GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

NHẬT BẢN BAN BỐ TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP

Đăng ngày: 14-01-2021, 04:57

Trước tình hình lây lan mạnh Covid-19, Nhật Bản đã chính thức ban bố tình trạng khẩn cấp đối với Tokyo và 3 tỉnh Kanagawa, Saitama, Chiba. Ban bố có hiệu lực từ ngày 8/1 đến ngày 7/2. Sau đó, tình trạng khẩn cấp được mở rộng đối với 7 tỉnh nữa vào ngày 13/1/2021. Các tỉnh này là Osaka, Hyogo, Kyoto, Aichi, Gifu, Fukuoka và Tochigi.

Thực tế, làn sóng lây lan Covid-19 thứ 3 tại Nhật Bản đang ngày càng nghiêm trọng. Tính đến ngày 13/1/2021, đã có 304.040 ca nhiễm. Trong ngày 8/1, số ca lây nhiễm mới đã lập đỉnh với hơn 7882 ca. Làn sóng thứ 1 diễn ra trong tháng 4 có số ca nhiễm nhiều nhất trong 1 ngày là 720. Làn sóng thứ 2 từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 8, với số ca lây nhiễm mới nhiều nhất là 1605 vào ngày 7/8/2020. Như vậy có thể thấy làn sóng lây nhiễm thứ 3 có quy mô và cường độ cao hơn hẳn 2 làn sóng trước (xem hình 1).

Hình 1: Làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 3

Đơn vị: người

NHẬT BẢN BAN BỐ TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP

Nguồn NHK[1]

Tình hình lây nhiễm hiện nay không giống trước đây, vi-rút có khả năng lây lan đến các địa phương, chứ không chỉ ở các thành phố lớn. Đồng thời xuất hiện nhiều hình thức lây nhiễm tập thể hơn trước đây. Do đó, chính phủ Nhật Bản phải lần thứ 2 ban bố tình trạng khẩn cấp.

Hình 2: So sánh 2 lần ban bố tình trạng khẩn cấp

NHẬT BẢN BAN BỐ TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP

GDP thực tế trong 1 tháng có thể giảm tới 1,4 nghìn tỷ yên

GDP thực tế trong quý 2 năm 2020, khi tình trạng khẩn cấp được ban bố trên toàn quốc, đã giảm 29,2% so với cùng kỳ năm trước, mức giảm lớn nhất trong lịch sử thống kê hiện hành. Nền kinh tế suy thoái do xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm đáng kể cùng với các đợt phong tỏa ở châu Âu và Hoa Kỳ và lượng khách nước ngoài đến Nhật Bản giảm mạnh, nhưng suy giảm tiêu dùng cá nhân có tác động lớn hơn. Số người đi lại giảm mạnh do hạn chế ra ngoài và đóng cửa các cửa hàng bán lẻ và nhà hàng, đồng thời chi tiêu tiêu dùng của hộ gia đình (không bao gồm tiền thuê nhà) giảm 35,6%.

Tình trạng khẩn cấp được ban hành lần 2 tại thủ đô và 3 tỉnh sẽ tác động đến nền kinh tế Nhật Bản. Vào thời điểm ban bố tình trạng khẩn cấp lần 1 trong năm 2020, GDP thực tế trong 1 tháng đã giảm khoảng 3,1 nghìn tỷ yên. Lần này, tính cả ảnh hưởng của việc tạm dừng chiến dịch Go To, GDP thực tế dự kiến ​​sẽ giảm đến 1,4 nghìn tỷ yên trong 1 tháng[2].

Tiêu dùng cá nhân sẽ giảm đáng kể do người dân hạn chế đi ra ngoài trừ trường hợp cần thiết hay khẩn cấp, và thời gian kinh doanh của các nhà hàng sẽ được rút ngắn, điều này sẽ làm giảm GDP hàng năm từ 0,3% đên 0,88%. Tương đương mức giảm 1,4 nghìn tỷ yên đến 4,89 nghìn tỷ yên[3].

Tiêu dùng cá nhân ​​sẽ giảm ít hơn đáng kể so với thời điểm tuyên bố khẩn cấp trong năm 2020

Năm 2020, tuyên bố tình trạng khẩn cấp ban đầu được ban hành cho 7 tỉnh thành, sau đó phạm vi được mở rộng ra trên toàn quốc. Tác động đến tiêu dùng cá nhân tại thời điểm đó được ước tính là khoảng 4,3 nghìn tỷ yên trong 1 tháng. Lần này, Bằng cách giới hạn phạm vi áp dụng tuyên bố khẩn cấp chỉ trong thủ đô và ba tỉnh, quy mô của sự sụt giảm tiêu thụ sẽ được kìm giữ xuống khoảng 30% so với trường hợp phạm vi trên toàn quốc[4].

Hơn nữa, phạm vi hạn chế của các hoạt động kinh tế - xã hội theo yêu cầu lần này được thu hẹp. Năm 2020, các hoạt động bán hàng tại các nhà hàng, cơ sở lưu trú, cơ sở vui chơi giải trí ... bị hạn chế hoạt động, thậm chí đóng cửa. Các hộ gia đình rất thận trọng về các bệnh truyền nhiễm và do yêu cầu hạn chế ra ngoài một cách không cần thiết, số lượng người tại các cửa hàng bán lẻ và cơ sở giải trí như được thấy trong dữ liệu thông tin vị trí của Google đã giảm xuống khoảng 30% trước cú sốc Covid-19. Kết quả là, không chỉ dịch vụ mà cả hàng hóa lâu bền và không lâu bền đều giảm mức tiêu thụ.

Lần này, theo nhận định của chuyên gia, phần lớn nguyên nhân lây nhiễm bệnh không rõ ràng là liên quan đến ăn uống, nên yêu cầu rút ngắn giờ hoạt động sẽ tập trung vào các nhà hàng. Tiêu dùng cá nhân dự kiến ​​sẽ giảm chủ yếu là các dịch vụ liên quan đến tiếp xúc hoặc đi lại.

GDP quý 1 năm 2021 tăng trưởng âm

Tình trạng khẩn cấp được ban bố tại thủ đô và 3 tỉnh nên khả năng cao GDP quý 1 năm 2021 tăng trưởng âm. Điều lo ngại là kinh tế sẽ tồi tệ đến mức nào sau khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Theo tính toán của chính phủ Nhật Bản, triển khai tập trung phòng chống lây nhiễm tại một số khu vực cụ thể, gỡ bỏ tuyên bố sau 1 tháng thì sụt giảm GDP ở mức vừa phải. Mặt khác, nếu không kiểm soát được lây nhiễm, phải mở rộng khu vực phong tỏa, thời gian thực hiện kéo dài, hoạt động kinh tế bị siết chặt, nguy cơ suy thoái kinh tế tăng nhanh.

Nguy cơ thất nghiệp

Khảo sát của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cho thấy, từ tháng 1 năm 2020 đến 6/1/2021, ước tính số người mất việc do ảnh hưởng của Covid-19 lên đến 80.121[5]. Lo ngại về tác động của việc ban bố tình trạng khẩn cấp đối với việc làm, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đang kêu gọi các công ty duy trì việc làm thông qua trợ cấp và các phương tiện khác.

Tổng thu nhập bao gồm lương cơ bản và tiền làm thêm giờ của 1 người lao động vào tháng 11 năm 2020 trung bình là 279.095 yên,  giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước và giảm trong 8 tháng liên tiếp[6]. Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi, tiền thưởng đã giảm đáng kể do ảnh hưởng của Covid-19 khiến hoạt động kinh doanh sa sút.

Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Kinh tế Daiichi, sẽ có 75.000 người thất nghiệp sau 6 tháng kể từ khi ban bố tình trạng khẩn cấp[7]. Số lượng nhân viên dư thừa cao hơn so với thời điểm xảy ra cú sốc Lehman. Nếu nền kinh tế suy thoái nhanh trong khi gánh nặng chi phí lao động của công ty tương đối nhiều, tỷ lệ thất nghiệp, vốn được giữ ở mức thấp do các biện pháp như mở rộng trợ cấp điều chỉnh việc làm, sẽ tăng lên đáng kể, và lo ngại lực lượng phụ nữ và sinh viên không làm việc sẽ tăng trở lại.

Phan Cao Nhật Anh

Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

[1] 日本国内の感染者数(NHKまとめ), truy cập ngày 14/1/2021 tại https://www3.nhk.or.jp/news/special/coronavirus/

[2] 1 都 3 県への緊急事態宣言で 21 年 1-3 月期はマイナス成長へ, truy cập ngày 7/1/2021 tại https://www.dir.co.jp/report/research/economics/japan/20210105_022003.pdf

[3] 新型コロナ影響 失業者 8万人超 見込み含め 6日までに 厚労省, truy cập ngày 7/1/2021 tại https://www3.nhk.or.jp/news/html/20210107/k10012801061000.html?utm_int=word_contents_list-items_017&word_result=%E6%96%B0%E5%9E%8B%E3%82%B3%E3%83%AD%E3%83%8A%20%E7%B5%8C%E6%B8%88%E5%BD%B1%E9%9F%BF

[4] 1 都 3 県への緊急事態宣言で 21 年 1-3 月期はマイナス成長へ, truy cập ngày 7/1/2021 tại https://www.dir.co.jp/report/research/economics/japan/20210105_022003.pdf

[5] 新型コロナ影響 失業者 8万人超 見込み含め 6日までに 厚労省, truy cập ngày 7/1/2021 tại https://www3.nhk.or.jp/news/html/20210107/k10012801061000.html?utm_int=word_contents_list-items_017&word_result=%E6%96%B0%E5%9E%8B%E3%82%B3%E3%83%AD%E3%83%8A%20%E7%B5%8C%E6%B8%88%E5%BD%B1%E9%9F%BF

[6] 11月の給与総額 8か月連続でマイナス 新型コロナで業績悪化, truy cập ngày 7/1/2021 tại https://www3.nhk.or.jp/news/html/20210107/k10012800611000.html?utm_int=word_contents_list-items_018&word_result=%E6%96%B0%E5%9E%8B%E3%82%B3%E3%83%AD%E3%83%8A%20%E7%B5%8C%E6%B8%88%E5%BD%B1%E9%9F%BF

[7] 緊急事態宣言2度目 教育・企業・飲食への影響と効果は?, truy cập ngày 7/1/2021 tại https://www3.nhk.or.jp/news/html/20210106/k10012799591000.html?utm_int=news_contents_netnewsup_001


Tin tức khác

NGƯỜI VÔ GIA CƯ Ở NHẬT BẢN
NGƯỜI VÔ GIA CƯ Ở NHẬT BẢN

Ở Nhật Bản, việc sử dụng chính thức thuật ngữ “người vô gia cư” và định nghĩa rõ ràng của nó xuất hiện cùng với “Đạo luật về các biện pháp đặc biệt ...

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG INTERNET Ở NHẬT BẢN
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG INTERNET Ở NHẬT BẢN

Các dịch vụ internet thương mại đã có mặt tại Nhật Bản vào đầu những năm 1990 và được ngày càng nhiều người sử dụng trong những năm tiếp theo. Việc ...

KODOMO SHOKUDO (CĂNG TIN DÀNH CHO TRẺ EM) Ở NHẬT BẢN
KODOMO SHOKUDO (CĂNG TIN DÀNH CHO TRẺ EM) Ở NHẬT BẢN

Các quán ăn cung cấp bữa ăn miễn phí hoặc giá rẻ cho trẻ em đã tìm cách giải quyết tình trạng nghèo đói ở trẻ em khi chúng mới bắt đầu xuất hiện cá ...

CÁC VẤN ĐỀ AN SINH XÃ HỘI CỦA NHẬT BẢN NẢY SINH DO ĐẠI DỊCH COVID-19
CÁC VẤN ĐỀ AN SINH XÃ HỘI CỦA NHẬT BẢN NẢY SINH DO ĐẠI DỊCH COVID-19

Trong đại dịch COVID-19, hệ thống an sinh xã hội của Nhật Bản phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp đặc biệt là trong bối cảnh dân số già hóa và t ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn