GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

QUAN HỆ NHẬT-NGA CÒN NHIỀU KHÁC BIỆT TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ LÃNH THỔ

Đăng ngày: 4-02-2019, 18:58

Ngày 22/1/2019, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã hội đàm với Tổng thống Nga Putin tại Moskva với mục đích thương lượng để ký kết Hiệp ước Hòa bình kéo dài trên 70 năm qua. Đây là Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 25 giữa lãnh đạo hai nước. Thủ tướng Abe hy vọng rằng ông và Tổng thống Putin sẽ cởi mở để đạt được nhiều tiến triển trong đó có thể có giải pháp đối với vấn đề các hòn đảo hiện do Nga kiểm soát mà Nhật Bản gọi là Lãnh thổ phương Bắc. Nga hiện đang kiểm soát 4 hòn đảo này nhưng Nhật Bản tuyên bố chủ quyền. Chính phủ Nhật Bản khẳng định rằng những hòn đảo này là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Nhật và đã bị chiếm đóng trái phép sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai.

Lãnh đạo hai nước nhất trí sẽ đẩy mạnh hơn nữa các cuộc thương lượng về việc ký kết một hiệp ước hòa bình, dự kiến trước hết là cuộc gặp gỡ  của ngoại trưởng và đặc phái viên hai nước sẽ diễn ra bên lề Hội nghị an ninh tổ chức vào 15-17 tháng 2 tại Đức. Bên cạnh đó, hai nước xúc tiến các hoạt động kinh tế chung trên những hòn đảo tranh chấp và những người Nhật Bản trước kia là cư dân trên những hòn đảo này sẽ có thể tới đảo để viếng mộ tổ tiên bằng đường hàng không[1].

Đến nay, hai nước chưa ký kết hiệp ước hòa bình kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Vấn đề cản trở việc này là tranh chấp lãnh thổ đối với 4 đảo Nga đang kiểm soát còn Nhật Bản tuyên bố chủ quyền. Tháng 11 năm 2018, Thủ tướng Abe và Tổng thống Putin nhất trí thúc đẩy thương lượng trên cơ sở tuyên bố chung Nhật-Xô năm 1956 rằng sẽ trao trả hai đảo Shibomai và Shikotan sau khi ký kết Hiệp ước Hòa bình. Tháng 10 năm 1956, Thủ tướng Nhật Bản Hatoyama Ichiro khi đó sang thăm Liên Xô, cùng thủ tướng Bulganin ký tuyên bố chung Nhật-Xô, khôi phục quan hệ hai nước. Trong tuyên bố chung xác định rõ hai điểm. Thứ nhất, sau khi khôi phục chính thức quan hệ ngoại giao hai nước, tiếp tục đàm phán về Hiệp ước Hòa bình. Thứ hai, sau khi ký Hiệp ước Hòa bình sẽ trao trả hai đảo Habomai và Shikotan cho Nhật Bản. Sự khác nhau trong lập trường về vấn đề lãnh thổ của hai nước thể hiện trên những khía cạnh sau.

QUAN HỆ NHẬT-NGA CÒN NHIỀU KHÁC BIỆT TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ LÃNH THỔ

Đôi với người dân Nhật Bản, về việc ký kết Hiệp ước Hòa bình cũng có quan điểm khác nhau. Điều tra dự luận xã hội cho thấy 30% người được hỏi cho rằng nên nhanh chóng ký kết, 28% cho rằng không cần thiết phải vội vàng, 31% không có ý kiến cụ thể[2].

QUAN HỆ NHẬT-NGA CÒN NHIỀU KHÁC BIỆT TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ LÃNH THỔ

Hiện nay, Tổng thống Putin chú trọng lĩnh vực kinh tế khi vừa muốn ký Hiệp ước Hòa bình vừa chỉ rõ sự cần thiết thúc đẩy quan hệ trên nhiều phương diện. Tổng thống Putin cố gắng có được sự nhất trí với Thủ tướng Abe tăng kim ngạch thương mại hai nước lên 1,5 lần trong vài năm tới đây, ít nhất đạt 30 tỉ USD. Có thể thấy ý đồ của Nga là muốn chia tách Nhật Bản với Mỹ và phương Tây, nhất là trong bối cảnh chịu trừng phạt kinh tế do việc sáp nhập bán đảo Crimea[3].

Theo chuyên gia Viện Kinh tế thế giới và Quan hệ quốc tế trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga Kristina Voda, Nga cần Hiệp ước Hòa bình chỉ là để thiết lập các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn nữa với Nhật Bản. Hiện nay, hai bên chỉ thúc đẩy đàm phán về phối hợp hoạt động kinh tế trên 4 đảo đang tranh chấp[4].

Tháng 9 năm 2017, sau hội nghị thượng đỉnh, hai bên đã nhất trí phương hướng phát triển mới, mong muốn thúc đẩy hoạt động kinh tế chung trong năm lĩnh vực tại các quần đảo tranh chấp. Sau khi ông Putin tái đắc cử nhiệm kỳ thứ tư vào tháng 3 năm 2018, Thủ tướng Abe nhiều lần gặp gỡ Tổng thống Putin nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước.

Trước thời điểm thủ tướng Shinzo Abe lên cầm quyền lần thứ hai, quan hệ Nhật-Nga có thể cho là đã xuống tới mức thấp nhất sau thời hậu Xô Viết. Trong thập niên đầu của thế kỷ 21, quan hệ Nhật-Nga rất mờ nhạt khi hơn 10 năm hai bên không tiến hành trao đổi đoàn lãnh đạo cấp cao. Thậm chí, năm 2010, Tổng thống Nga Mevedev khi đó đã đến đảo Kunashiri (một trong bốn đảo tranh chấp) khiến Nhật Bản chỉ trích và phản đối mạnh mẽ. Song, khi ông Putin trở lại cương vị tổng thống đã tuyên bố về sự cần thiết phải có giải pháp song phương Nhật-Nga để giải quyết vấn đề lãnh thổ đã mở ra chiều hướng quan hệ ngoại giao tích cực giữa hai nước. Ông Abe lên nắm quyền lần hai cũng đưa ra tư duy mới trong quan hệ với Nga, coi trọng vấn đề kinh tế, đồng thời thúc đẩy quan hệ chính trị nhằm xây dựng củng cố lòng tin với Moskva.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe xác định việc thúc đẩy quan hệ với Moskva là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Tokyo. Quan hệ giữa Nga và Nhật trở nên nồng ấm bởi lợi ích hai bên có những điểm tương đồng và cùng nhau chia sẻ. Hiện nay, dù chịu sức ép của của Mỹ và phương Tây về việc trừng phạt Nga do việc sáp nhập bán đảo Crimea, Thủ tướng Shinzo Abe không thể hiện thái độ ủng hộ rõ ràng đối với các lệnh trừng phạt mà Mỹ đề xuất nhằm chống lại Nga. Dường như ông Abe không muốn làm tổn hại quan hệ với Nga, Tokyo vẫn đảm bảo những điều kiện thuận lợi cho việc duy trì cuộc đối thoại chính trị cao cấp với Moskva. Nhật Bản không muốn gắn vấn đề Ukraine với các cuộc đàm phán hướng tới việc xích lại gần nhau chiến lược, mà muốn ưu tiên vào các hành động của Nga ở Châu Á.

Thực tiễn quan hệ quốc tế những năm giữa thập kỷ 90 đã đưa Chính phủ Nhật Bản tới nhận thức rằng, trong quan hệ với Liên bang Nga, nguyên tắc "mở rộng cân bằng" đã không còn phù hợp với tình hình mới. Chính phủ Nhật Bản trước đây có phần coi trọng chính trị, ý muốn giải quyết tranh chấp, ký hiệp ước hòa bình trước, sau đó thúc đẩy quan hệ kinh tế. Bởi vậy, chỉ cần vấn đề lãnh thổ giữa hai nước gặp trở ngại thì toàn bộ quan hệ giữa họ cũng sẽ khó phát triển. Trước thực tế này, Nhật Bản đưa ra một nguyên tắc mới nhằm tháo gỡ cho bước phát triển quan hệ hai nước là "tiếp xúc nhiều tầng". Nhật Bản giải thích nguyên tắc này có nghĩa là không để cho quan hệ Nhật-Nga bị ảnh hưởng quá mức vào quá trình đàm phán lãnh thổ, mà phải thúc đẩy quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực thích ứng với nhu cầu mới trong chiến lược thế kỷ XXI của Nhật Bản.

Hiện tại, Nhật Bản tham gia kế hoạch khai thác dầu và khí thiên nhiên của Nga. Cùng với thúc đẩy ngành công nghiệp của Nga, ý nghĩa lớn nữa là đảm bảo nguồn năng lượng ổn định cho Nhật Bản. Hai nước điều chỉnh thuế quan nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh doanh và đầu tư. Chính phủ Nhật Bản chú trọng hợp tác đa phương diện, quan trọng là tạo môi trường giải quyết vấn đề lãnh thổ[5].

Chiến lược của Nhật Bản cũng phù hợp với mục đích chiến lược của Nga. Trước hết, Nga muốn đẩy mạnh chính sách “Hướng Đông”. Tuy trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Nga nằm ở châu Âu, nhưng 70% lãnh thổ của Nga nằm ở châu Á. Nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, giá dầu thế giới sụt giảm, cộng với sức ép từ phương Tây sau sự kiện Crimea đã thúc đẩy Moskva đẩy nhanh chính sách “Hướng Đông” nhằm giảm bớt sự phụ thuộc về kinh tế vào phương Tây và tận dụng nền kinh tế đang lớn mạnh ở châu Á. Việc tăng cường quan hệ với Nhật Bản được coi là động thái đẩy mạnh xoay trục sang hướng Đông của Nga. Chiến lược của Nga không chỉ nhằm tăng cường sự hiện diện ở châu Á-Thái Bình Dương mà còn tăng cường quan hệ hợp tác ở Đông Á. Chính sách “Hướng Đông” hiện nay của Nga thực dụng hơn so với trước đây, nhất là trong bối cảnh trọng tâm kinh tế toàn cầu dịch chuyển sang Châu Á-Thái Bình Dương. Việc cải thiện quan hệ với Nhật Bản được coi là bước phát triển mới trong chính sách đối ngoại của Nga.

Trong vấn đề lãnh thổ, Nga vẫn thể hiện quan điểm cứng rắn, bắt nguồn từ tình hình chính trị xã hội trong nước. Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Putin đã giảm từ mức hơn 80% xuống 60% sau khi ông tiến hành cải cách chế độ lương hưu không nhận được sự ủng hộ của dư luận xã hội, đồng thời sự yếu kém của nền kinh tế Nga cũng làm dấy lên sự chỉ trích đối với chính quyền. Vì vậy, nếu nhượng bộ Nhật Bản trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ sẽ khiến người dân Nga mất lòng tin với Tổng thống Putin và tạo cơ hội cho phe đối lập công kích chính quyền. Ngoài ra, việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014 cũng khôi phục chủ nghĩa dân tộc ở nước Nga, thể hiện sức mạnh cứng rắn của một cường quốc, do đó không có lý do gì khiến Nga phải nhượng bộ. Thực tế, trong thời gian thủ tướng Abe thăm Nga vùa qua, nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra phản đối kế hoạch trao trả đảo cho Nhật Bản.

Đến nay, Thủ tướng Shinzo Abe và Tổng thống Putin đã 25 lần gặp nhau, nhiều hơn bất cứ lãnh đạo nào trên thế giới. Đây là con số biết nói thể hiện sự xích lại gần nhau có tính chiến lược của hai nước. Một mặt nhằm đạt được những lợi ích chung về hợp tác kinh tế và năng lượng, mặt khác nhằm tạo thế cân bằng giữa các cường quốc châu Á. Với hy vọng Hiệp ước Hòa bình được ký kết với Moskva sẽ cho phép củng cố chiến lược tạo đối trọng với Bắc Kinh, Tokyo đã áp dụng đường lối linh hoạt nhằm vượt qua sự bế tắc trong vấn đề lãnh thổ. Thủ tướng Abe có lẽ tin rằng hợp tác với Nga sẽ đem lại nhiều lợi ích đồng thời làm suy yếu mối quan hệ chiến lược Nga-Trung. Dù vậy, quan hệ hai nước sẽ vấp phải thách thức khi Nhật Bản vẫn đang áp lệnh trừng phạt với Nga và sự phản đối của các nước trong nhóm G7 do việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Mặt khác, giải quyết vấn đề lãnh thổ đã kéo dài trong hơn 70 năm qua kể từ khi chiến tranh kết thúc không hề dễ dàng, con đường phía trước vẫn còn dài và gập ghềnh. Thực sự, chưa thấy có dấu hiệu rõ ràng về lộ trình san lấp những khác biệt giữa hai bên trong việc giải quyết vấn đề lãnh thổ, ký kết Hiệp ước Hòa bình.

Phan Cao Nhật Anh

Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

[1] Đám phán Nhật-Nga giậm chân tại chỗ

Thông tấn xã Việt Nam, Tin tham khảo thế giới 25-01-2019, tr.16-17

[2] 内閣支持率

https://www.nhk.or.jp/senkyo/shijiritsu/?utm_int=news_contents_special_007

[3] 北方領土交渉、長期化の懸念=日ロ首脳、6月再会談も前進不透明

https://www.jiji.com/jc/article?k=2019012301016&g=pol

[4] Nguyễn Đăng Phát, “Cái dằm” khó gỡ trong quan hệ Nga-Nhật Bản

Tạp chí Hồ sơ sự kiện, số 388, ngày 10/12/2018, tr.47-49.

[5] 北方領土 不法占拠の事実を歪めるな

https://www.yomiuri.co.jp/editorial/20190116-OYT1T50023.html

 

 

Tin tức khác

QUAN HỆ NHẬT BẢN - HÀN QUỐC SAU VỤ THIẾT QUÂN LUẬT CỦA HÀN QUỐC
QUAN HỆ NHẬT BẢN - HÀN QUỐC SAU VỤ THIẾT QUÂN LUẬT CỦA HÀN QUỐC

Nỗ lực áp đặt thiết quân luật bất thành của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và tình hình chính trị bất ổn sau đó đang bắt đầu có tác động tiêu cự ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Shinzo Abe, hợp tác an ninh và quốc phòng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã có những bước tiến quan trọng đặc biệt là trong ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Một trong những khúc mắc lớn nhất trên phương diện lịch sử - chính trị cản trở mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản trong suốt hơn nửa thế kỷ qua ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Trong nhiều thập niên qua, kể cả khi đã ký kết Hiệp định quan hệ cơ bản (1965), đánh dấu một bước ngoặt mới trong tiến trình bình thường hóa quan h ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn