quần đảo này thuộc lãnh thổ của Trung Quốc. Đồng thời, Bắc Kinh kiên quyết bảo vệ chủ quyền đối với vùng lãnh thổ trên biển trong đó có đảo Điếu Ngư [3].

Đáp lại các động thái trên, cùng ngày 26/1, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề lãnh thổ của Nhật Bản Tetsuma Esaki đã bác bỏ yêu cầu của Seoul đòi đóng cửa bảo tàng. Ông Tetsuma Esaki nhấn mạnh: Takeshima là lãnh thổ Nhật Bản về mặt lịch sử và luật pháp quốc tế. Những chỉ trích của Hàn Quốc không có giá trị [4].

Liên quan đến vùng biển tranh chấp, mới đây ngày 5/2, Tokyo đã trao công hàm cho phía Hàn Quốc phản đối về việc lá cờ Olympic có in hình ảnh quần đảo đang tranh chấp với Nhật Bản. Hai đội Triều Tiên và Hàn Quốc đồng ý diễu hành chung dưới một ngọn cờ thống nhất tại lễ khai mạc Olympic mùa đông ở PyeongChang, Hàn Quốc, vào ngày 9/2 sắp tới đây và lập chung một đội tuyển nữ để thi đấu môn khúc côn cầu trên băng. Lá cờ này có một chấm xanh, tượng trưng cho quần đảo Takeshima/Dokdo. Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga tuyên bố Tokyo không thể chấp nhận lá cờ này dựa trên quan điểm của Nhật Bản về chủ quyền của quần đảo Takeshima, ông cho biết thêm rằng sự việc xảy ra chỉ vài ngày trước lễ khai mạc là một điều rất đáng tiếc. Ông Suga nói rằng Nhật Bản đã gửi thư phản đối tới Hàn Quốc thông qua các kênh ngoại giao và Tokyo sẽ tiếp tục hối thúc Seoul triển khai các biện pháp phù hợp để giải quyết vấn đề hợp lý[5].

Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với nhóm đảo trên lâu nay vẫn luôn gây căng thẳng trong quan hệ giữa ba quốc gia láng giềng ở khu vực Đông Bắc Á. Mặc dù trong những năm qua, các bên đã tiến hành các cuộc đối thoại nhằm xoa dịu căng thẳng. Tuy nhiên, vẫn chưa giải quyết tận gốc những nguyên nhân tranh chấp. Là ba nước có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực, việc kiểm soát những bất đồng, thúc đẩy hợp tác đặc biệt trong kinh tế, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự ổn định và phồn vinh của khu vực Đông Bắc Á. Chính vì vậy, những căng thẳng hiện nay cần có những giải pháp để xoa dịu, giúp cho mối quan hệ kinh tế và chính trị giữa ba quốc gia này ấm dần lên. Vượt lên trên tất cả chính là sự gắn bó với nhau chặt chẽ, hợp thành một khối kinh tế lớn, ba bên cùng có lợi.

Trần Mỹ Hoa, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á

[1] Japan protests presence of Chinese military ship in waters near disputed islands

https://japantoday.com/category/politics/update-1-japan-protests-presence-of-chinese-military-ship-in-waters-near-disputed-islands

[2] Museum opens in Tokyo, displaying documents to defend claims to disputed isles

https://japantoday.com/category/politics/japan-displays-documents-to-defend-claims-to-disputed-isles

[3] China, S Korea criticize Japan over museum for disputed islands

https://japantoday.com/category/politics/China-S-Korea-criticize-Japan-over-museum-for-disputed-islands

[4] Nhật Bản bác yêu cầu của Hàn Quốc về đóng cửa Bảo tàng Quốc gia về Lãnh thổ và Chủ quyền

https://baotintuc.vn/the-gioi/nhat-ban-bac-yeu-cau-cua-han-quoc-ve-dong-cua-bao-tang-quoc-gia-ve-lanh-tho-va-chu-quyen-20180126160239944.htm

[5] Japan protests unified Korea Olympic flag with disputed isles

https://japantoday.com/category/politics/japan-protests-unified-korea-olympic-flag-with-disputed-isles

Tin tức khác

CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7
CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7

Theo hãng tin Kyodo, ngày 19/4/2023 Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết, chatbot trí tuệ nhân tạo ChatGPT và các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI ...

VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL  TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA
VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA

Vấn đề Lãnh thổ phương Bắc/Nam Kuril đề cập tới tình trạng tranh chấp lãnh thổ phức tạp và lâu dài giữa Nhật Bản và Nga. Bài viết này đưa ra một cá ...

NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG
NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG

Vào ngày 6 tháng 1 năm 2022, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Thủ tướng Australia Scott Morrison đã tiến hành ký hiệp định hợp tác giữa hai nước ...

TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI
TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI

Quan hệ chính trị - an ninh giữa Nhật Bản và Trung Quốc luôn được đánh giá là mối quan hệ tồn tại nhiều vấn đề nhất, tốn nhiều giấy mực nhất và đượ ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn