GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

VỀ CHUYẾN THĂM NHẬT BẢN CỦA GIÁO HOÀNG FRANCIS

Đăng ngày: 30-12-2019, 09:08

Trong tháng 11 năm 2019, Giáo hoàng Francis đã có chuyến thăm chính thức Nhật Bản kéo dài từ ngày 23 đến ngày 25. Giáo hoàng Francis đã đến thăm Nagasaki và Hiroshima, hai thành phố từng hứng chịu các vụ tấn công bằng bom hạt nhân vào cuối Thế chiến II. Thông qua việc viếng thăm hai thành phố này, Giáo hoàng Francis lên án và kêu gọi các nước từ bỏ vũ khí hạt nhân cùng những vũ khí hủy diệt hàng loạt khác. Giáo hoàng khẳng định người dân ở khắp mọi nơi trên thế giới đều khát vọng về một cuộc sống hòa bình, không có vũ khí hạt nhân; và yêu cầu các nhà lãnh đạo chính trị đừng quên rằng vũ khí hạt nhân không thể bảo vệ con người khỏi các mối đe dọa an ninh hiện tại, thêm vào đó, con người cần suy ngẫm về tác động thảm khốc của việc triển khai chúng và rằng việc sở hữu hạt nhân cùng các vũ khí hủy diệt hàng loạt khác “không phải là câu trả lời” cho mong muốn của con người về an ninh, hòa bình và ổn định. Giáo hoàng Francis cho rằng thế giới đang bị thống trị bởi sự chia rẽ, nơi những nỗ lực phòng thủ và bảo vệ ổn định và hòa bình bị chi phối bởi sự sợ hãi và ngờ vực. Ông nhấn mạnh, hòa bình và ổn định quốc tế không thể đạt được khi những nỗ lực được xây nên từ nỗi sợ hãi, hủy diệt lẫn nhau hay đe dọa hủy diệt hoàn toàn. Và trong một thế giới nơi có nhiều triệu trẻ em và gia đình sống trong điều kiện tồi tàn, tiền bạc bị tiêu pha lãng phí vào việc sản xuất, nâng cấp, duy trì và buôn bán các loại vũ khí hủy diệt là một sự sỉ nhục đối với nhân loại[1].

Giáo hoàng cho rằng sử dụng vũ khí hạt nhân là tội ác và vô đạo đức. Giáo hoàng nhấn mạnh ông cảm nhận được trách nhiệm cần phải đến đây như một người hành hương của hòa bình, để cầu nguyện trong yên lặng, tưởng nhớ những nạn nhân vô tội và cũng mang trong tim những lời cầu nguyện và khao khát của tất cả mọi người. Với niềm tin sâu sắc, ông muốn một lần nữa tuyên bố rằng việc sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích chiến tranh, ngày nay và hơn bao giờ hết, là tội ác không chỉ chống lại phẩm giá của con người, mà còn chống lại mọi khả năng tương lai cho ngôi nhà chung của tất cả mọi người. Việc sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích chiến tranh là vô đạo đức, tương tự, việc sở hữu hạt nhân cũng là vô đạo đức, điều mà ông đã từng nói cách đây hai năm. Và không ai hết, chính bản thân con người sẽ bị phán xử về điều này.

Giáo hoàng nhấn mạnh, con người làm sao có thể mong ước về một cuộc sống hòa bình nếu như liên tục sử dụng mối đe dọa chiến tranh hạt nhân như một cách đòi hỏi hợp pháp để giải quyết các cuộc xung đột? Những nỗi đau mà hai thành phố đã phải chịu đựng đã nhắc nhở mỗi con người chúng ta về những ranh giới không bao giờ được vượt qua. Một nền hòa bình thực sự chỉ có thể là một nền hòa bình không vũ trang [2].

Sau khi đến thăm hai thành phố là Nagasaki và Hiroshima, Giáo hoàng Francis đã hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Trong cuộc gặp, Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định Nhật Bản và Vatican là đối tác thân thiết trong các vấn đề đảm bảo về một thế giới hòa bình không có vũ khí hạt nhân, xóa bỏ đói nghèo và bảo vệ môi trường...  Đồng thời khẳng định chuyến thăm Nhật Bản của Giáo hoàng sẽ thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa hai bên. Thủ tướng  Shinzo Abe đã đề nghị Giáo hoàng Francis hợp tác để giải quyết sớm vấn đề công dân Nhật Bản bị bắt cóc. Về phần mình, Đức Giáo hoàng cũng đã hoan nghênh những nỗ lực của Thủ tướng Shinzo Abe trong việc giải quyết vấn đề công dân Nhật Bản bị Triều Tiên bắt cóc trong những năm 1970 và 1980 và cam kết hợp tác với Nhật Bản trong vấn đề thúc đẩy thế giới không có hạt nhân và giải quyết vấn đề công dân Nhật Bản bị bắt cóc. Trong cuộc gặp, hai bên đã thống nhất cho rằng phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên Bán đảo Triều Tiên là vô cùng quan trọng [3]. Trước đó, Giáo hoàng Francis cũng đã đã hội kiến với Thiên hoàng Nhật Bản Naruhito tại Hoàng cung. Đây là lần đầu tiên Thiên hoàng Naruhito gặp Giáo hoàng Francis, đồng thời Giáo hoàng Francis cũng là giáo hoàng đầu tiên thăm Hoàng cung kể từ năm 1981.

Có thể thấy, đây là chuyến thăm Nhật Bản đầu tiên của một người đứng đầu Giáo hội Công giáo La Mã trong 38 năm qua. Giải trừ hạt nhân được coi là vấn đề trọng tâm trong chuyến công du Nhật Bản lần này của Giáo hoàng. Tại đây, Đức giáo hoàng đã đưa ra một thông điệp mạnh mẽ kêu gọi lệnh cấm vũ khí hạt nhân, đồng thời nhấn mạnh việc sử dụng và sở hữu vũ khí hạt nhân là vô đạo đức; là hành động gây nên hàng loạt những tội lỗi. Ngoài ra, nó còn là trở ngại cho việc giải trừ vấn đề hạt nhân trên toàn cầu. Từ đây, Giáo hoàng cũng kêu gọi tất cả mọi người cần có các hành động cụ thể để kiến tạo một thế giới không có hạt nhân, hòa bình, ổn định hợp tác cũng nhau phát triển. Đó không chỉ là khát khao, là mong mỏi của riêng ai mà đó chính là ước mơ của toàn nhân loại ngay cả ở trong quá khứ và hiện tại.

Trần Mỹ Hoa

Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

[1] Pope Francis calls for world leaders to abandon nuclear weapons

https://www.thenational.ae/world/asia/pope-francis-calls-for-world-leaders-to-abandon-nuclear-weapons-1.941875

[2] Giáo hoàng kêu gọi thế giới không vũ khí hạt nhân

https://www3.nhk.or.jp/nhkworld/vi/news/200097/

[3] Japan, Vatican partners in realizing nuclear weapons-free world, Abe tells pope

https://japantoday.com/category/politics/japan-vatican-partners-in-realizing-nuke-free-world-abe-tells-pope

Tin tức khác

BẦU CỬ HẠ VIỆN NHẬT BẢN VÀ NHỮNG HỆ LỤY
BẦU CỬ HẠ VIỆN NHẬT BẢN VÀ NHỮNG HỆ LỤY

Thủ tướng mới nhậm chức Ishiba Shigeru đã tuyên bố giải tán Hạ viện để bầu lại ngay sau khi nhậm chức vào đầu tháng 10 năm 2024, với hy vọng tận dụ ...

ÔNG ISHIBA SHIGERU TRỞ THÀNH THỦ TƯỚNG THỨ 103 CỦA NHẬT BẢN
ÔNG ISHIBA SHIGERU TRỞ THÀNH THỦ TƯỚNG THỨ 103 CỦA NHẬT BẢN

Vào chiều ngày 11/11/2024, Hạ viện Nhật Bản đã tổ chức phiên họp toàn thể để bầu chọn thủ tướng. Trong cuộc bầu chọn lần đầu, không có ứng viên nào ...

ÔNG SHIGERU ISHIBA TRỞ THÀNH TÂN THỦ TƯỚNG CỦA NHẬT BẢN
ÔNG SHIGERU ISHIBA TRỞ THÀNH TÂN THỦ TƯỚNG CỦA NHẬT BẢN

Ngày 1/10, Quốc hội Nhật Bản đã họp phiên bất thường và bầu Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP), ông Shigeru Ishiba làm tân thủ tướng của nước này. T ...

ĐẢNG LDP BẦU LÃNH ĐẠO THAY THẾ THỦ TƯỚNG KISHIDA: CỰU BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG ISHIBA ĐẮC ...
ĐẢNG LDP BẦU LÃNH ĐẠO THAY THẾ THỦ TƯỚNG KISHIDA: CỰU BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG ISHIBA ĐẮC ...

Cuộc bầu cử chức chủ tịch đảng cầm quyền Tự do Dân chủ Nhật Bản (LDP) đã diễn ra vào ngày 27/9/2024. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, thu hút s ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn