GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

PHẢN ỨNG CỦA NHẬT BẢN SAU VỤ THỬ VŨ KHÍ CỦA TRIỀU TIÊN

Đăng ngày: 30-11-2019, 11:22

Ngày 1/11, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết Triều Tiên đã thử thành công hệ thống phóng rocket đa nòng cỡ siêu lớn vào chiều ngày 31/10. Vụ thử nghiệm này được thực hiện sau 2 vụ thử nghiệm cùng loại hồi tháng 8 và 9 năm 2019 dưới sự giám sát của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, cho thấy sự tiến bộ về phát triển vũ khí của Triều Tiên trong lúc các cuộc đàm phán với Mỹ vẫn bế tắc, là minh chứng cho thấy “hệ thống phóng liên tiếp” của máy phóng rocket đa nòng có khả năng “phá hủy hoàn toàn” nhiều mục tiêu trong cuộc tấn công bất ngờ [1].

Hai vật thể này đã bay được khoảng cách 370 km, ở độ cao tối đa 90 km so với mặt nước biển, đây là lần thứ 12 Triều Tiên tiến hành một vụ thử vũ khí như vậy kể từ tháng 5/2019. Trong lần thử nghiệm gần đây nhất vào ngày 2/10, Triều Tiên đã phóng một loại tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) có tên gọi Pukguksong-3 [2].

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un bày tỏ sự hài lòng đối với cuộc thử nghiệm và gửi lời chúc mừng tới các nhà khoa học quốc phòng đã phát triển thành công loại vũ khí này. Chính điều này đã minh chứng cho việc ông Kim không có mặt tại địa điểm phóng thử. Thượng nghị sĩ Cory Gardner, Chủ tịch Tiểu ban Đối ngoại Đông Á -Thái Bình Dương và Chính sách an ninh mạng quốc tế cho biết, Triều Tiên đang có những hành vi ngày càng leo thang. Động thái này tiếp tục là sự gây hấn của Triều Tiên, đồng thời cho thấy sự cần thiết của Chính quyền Trump trong việc phải có chính sách gia tăng áp lực tối đa, Quốc hội Mỹ cần có những biện pháp trừng phạt bổ sung đối với chính quyền ông Kim [3].

Theo giới phân tích, vụ phòng hôm 31/10 là nhằm gia tăng sức ép để buộc Mỹ đưa ra đề xuất mới trước hạn chót vào cuối năm 2019 liên quan đến vấn đề “Triều Tiên hạn chế chương trình vũ khí hạt nhân để đổi lấy nhượng bộ về kinh tế và chính trị của Mỹ”. Cựu nhân viên Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) phụ trách về vấn đề Triều Tiên, Bruce Klingner cảnh báo rằng: Triều Tiên có thể gia tăng mức độ khiêu khích; Bình Nhưỡng đã bày tỏ dấu hiệu rằng sự kiên nhẫn của họ trong lúc chờ đợi Mỹ chấp nhận các yêu cầu của Triều Tiên chỉ kéo dài đến cuối năm nay. Vào thời điểm đó, chế độ Triều Tiên tuyên bố họ sẽ tiến hành các biện pháp thảm khốc hơn, dù chưa được nói rõ. Bình Nhưỡng có thể phóng thử tên lửa tầm xa hơn hoặc thử hạt nhân, điều có thể kích động phản ứng mạnh mẽ hơn từ phía Mỹ hoặc ngược lại sẽ khiến Trump sốt ruột hơn và phải đồng ý về một thỏa thuận tồi [4].

Các vụ thử tên lửa của Triều Tiên luôn là mối lo ngại của Nhật Bản nói riêng cũng như các nước trong khu vực và thế giới nói chung. Sau khi có thông tin về việc Triều Tiên phóng vật thể bay không xác định vào chiều 31/10, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã triệu tập phiên họp khẩn của Hội đồng an ninh quốc gia (NSC) và chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng đối phó với các tình huống phát sinh. Thủ tướng Abe nhận định vật thể bay không xác định Triều Tiên phóng ra là loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn và cho biết tên lửa Triều Tiên đã rơi ngoài vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản. Đồng thời, ông Abe cũng đã chỉ trích việc Triều Tiên thử tên lửa lần này đã đe dọa nghiêm trọng tới an ninh, hòa bình của Nhật Bản và khu vực. Ông cũng cho rằng việc Triều Tiên liên tục thử tên lửa cho thấy Bình Nhưỡng đang muốn nâng cao kỹ thuật của tên lửa và Tokyo rất lấy làm tiếc trước vụ việc. Đặc biệt, vụ thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên đã vi phạm nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc[5].

Thông tin cụ thể hơn về vụ thử tên lửa lửa được cung cấp vào sáng ngày 2/10, khi Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết thêm rằng trong số 2 vật thể được Triều Tiên vừa phóng đi, thì 1 vật thể đã rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản vào khoảng 7 giờ 17 phút sáng, vật thể còn lại được cho là đã rơi xuống vùng biển Nhật Bản thuộc khu vực ngoài khơi đảo Dogo (quận Shimane) vào 7 giờ 27 phút sáng cùng ngày. Không có thiệt hại gì về các phương tiện được ghi nhận tại khu vực này và Tokyo luôn quan tâm, thu thập các thông tin liên quan tới vụ phóng của Triều Tiên [6].

Tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á ở Thái Lan hôm 4/11, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã lên án các vụ phóng tên lửa đạn đạo liên tiếp của Triều Tiên kể từ tháng 5 và tiếp tục nhấn mạnh rằng Bình Nhưỡng đã vi phạm các nghị quyết của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, mặt khác lại khẳng định ông sẵn sàng gặp ông Kim Jong-un vô điều kiện để giải quyết vấn đề các công dân nước này bị Bình Nhưỡng bắt cóc. Sau khi ông Abe lên tiếng phản đối các vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng, quan chức Triều Tiên đã đưa ra lời chỉ trích khi cho rằng ông Abe đã phản ứng thái quá trước vụ thử nghiệm vũ khí gần đây của Triều Tiên “như thể một quả bom hạt nhân vừa được thả xuống Nhật Bản”. Phía Triều Tiên cho rằng, Thủ tướng Abe chỉ có thể nói được những lời khó nghe như khiêu khích, giận dữ, xâm phạm, bắt cóc và sức ép; đồng thời khuyên lãn đạo Nhật Bản ngừng mơ được đặt chân đến tới Bình Nhưỡng khi chế nhạo các biện pháp tự vệ của Triều Tiên [7]. Phát biểu của quan chức Triều Tiên có thể coi là bước lùi lớn trong nỗ lực giải quyết vấn đề người Nhật bị Triều Tiên bắt cóc của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Vụ phóng tên lửa của Triều Tiên là vụ phóng vũ khí thứ 12 của Triều Tiên trong năm nay, được diễn ra trong bối cảnh Mỹ và Triều Tiên vẫn tiếp tục đàm phán về phi hạt nhân hóa và dỡ bỏ cấm vận, tiến trình mà đến nay vẫn chưa đạt được kết quả nào. Có thể thấy, thử nghiệm vũ khí vẫn là quân át chủ bài của nhà lãnh đạo Triều Tiên, là động thái nhằm gây sự chú ý, “gia tăng sức ép” về phía Mỹ. Tuy nhiên phải thừa nhận một thực tế rằng, sự kiện này không những không thể kết thúc những vẫn đề đang còn tồn đọng mà ngược lại đã làm cho mọi việc trở nên bế tắc. Đồng thời, khiến cho bầu không khí an ninh trong khu vực trở nên căng thẳng, ngột ngạt; và dường như qua vụ thử tên lửa lần này, Triều Tiên cũng muốn gửi gắm thông điệp cứng rắn nào đó tới Hàn Quốc và Nhật Bản, các đồng minh thân cận của Mỹ ở Đông Á. Có thể thấy, những động thái từ phía Bình Nhưỡng đã làm cho Nhật Bản nói riêng và các nước trong khu vực nói chung đều lo ngại, nó không chỉ vi phạm các nghị quyết của Liên Hợp Quốc mà còn đe dọa đến an ninh, hòa bình chung của khu vực và thế giới. Và việc Triều Tiên liên tiếp tiến hành thử tên lửa sẽ tạo ra những rào cản trong quan hệ với các nước, đồng thời kéo theo đó là những hệ quả mà không ai có thể đoán định được.

Trần Mỹ Hoa

Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

 

[1]; [3] North Korea says it conducted successful test of multiple rocket launchers

https://www.reuters.com/article/us-northkorea-missiles-launch/north-korea-says-it-conducted-successful-test-of-multiple-rocket-launchers-idUSKBN1XA2OC

[2] [(3rd LD) N. Korea fires two short-range projectiles toward East Sea: JCS/

https://en.yna.co.kr/view/AEN20191031011453325?section=national/defense].

[4] Đằng sau sự mất kiên nhẫn của Triều Tiên

Thông tấn xã Việt Nam, Tin tham khảo thế giới 02/11/2019, trang 17

[5] Hội đồng an ninh quốc gia Nhật Bản họp khẩn về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên

https://baotintuc.vn/the-gioi/hoi-dong-an-ninh-quoc-gia-nhat-ban-hop-khan-ve-vu-phong-ten-lua-cua-trieu-tien-20191031181317824.htm

[6] Triều Tiên phóng nhiều vật thể bay về phía biển Nhật Bản

http://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/trieu-tien-phong-nhieu-vat-the-bay-ve-phia-bien-nhat-ban-537850.html

[7] N Korea calls Abe an 'idiot' over criticism of weapons test

https://japantoday.com/category/politics/n-korea-calls-abe-an-'idiot'-over-criticism-of-weapons-test

Tin tức khác

CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7
CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7

Theo hãng tin Kyodo, ngày 19/4/2023 Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết, chatbot trí tuệ nhân tạo ChatGPT và các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI ...

VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL  TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA
VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA

Vấn đề Lãnh thổ phương Bắc/Nam Kuril đề cập tới tình trạng tranh chấp lãnh thổ phức tạp và lâu dài giữa Nhật Bản và Nga. Bài viết này đưa ra một cá ...

NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG
NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG

Vào ngày 6 tháng 1 năm 2022, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Thủ tướng Australia Scott Morrison đã tiến hành ký hiệp định hợp tác giữa hai nước ...

TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI
TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI

Quan hệ chính trị - an ninh giữa Nhật Bản và Trung Quốc luôn được đánh giá là mối quan hệ tồn tại nhiều vấn đề nhất, tốn nhiều giấy mực nhất và đượ ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn