GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

KINH TẾ NHẬT BẢN TIẾP TỤC SUY THOÁI

Đăng ngày: 29-07-2020, 09:42

Nền kinh tế Nhật Bản đã chính thức rơi vào suy thoái trong quý I/2020 sau 2 quý tăng trưởng âm liên tiếp do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19). Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản – nền kinh tế lớn thứ 3 sau Mỹ và Trung Quốc đã giảm 3,4% trong quý I/2020. Các nhà kinh tế thuộc Tập đoàn Quick cho hay, nền kinh tế Nhật Bản dự kiến giảm 4,8% trong quý II/2020 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến ngành sản xuất và dịch vụ du lịch của Nhật Bản điêu đứng. Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống xã hội và kinh tế của toàn thế giới nói chung và Nhật Bản nói riêng. Chi tiêu tiêu dùng, đặc biệt là các lĩnh vực như: du lịch, hoạt động sản xuất tại nước này đều bị ảnh hưởng nghiêm trong vì COVID-19. Tiêu dùng cá nhân giảm 0,7% trong quý I/2020, đánh dấu quý thứ 2 giảm liên tiếp trong bối cảnh người dân không ra ngoài để ăn uống hay vui chơi giải trí nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Các nhà kinh tế cho rằng nền kinh tế Nhật Bản sẽ giảm với tốc độ trung bình vào khoảng 20% hoặc nhiều hơn trong quý II/2020[1].

Một số đặc điểm nổi bật của kinh tế Nhật Bản trong tháng 7/2020

1. Chứng khoán Nhật Bản tăng do các nhà đầu tư mua cổ phiếu có triển vọng

Chứng khoán Nhật Bản tăng, khi các tiến bộ trong việc phát triển vắc-xin ngừa Covid-19 đã thúc đẩy niềm tin của các nhà đầu tư về phục hồi kinh tế nhanh chóng. Chỉ số Nikkei 225 đã tăng 166,74 điểm (tăng 0,73%) lên 22.884,22 điểm, sau khi tăng 0,09% trong phiên trước đó. Những tín hiệu ban đầu tạo ra kháng thể từ thử nghiệm trong các loại vắc-xin COVID-19 tiềm năng đã làm tăng hy vọng về một giải pháp y tế cho đại dịch toàn cầu vốn đang gây ra suy thoái mạnh và khiến hơn nửa triệu người tử vong. Nhờ vậy mà các nhà đầu tư tỏ ra lạc quan hơn. Theo Okasan Online Securities, chỉ số Nikkei 225 của thị trường Tokyo tiếp tục đà đi lên ổn định mà không cho thấy những dấu hiệu tăng quá nóng và giới đầu tư đang mua vào những cổ phiếu hiện được định giá thấp hơn giá trị thực tế song có triển vọng dài hạn rất hứa hẹn. Những hy vọng về việc nghiên cứu và điều chế thành công vắc-xin phòng COVID-19 đã tạm thời thúc đẩy giá của các cổ phiếu Nhật Bản song tâm lý thận trọng đã khiến giới đầu tư hạn chế mua tiếp cổ phiếu. Ngoài ra, các biện pháp kích thích liên tục từ các nền kinh tế toàn cầu càng làm tăng thêm hy vọng. Ngân sách của Nhật Bản cho năm tài khóa 2021 sẽ không đặt giới hạn chi tiêu cho các yêu cầu nhằm chống lại sự bùng phát. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu đã đạt được thỏa thuận về quỹ phục hồi sau đại dịch coronavirus, cung cấp các khoản tài trợ và khoản vay cho 27 quốc gia trị giá 750 tỷ euro. Lạm phát giá tiêu dùng của Nhật Bản ở mức thấp là 0,1% vào tháng 6 năm 2020[2].

2. Tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng ở Nhật Bản tiếp tục ở mức thấp

Lạm phát giá tiêu dùng của Nhật Bản tiếp tục ở mức thấp là 0,1% trong tháng 6 năm 2020, khi đại dịch COVID-19 tiếp tục kìm hãm tiêu dùng. Giá giảm mạnh 10,5% cho giáo dục, và giảm cho giao thông vận tải và truyền thông (-0,5%), phí nhiên liệu, điện và nước (-2%). Trong khi đó, lạm phát đối với nhà ở giảm xuống 0,7% (so với 0,8% trong tháng 5) và đối với quần áo và giày dép xuống 1,3% (so với 1,4%). Ngoài ra, lạm phát cho thực phẩm giảm xuống 1,5% từ 2,%. Ngược lại, chi phí chăm sóc y tế tăng lên đến 0,6% (so với 0,5%)[3].

3. Thâm hụt thương mại của Nhật Bản tiếp tục giảm do đại dịch COVID-19

Thâm hụt thương mại của Nhật Bản đã thu hẹp xuống còn 268,8 tỷ JPY vào tháng 6 năm 2020 từ mức 588,1 tỷ JPY trong cùng tháng năm 2019. Nhập khẩu vào Nhật Bản đã giảm 14,4% so với cùng kỳ năm trước xuống còn 5,13 nghìn tỷ JPY trong tháng 6 năm 2020, giảm 11.8% so với tháng trước. Đây là tháng thứ 14 liên tiếp kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản bị giảm, chủ yếu là do nhập khẩu mua máy móc điện giảm 6,3%, dẫn đầu là chất bán dẫn (-3,9%) và IC (-3,6%). Ngoài ra, nhập khẩu về dụng cụ quang học (-8,4%) và quần áo (-17,1%), trong khi nhiên liệu khoáng sản giảm 48,7%. trong đó xăng dầu (-71,8%) và LNG (-10,6%). Lượng hàng hóa sản xuất giảm 8,1%, do kim loại màu (-9,9%) và các thiết bị vận tải đã giảm 58,2%, trong đó xe cơ giới (-69,2%) và các bộ phận của xe cơ giới (-43,4%). Nhập khẩu giảm từ Hồng Kông (-77,5%), Hàn Quốc (-15,8%), Thái Lan (-16,7%), Indonesia (-27,4%), Việt Nam (-12,8%), Mỹ (-12,6%)[4].

Trong khi đó, xuất khẩu từ Nhật Bản cũng giảm 26,2% so với cùng kỳ xuống 4,96 nghìn tỷ JPY vào tháng 6 năm 2020. Đánh dấu lần giảm thứ 19 liên tiếp trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu suy yếu và đại dịch COVID-19 đang diễn ra. Các lô hàng thiết bị vận tải đã giảm 41,1%, giảm mạnh bởi xe cơ giới (-49,9%) và xe hơi (50,1%). Xuất khẩu máy móc cũng giảm 24,5%, do máy phát điện (-37,1%) và thiết bị bán dẫn (-6,6%). Doanh số bán máy móc thiết bị giảm 18,5%, chủ yếu do chất bán dẫn (-7,8%), trong khi hàng hóa sản xuất giảm 25,5%, trong đó sản phẩm sắt & thép (-26,6%). Các lô hàng hóa chất giảm mạnh 14,2%, phần lớn là do hóa chất hữu cơ (-25,3%). Xuất khẩu giảm sang Trung Quốc (-0,2%), Hồng Kông (-14,6%), Hàn Quốc (-15,1%), Singapore (-27,7%)[5].

Trần Ngọc Nhật

Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

[1] Kinh tế Nhật Bản suy thoái do đại dịch COVID-19

http://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/kinh-te-nhat-ban-suy-thoai-do-dai-dich-covid-19-555029.html

[2] Japanese Shares Trade Higher

https://tradingeconomics.com/japan/stock-market

[3] Japan Inflation Rate Remains at 3-Year Lows

https://tradingeconomics.com/japan/inflation-cpi

[4] Japan Imports Slump Less than Expected

https://tradingeconomics.com/japan/imports

[5] Japan Exports Plunge More than Estimated

https://tradingeconomics.com/japan/exports

Tin tức khác

BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 2 NĂM 2025
BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 2 NĂM 2025

Thâm hụt thương mại của Nhật Bản tăng đáng kể lên 2.758,78 tỷ yên vào tháng 1 năm 2025 từ 1.766,54 tỷ yên cùng kỳ năm trước, vượt quá sự đồng thuận ...

BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 1 NĂM 2025
BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 1 NĂM 2025

Thặng dư thương mại của Nhật Bản tăng vọt lên 130,94 tỷ yên vào tháng 12 năm 2024 từ 32,35 t ...

CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ GIA TĂNG Ở NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ CĂNG THẲNG
CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ GIA TĂNG Ở NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ CĂNG THẲNG

Các khoản vay tiêu dùng tăng vọt và tiền lương trì trệ dẫn đến khó khăn tài chính kỷ lục trong các hộ gia đình. Ngày càng nhiều người Nhật phải vật ...

BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 12 NĂM 2024
BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 12 NĂM 2024

Thâm hụt thương mại của Nhật Bản giảm xuống còn 117,62 tỷ yên vào tháng 11 năm 2024 từ mức 813,87 yên cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu mức thâm hụt thươ ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn