GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

NHẬT BẢN LO NGẠI ĐIỀU GÌ TRONG CUỘC GẶP THƯỢNG ĐỈNH MỸ-TRIỀU

Đăng ngày: 14-06-2018, 07:02

Cuộc gặp lịch sử giữa tổng thống Mỹ Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã diễn ra tại khách sạn Capella ở đảo Sentosa của Singapore sáng ngày 12/6. Theo các nguồn tin ngoại giao, từ trước khi cuộc gặp lịch sử này diễn ra, một số quan chức Nhật Bản đã bày tỏ lo ngại quốc gia này sẽ bị Mỹ “bỏ rơi” trên bàn đàm phán liên quan đến giải quyết vấn đề Triều Tiên khi mà tình hình trên Bán đảo Triều Tiên đang thay đổi một cách chóng mặt.

1. Vấn đề Triều Tiên bắt cóc công dân Nhật Bản

Giới phân tích quốc tế cho rằng Chính phủ Nhật Bản lo ngại việc đàm phán các thỏa thuận liên quan đến lợi ích của Nhật Bản có thể bị phớt lờ trong cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều đang bắt đầu diễn ra tại Singgapore. Vì thế, khi cuộc gặp này còn chưa diễn ra, theo một số nguồn tin ngoại giao, phía Nhật Bản đã đề nghị Triều Tiên tổ chức cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono và Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho[1].

Sở dĩ Nhật Bản không đợi sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Singapore mà đã bắt đầu thúc đẩy cuộc hội đàm ngoại trưởng Nhật-Triều là do lo ngại vấn đề Triều Tiên bắt cóc công dân Nhật Bản, vấn đề Nhật Bản quan tâm nhất bị gạt sang một bên trong cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều. Từ trước đến nay, lập trường nhất quan của Nhật Bản là gắn liền vấn đề Triều Tiên bắt cóc con tin Nhật Bản với vấn đề giải trừ hạt nhân của Triều Tiên trong các cuộc đàm phán liên quan. Tuy nhiên, những diễn biến gần đây trong giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên khiến Nhật Bản lo ngại, nhất là sau khi lãnh đạo Triều Tiên lần lượt có các cuộc gặp song phương với lãnh đạo Trung Quốc, Hàn Quốc và mới đây nhất là với Tổng thống Mỹ.

Ngoài ra, một nhân tố khác khiến Nhật Bản có cảm nhận bị bỏ rơi là phong cách ngoại giao của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Từ sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Trump luôn tìm cách thực hiện cam kết “Nước Mỹ trước tiên". Điều này khiến ông ít quan tâm hơn đến lợi ích của các đồng minh của Mỹ trong các vấn đề khu vực và quốc tế. Do đó, Nhật Bản lo ngại Tổng thống Trump có thể sẽ bỏ qua vấn đề Triều Tiên bắt cóc con tin Nhật Bản trong cuộc gặp lịch sử với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Với ông Abe, ưu tiên hàng đầu là mong muốn ông Kim Jong-un đồng ý ký thỏa thuận về vấn đề công dân Nhật Bản bị bắt cóc ở Triều Tiên. Trong cuộc gặp ngày 18/4 vừa qua ở Mar-a-Lago, bang Florida (Mỹ), ông Abe đã thuyết phục ông Trump thúc giục "Triều Tiên nhanh chóng giải quyết vấn đề công dân Nhật Bản bị bắt cóc", nhưng việc ông Trump có nhấn mạnh vấn đề này với lãnh đạo Kim Jong-un trong cuộc hội nghị thượng đỉnh hay không còn chưa rõ ràng[2].

2. Vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên

Theo nguồn tin từ Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), Triều Tiên sẽ không giải trừ hạt nhân hoàn toàn sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều. Báo cáo nêu rõ: Triều Tiên có thể sẽ không đáp ứng yêu cầu của phía Mỹ là lập tức từ bỏ vũ khí hạt nhân hoàn toàn, vì thế, Mỹ có thể sẽ đưa ra sự lựa chọn cân bằng với phía Triều Tiên, yêu cầu Triều Tiên thu hẹp quy mô phát triển hạt nhân, đồng thời đền bù kinh tế cho việc giải trừ hạt nhân của Triều Tiên.

Hầu hết các lo ngại xoay quanh những thông tin trước đó cho rằng Mỹ thể đạt được một thỏa thuận với Triều Tiên để loại trừ mối đe dọa tên lửa đối với lục địa Mỹ nhưng cho phép Triều Tiên giữ lại các tên lửa có thể tấn công Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nêu rõ các cuộc đàm phán với Triều Tiên nhằm tìm cách "giải quyết mối đe dọa với Mỹ" - tách biệt rõ ràng lãnh thổ Mỹ khỏi các đồng minh của Mỹ. Những ý kiến như vậy đã làm dấy lên những lo ngại rằng Mỹ có thể cho phép Triều Tiên duy trì vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo, miễn là "tống khứ" các hệ thống tên lửa xuyên lục địa[3].

Điều này làm tăng thêm mối lo ngại về sự "chia tách” - theo đó Mỹ có thể không duy trì các cam kết phòng thủ mở rộng với Nhật Bản và Hàn Quốc. Nếu Triều Tiên được phép giữ lại năng lực có thể tấn công Nhật Bản hoặc Hàn Quốc, điều đó có thể khuyến khích Triều Tiên và chia rẽ quan hệ đồng minh giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

3. Vấn đề Trung Quốc và thương mại

Nhiều chuyên gia phân tích Nhật Bản vẫn tin rằng các cuộc đàm phán với Triều Tiên đơn giản chỉ là một nỗ lực để chia rẽ Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản trong khi vẫn tìm kiếm viện trợ và những nhượng bộ từ phía Nhật Bản. Kể từ sau chuyến thăm Trung Quốc, Triều Tiên đã có một số thay đổi khá đột ngột. Một số ý kiến từ Nhật Bản cho rằng các nhà lãnh đạo ở Trung Quốc đang thao túng Triều Tiên với hy vọng làm suy yếu các liên minh của Mỹ và khiến các nhà lãnh đạo Mỹ phân tâm.

Đây là một lo ngại lớn nhất của Nhật Bản - rằng chính họ có thể bị cô lập và bị bỏ rơi để một mình đối phó với Trung Quốc. Nhiều người Nhật Bản đã rất hài lòng khi Chiến lược An ninh Quốc gia của Mỹ năm 2017 và Chiến lược phòng thủ quốc gia 2018 đề xuất một đường lối cứng rắn hơn của Mỹ đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán kéo dài với Triều Tiên tiếp tục làm Mỹ sao lãng khỏi thách thức dài hạn nghiêm trọng hơn, đó là sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Về thương mại, Tổng thống Mỹ vẫn chỉ trích Nhật Bản. Tháng 4 vừa qua, Trump đã đăng dòng tweet nói rằng Nhật Bản "đã giáng đòn mạnh vào thương mại của Mỹ trong nhiều năm". Chính quyền Mỹ đã áp đặt các biểu thuế quan mới đối với sản phẩm thép và nhôm của Nhật Bản và dọa sẽ tăng thuế với mặt hàng ô tô, trong khi thúc giục Nhật Bản tham gia các cuộc đàm phán thương mại song phương.

Trong khi đó, Trump tiếp tục nhắc đến các thỏa thuận với Trung Quốc, bao gồm giảm thuế cho công ty viễn thông ZTE của Trung Quốc bất chấp sự vi phạm các nghị quyết trừng phạt chống Triều Tiên. Những động thái này khiến Nhật Bản đặt câu hỏi liệu Trump có bảo vệ các lợi ích kinh tế lâu dài của Nhật Bản hay không.

Khi Abe thăm Washington năm 2013, ông đã hãnh diện thông báo, như tạp chí The Foreign Affairs đưa tin, rằng "Nhật Bản đang trở lại". Từ đầu năm 2018 đến nay, ông Abe đã hai lần đến Mỹ. Các chuyến công du tới Mỹ của Abe mang lại cơ hội vượt qua những bất đồng về lập trường giữa Mỹ và Nhật Bản, nhưng những căng thẳng cơ bản dường như vẫn còn[4].

 

Vũ Phương Hoa

Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

 

[1] Japan delegation arrives in Singapore ahead of Trump-Kim summit

https://mainichi.jp/english/articles/20180610/p2g/00m/0fp/065000c

[2] Abe tries to keep Japan on Trump's radar ahead of Singapore summit

https://www.reuters.com/article/us-northkorea-usa-japan-analysis/abe-tries-to-keep-japan-on-trumps-radar-ahead-of-singapore-summit

[3], [4]Nhật Bản lo ngại bị Mỹ “bỏ rơi”

Thông tấn xã Việt Nam, Tin tham khảo thế giới 08/6/2018, tr.29 - 31

Tin tức khác

QUAN HỆ NHẬT BẢN - HÀN QUỐC SAU VỤ THIẾT QUÂN LUẬT CỦA HÀN QUỐC
QUAN HỆ NHẬT BẢN - HÀN QUỐC SAU VỤ THIẾT QUÂN LUẬT CỦA HÀN QUỐC

Nỗ lực áp đặt thiết quân luật bất thành của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và tình hình chính trị bất ổn sau đó đang bắt đầu có tác động tiêu cự ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Shinzo Abe, hợp tác an ninh và quốc phòng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã có những bước tiến quan trọng đặc biệt là trong ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Một trong những khúc mắc lớn nhất trên phương diện lịch sử - chính trị cản trở mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản trong suốt hơn nửa thế kỷ qua ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Trong nhiều thập niên qua, kể cả khi đã ký kết Hiệp định quan hệ cơ bản (1965), đánh dấu một bước ngoặt mới trong tiến trình bình thường hóa quan h ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn