GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

CHUYẾN THĂM NHẬT BẢN CỦA TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP

Đăng ngày: 3-06-2019, 13:37

Từ ngày 25 đến 28 tháng 5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có chuyến thăm cấp nhà nước đến Nhật Bản và trở thành nguyên thủ nước ngoài đầu tiên trên thế giới đến đất nước Mặt trời mọc dưới thời đại Lệnh Hòa. Ông đã hội đàm với Thủ tướng Abe Shinzo, gặp Tân Nhật Hoàng Naruhito, trao đổi với gia đình những người Nhật bị Triều Tiên bắt cóc và thăm tàu của Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản. Chuyến thăm của Tổng thống Trump diễn ra trong bối cảnh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 sẽ được khởi động từ tháng 6 năm 2019, nên có thể ông Trump hi vọng chuyến thăm này sẽ giành thêm sự ủng hộ cho cuộc bầu cử này. Nhật Bản cũng sẽ tổ chức bầu cử Thượng viện vào mùa hè tới đây nên Thủ tướng Abe Shinzo cũng muốn có những thành tích ngoại giao, cho thấy những tiến triển trong quan hệ Nhật-Mỹ nhằm đạt hiệu quả nhất định. Bên cạnh đó là những toan tính trong đối ngoại của cả hai bên.

Theo thống kê, Tổng thống Donald Trump đã 11 lần gặp Thủ tướng Abe Shinzo và hơn 30 lần điện đàm. Thủ tướng Nhật Bản là nhà lãnh đạo trên thế giới mà Tổng thống Donald Trump gặp gỡ nhiều nhất. Năm 2019, hai lãnh đạo gặp nhau 3 lần trong 3 tháng liên tiếp, một con số hiếm thấy. Tháng 4, Thủ tướng Abe có chuyến thăm Mỹ, tháng 5 Tổng thống Trump sang Nhật Bản và theo lịch trình dự kiến ông Trump sẽ lại sang Nhật Bản dự Hội nghị G20 tại Osaka vào tháng 6 tới đây. Quan hệ giữa Tổng thống Trump và Thủ tướng Abe như đang trong giai đoạn trăng mật.

Trong ngày cuối cùng của chuyến thăm, Tổng thống Trump cùng Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo thể hiện tình đoàn kết khi cùng đứng trên tàu Kaga của Lực lượng Phòng vệ trên biển. Bộ Phòng vệ Nhật Bản có kế hoạch nâng cấp tàu này thành tàu sân bay, có khả năng chuyên chở các máy bay chiến đấu tàng hình F-35B do Mỹ chế tạo. Nhật Bản quyết định mua hơn 100 máy bay chiến đấu thế hệ mới của Mỹ. Tăng cường năng lực phòng vệ của Nhật Bản sẽ giúp đảm bảo an ninh cho nước Mỹ hay có nghĩa nâng cao vai trò của Nhật Bản trong hợp tác an ninh Nhật-Mỹ.

Mặt khác, ngay khi đặt chân đến đến Nhật Bản, Tổng thống Mỹ đã tuyên bố ông muốn Mỹ-Nhật có mối quan hệ thương mại công bằng. Ông luôn nhấn mạnh vào con số thâm hụt thương mại với Nhật Bản khoảng gần 70 tỷ USD[1]. Ông muốn dỡ bỏ hàng rào đối với hàng hóa xuất khẩu của Mỹ, đảm bảo sự công bằng và dành đặc quyền đặc lợi cho nhau.

Thực tế, hai bên đã bắt đầu dàn xếp thương mại từ tháng 9 năm 2018. Trước cuộc gặp thượng đỉnh hai bên đã có một loạt cuộc đàm phán về thỏa thuận thương mại với mong muốn đạt được thỏa thuận sơ bộ, nhưng chưa đem lại kết quả. Hai vấn đề gây tranh cãi nhất trong quan hệ thương mại Nhật-Mỹ là nông nghiệp và ô tô. Trong tương lai, hai bên có thể sẽ đạt được đồng thuận bởi ông Abe và ông Trump cần nhau cả về kinh tế và chiến lược[2].

Tổng thống Trump coi trọng lĩnh vực nông nghiệp, kỳ vọng sẽ xuất khẩu số lượng lớn sang thị trường Nhật Bản. Nông dân là tầng lớp ủng hộ quan trọng cho Tổng thống Trump, tăng mạnh xuất khẩu sang Nhật Bản để có lợi thế trong cuộc bầu cử năm tới là không thể thiếu. Vấn đề đặt ra ở đây là thuế nông sản sẽ giảm đến mức nào. Tuyên bố chung trong mùa thu năm 2018, nhất trí việc Mỹ tôn trọng lập trường Nhật Bản không hạ thuế trên mức tiêu chuẩn của Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương CP-TPP. Do đó, Nhật Bản có phương châm hạ thuế trong phạm vi tiêu chuẩn của CP-TPP. Về vấn đề này, Tổng thống Trump cho rằng Mỹ không liên quan đến CP-TPP, không bị ràng buộc gì nên khó có thể đoán định được xu hướng[3].

Tuyên bố chung này cũng thể hiện sự tôn trọng của Nhật Bản với lập trường của Mỹ nhằm tăng gia tăng sản xuất và tuyển dụng trong ngành sản xuất ô tô của Mỹ. Bởi vậy, dù Mỹ có chấp nhận yêu cầu phía Nhật Bản trong lĩnh vực nông nghiệp thì ngược lại đòi hỏi sự nhượng bộ của Nhật Bản trong lĩnh vực ô tô. Tổng thống Trump đã kêu gọi các quan chức công ty Nhật Bản đầu tư hơn nữa vào Mỹ. Tới đây, có thể các nhà sản xuất của Nhật Bản hạn chế xuất khẩu ở mức nhất định, mở rộng sản xuất tại địa bàn Mỹ.

Thông qua chuyến thăm lần này, Tổng thống Donald Trump cũng muốn Nhật Bản hiểu rõ thêm về chính sách đối ngoại của Mỹ. Mỹ-Trung đang vướng vào cuộc chiến tranh thương mại mà hai bên không có nhượng bộ khi tiếp tục áp thuế lẫn nhau. Thêm vào đó, vấn đề đảm bảo an ninh trên Biển Đông, mạng thông tin 5G, chưa thấy điểm kết thúc mà có ý kiến cho là xung đột văn minh. Song, Trung Quốc hiện đang đứng số hai thế giới, không còn là giai đoạn náu mình chờ thời, sẵn sàng thách thức vị trí số 1 của Mỹ nên phải giữ thể diện của mình, không dễ dàng nhượng bộ Mỹ. Không phải ngẫu nhiên gần đây chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói Trung Quốc đang trong một cuộc Vạn lý Trường Chinh mới, một chiến dịch hào hùng của Trung Quốc năm 1934-1936. Dường như điều này có hàm ý rằng đối thủ mạnh hơn, phải trải qua quá trình dài và khó khăn mới có thể chiến thắng[4]. Do đó Trung Quốc và Mỹ sẽ khó nhượng bộ, tiếp tục thử thách nhau để đến lúc đạt được thỏa thuận có lợi cho hai bên.

Hiện nay, quan hệ Nhật-Trung đang trong xu hướng cải thiện, quay lại quỹ đạo bình thường. Trong năm 2018, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đến thăm Nhật Bản, sau đó Thủ tướng Abe Shinzo đã đến thăm Trung Quốc. Hai bên đạt được nhận thức chung về hợp tác ở thị trường bên thứ ba và ký hơn 50 dự án, thỏa  thuận. Trong bối cảnh đó, nếu Nhật Bản đứng về phía Mỹ sẽ ảnh hưởng xấu đến quan hệ với Trung Quốc.

Về vấn đề Triều Tiên, sau khi hội nghị thượng định Mỹ-Triều lần 2 tại Hà Nội kết thúc không đưa ra được thỏa thuận, tình hình đang có dấu hiệu bất ổn. Triều Tiên gia tăng phản đối và tháng 5 vừa qua đã bắn tên lửa tầm ngắn vi phạm nghị quyết Liên hợp quốc, song Tổng thống Donald Trump lại cho rằng Triều Tiên đã bắn vũ khí cỡ nhỏ, khiến một số người Mỹ và những người khác thấy bất an, nhưng ông thì không.

Thủ tướng Abe từng bày tỏ muốn gặp chủ tịch Kim Jong-un mà không cần điều kiện tiên quyết nhằm thúc đẩy giải quyết vấn đề người Nhật bị bắt cóc. Ông muốn có sự giúp đỡ từ Tổng thống Trump, người đã 2 lần gặp chủ tịch Kim Jong-un. Thủ tướng Abe muốn hướng tới hội nghị thượng đỉnh, nhờ sự hợp tác của Trump tổ chức hội nghị, bình thường hóa quan hệ, tiến hành giải quyết vấn đề bắt cóc. Sự thực là có ý kiến phản đối cho rằng phải chăng đang không chú trọng vấn đề bắt cóc. Thủ tướng Abe hiểu rõ sự rủi ro song Triều Tiên là nước theo phương thức “Top-Down”, nếu không gặp đàm phán với người cao nhất, sẽ không thúc đẩy giải quyết được vấn đề[5]. Việc Tổng thống Trump bày tỏ mong muốn giải quyết vấn đề bắt cóc là cơ hội đối với Nhật Bản.

Về vấn đề Iran, Mỹ thúc đẩy các châu Âu phản đối nước này và đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân. Ngoài việc tăng cường trừng phạt cấm xuất khẩu toàn diện dầu mỏ, Mỹ còn phái hàng không mẫu hạm và máy bay ném bom chiến đấu đến Trung Đông gây ra bầu không khí căng thẳng.

Thủ tướng Abe có dự định thăm Iran, hội đàm với Tổng thống Ḥasan Rowḥānī trong thời gian tới đây và ông đã trao đổi điều này với Tổng thống Donald Trump. Hòa bình và ổn định tại Trung Đông là cực kỳ quan trọng không chỉ đối với Nhật Bản và Mỹ, mà còn đối với toàn thế giới. Nhật Bản vốn có mối quan hệ truyền thống với Iran, có thể giữ vai trò trung gian giữa Mỹ và Iran để làm giảm căng thẳng. Dường như Tổng thống Trump cũng kỳ vọng vai trò trung gian của Nhật Bản khi ông cho rằng Iran cũng muốn trao đổi, không bên nào muốn thấy chuyện đáng ngại sẽ xảy ra. Nhật Bản phụ thuộc vào Trung Đông khi hơn một nửa lượng dầu mỏ được nhập khẩu từ khu vực này, nước này không thể bàng quan việc tình hình Trung Đông căng thẳng. Nếu Nhật Bản thành công trong việc trung gian giữa Mỹ và Iran làm giảm căng thẳng thì sẽ là điều rất thú vị.

Như vậy, chuyến thăm Nhật Bản của Tổng thống Donald Trump mang ý nghĩa đối nội và đối ngoại với cả hai phía. Có những khác biệt trong toán tính của hai bên, song có thể hai nước sẽ đi đến sự đồng thuận bởi Nhật Bản và Mỹ cần nhau cả về kinh tế và lợi ích chiến lược.

Phan Cao Nhật Anh

Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

[1] Quan hệ kinh tế Nhật-Mỹ: Càng quen lại càng lèn

Báo thế giới và Việt Nam số 22 từ 30/5-5/6/2019, trang 5

[2]  Tính toán của Nhật Bản trong quan hệ với Mỹ

Thông tấn xã Việt Nam, Tin tham khảo thế giới ngày 29/05/2019, trang 3

[3] 「日米首脳会談 期待と懸念と」

https://www.nhk.or.jp/kaisetsu-blog/100/368137.html, truy cập ngày 28/5/2019

[4] Đằng sau lợi hiệu triệu “Vận Lý Trường Chinh mới” của Tập Cận Bình

Thông tấn xã Việt Nam, Tin tham khảo thế giới 25/5/2019, trang 10

[5] 「日朝首脳会談 実現への課題と展望」

https://www.nhk.or.jp/kaisetsu-blog/100/367390.html

 

Tin tức khác

QUAN HỆ NHẬT BẢN - HÀN QUỐC SAU VỤ THIẾT QUÂN LUẬT CỦA HÀN QUỐC
QUAN HỆ NHẬT BẢN - HÀN QUỐC SAU VỤ THIẾT QUÂN LUẬT CỦA HÀN QUỐC

Nỗ lực áp đặt thiết quân luật bất thành của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và tình hình chính trị bất ổn sau đó đang bắt đầu có tác động tiêu cự ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Shinzo Abe, hợp tác an ninh và quốc phòng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã có những bước tiến quan trọng đặc biệt là trong ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Một trong những khúc mắc lớn nhất trên phương diện lịch sử - chính trị cản trở mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản trong suốt hơn nửa thế kỷ qua ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Trong nhiều thập niên qua, kể cả khi đã ký kết Hiệp định quan hệ cơ bản (1965), đánh dấu một bước ngoặt mới trong tiến trình bình thường hóa quan h ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn