GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

TRIỂN VỌNG CỦNG CỐ LIÊN HỢP QUỐC: VAI TRÒ CỦA NHẬT BẢN

Đăng ngày: 29-03-2023, 03:22

Ngày 24/3, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Nâng cao vai trò toàn diện của Liên Hợp quốc và Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc trong bối cảnh thế giới và khu vực đầy biến động” trong đó đáng chú ý có tham luận với  chủ đề "Triển vọng củng cố Liên hợp quốc: Vai trò của Nhật Bản". Tham dự hội thảo, về phía Nhật Bản có ông Nishigori Naofumi, Tham tán chính trị Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. Về phía Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có TS. Đặng Xuân Thanh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm cùng Lãnh đạo các viện nghiên cứu thuộc khối quốc tế và các cán bộ nghiên cứu khoa học đến từ các đơn vị trực thuộc và các học giả Việt Nam và Nhật Bản. Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản cũng cử đại diện cán bộ đến tham dự Hội thảo.

TRIỂN VỌNG CỦNG CỐ LIÊN HỢP QUỐC: VAI TRÒ CỦA NHẬT BẢN

Toàn cảnh Hội thảo

Sau gần 80 năm tồn tại và phát triển, Liên Hợp quốc không ngừng phát triển lớn mạnh và ngày càng chứng tỏ là một tổ chức không thể thiếu trong nền chính trị thế giới, góp phần rất quan trọng để giữ gìn hòa bình, môi trường hòa bình, hợp tác phát triển thịnh vượng thế giới. Việt Nam và Nhật Bản là đối tác chiến lược sâu rộng, là hai quốc gia có đóng góp rất tích cực  vào môi trường hòa bình, ổn định của khu vực Đông Á nói riêng và trên toàn thế giới nói chung; đồng thời cũng là những quốc gia thành viên tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động của Liên hợp quốc. Do đó, cả hai nước đều mong muốn có sự cải tổ sâu rộng của Liên hợp quốc, đặc biệt là vấn đề thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

TRIỂN VỌNG CỦNG CỐ LIÊN HỢP QUỐC: VAI TRÒ CỦA NHẬT BẢN
Ông Nishigori Naofumi và TS. Đặng Xuân Thanh chủ trì Hội thảo

Tại Hội thảo, GS.TS Yasue Mochizuki đến từ Đại học Kwansei Gakuin, Nhật Bản đã trình bày tham luận với chủ đề "Triển vọng củng cố Liên hợp quốc: Vai trò của Nhật Bản". Tham luận được chia làm bốn nội dung chính: 1. Các sáng kiến của Liên hợp quốc chống lại sự xâm lược của Nga; 2. Tranh luận về quyền phủ quyết; 3. Lập trường của Nhật Bản về việc cải cách Hội đồng Bảo an và đóng góp của nó đối với Liên hợp quốc; 4. Triển vọng đóng góp của Nhật Bản dưới tư cách là một thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an. Trong nhiều năm qua, mục tiêu của Nhật Bản là làm cho Hội đồng Bảo an trở nên hợp pháp, hiệu quả và mang tính đại diện hơn nữa trong việc phản ánh thực trạng của thế giới. Do đó, ngay từ khi trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an từ năm 1958 đến nay, Nhật Bản đã tham gia rất tích cực trong việc thúc đẩy các chính sách dựa trên "an ninh con người", các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và có nhiều đóng góp quan trọng trong việc cải tổ phương pháp làm việc của Hội đồng Bảo an. Nhật Bản cùng với các quốc gia khác đã thúc đẩy kế hoạch G4 cho việc cải cách Hội đồng Bảo an với mục tiêu làm cho Hội đồng Bảo an trở nên hợp pháp, hiệu quả và mang tính đại diện hơn nữa bằng việc phản ánh thực trạng của thế giới. Đề xuất được đưa ra đó là tăng cường thêm số lượng thành viên, cả thường trực và không thường trực nhằm mục đích đa dạng hóa vai trò của Hội đồng Bảo an; quyền phủ quyết sẽ được trao lại cho các thành viên mới và sẽ hoãn lại trong vòng 15 năm.

TRIỂN VỌNG CỦNG CỐ LIÊN HỢP QUỐC: VAI TRÒ CỦA NHẬT BẢN

GS.Yasue Mochizuki trình bày tham luận tại Hội thảo

Theo GS.Yasue Mochizuki, đã có những cuộc thăm dò quan điểm của dư luận tại Nhật Bản về việc Nhật Bản tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; về việc Nhật Bản tham gia làm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các lý do tán thành/ phản đối việc Nhật Bản trở thành thành viên thường trực của Hội đồng bảo an. Quan sát từ các cuộc thăm dò dư luận cho thấy, hình ảnh và góc nhìn của công chúng về Liên hợp quốc đi đôi với cam kết của Nhật Bản với Liên hợp quốc. Sự đánh giá tích cực của dư luận Nhật Bản về các hoạt động hòa bình của Liên hợp quốc một phần cho thấy sự tham gia thành công của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) vào các hoạt động giữ gìn hòa bình (PKOs) của Liên hợp quốc. Các phương tiện truyền thông của Liên hợp quốc cũng đã tạo cơ hội phản ánh vai trò của Nhật Bản và vai trò của Liên hợp quốc. Từ đó cho thấy, dân chúng Nhật Bản rất ủng hộ nước này là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhất là vai trò trong lực lượng gìn giữ hòa bình ở tổ chức này. Về triển vọng đóng góp của Nhật Bản với vai trò là thành viên không thường trực, theo phát biểu của Thủ tướng Kishida tại Đại Hội đồng Liên hợp quốc năm 2022, Nhật Bản với vai trò là “người điều hành đúng mực” dự định “hành động để tăng cường pháp quyền trong cộng đồng quốc tế” bằng cách “lắng nghe không chỉ những tiếng nói lớn, mà còn chú tâm và các tiếng nói nhỏ”.

Chủ đề của Hội thảo là rất cần thiết trong bối cảnh hai nước đang nỗ lực để cải thiện và nâng cao mối quan hệ hợp tác song phương và quốc tế trên nhiều lĩnh vực; cùng nhau thảo luận và định hướng các vấn đề cần giải quyết nhằm tăng cường vai trò toàn diện của Liên Hợp quốc và Hội đồng Bảo an trong bối cảnh khu vực và thế giới biến động như hiện nay.

 

Vũ Phương Hoa

Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản

Tin tức khác

GIỚI THIỆU SÁCH \
GIỚI THIỆU SÁCH "XÃ HỘI NHẬT BẢN – DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG"

Xã hội Nhật Bản – Dân số, gia đình và cộng đồng

Tác giả: TS. Ngô Hương Lan ...

NHẬT BẢN ĐỔ BỘ THÀNH CÔNG LÊN MẶT TRĂNG
NHẬT BẢN ĐỔ BỘ THÀNH CÔNG LÊN MẶT TRĂNG

Mới đây JAXA (Cơ quan thám hiểm hàng không vũ trụ Nhật Bản) đã thông báo, tàu vũ trụ thăm dò không người lái S ...

DẤU ẤN ĐẶC BIỆT KỶ NIỆM 50 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - NHẬT BẢN
DẤU ẤN ĐẶC BIỆT KỶ NIỆM 50 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - NHẬT BẢN

Nằm trong chuỗi các sự kiện quan trọng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam- Nhật Bản (1973-20 ...

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI NHẬT BẢN NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI NHẬT BẢN NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

1. Khái niệm đào tạo nghề

Theo cách hiểu đơn giản nhất, Giáo dục và đào tạo nghề (Vocational and Educatio ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn