GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

DẤU ẤN ĐẶC BIỆT KỶ NIỆM 50 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - NHẬT BẢN

Đăng ngày: 18-09-2023, 16:41

Nằm trong chuỗi các sự kiện quan trọng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam- Nhật Bản (1973-2023),  trong hai ngày 14-15/9/2023, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA, Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản (JF) và Đại học Senshu tổ chức Hội thảo quốc tế với hai chủ đề trong hai ngày đó là “50 năm quan hệ Việt Nam- Nhật Bản: Quá khứ, hiện tại và hướng tới tương lai” và “50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam- Nhật Bản: Thành tựu và triển vọng” nhằm tổng kết những thành tựu đạt được trên chặng đường đã qua và phân tích, đánh giá những triển vọng quan hệ hai nước trong thời gian tới. Trong hai ngày diễn ra Hội thảo, đã có khoảng hơn 200 đại biểu là các học giả, nhà nghiên cứu, giảng viên… đến từ các trường Đại học, các Viện Nghiên cứu, các Cơ quan Chính phủ của Nhật Bản và Việt Nam.

DẤU ẤN ĐẶC BIỆT KỶ NIỆM 50 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - NHẬT BẢN
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo "50 năm quan hệ Việt Nam- Nhật Bản: Quá khứ, hiện tại và hướng tới tương lai”

DẤU ẤN ĐẶC BIỆT KỶ NIỆM 50 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - NHẬT BẢN

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo “50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam- Nhật Bản: Thành tựu và triển vọng”

Quá trình biên tập, soạn thảo Kỷ yếu Hội thảo, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản đã nhận được tổng cộng 74 bài viết từ các học giả, nhà nghiên cứu, giảng viên… Nhật Bản và Việt Nam trong đó có 20 bài viết đã được chọn để báo cáo tại Hội thảo. Đây đều là các bài viết chất lượng với nội dung chủ yếu là điểm lại những nét chính trong quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị - ngoại giao, an ninh quốc phòng, văn hóa – giáo dục; đi sâu phân tích, nghiên cứu một số vấn đề về kinh tế, chính trị, lịch sử, văn hóa trong quan hệ của hai nước nói chung và các vấn đề của từng quốc gia nói riêng.

Phiên khai mạc bắt đầu với bài phát biểu của GS Furuta Motoo điểm qua chiều dài lịch sử quan hệ ngoại giao Nhật Bản - Việt Nam cùng với những bước tiến của bản thân Giáo sư với tư cách là một nhà nghiên cứu Việt Nam - người đã chứng kiến chiều dài lịch sử quan hệ Việt- Nhật. GS Furuta Motoo đề cập đến việc hai nước trong thời gian tới cần xây dựng mối quan hệ đối tác bình đẳng, nền móng của mối quan hệ này đang từng bước hình thành do sự phát triển nhanh chóng của Việt Nam hiện nay.

DẤU ẤN ĐẶC BIỆT KỶ NIỆM 50 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - NHẬT BẢN

GS Furuta Motoo trình bày bài phát biểu

Sau phiên khai mạc, Hội thảo đã được nghe báo cáo của 20 diễn giả, chia làm 05 phiên thảo luận như sau:

Phần thứ nhất: Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng:

1. “Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực chính trị - an ninh: từ tái lập hợp tác đến đối tác chiến lược sâu rộng” -  Người phát biểu: PGS.TS. Phạm Hồng Thái, Nguyên Quyền Viện trưởng  Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á.

2. “Hợp tác anh ninh trên biển Việt Nam - Nhật Bản” -  Người phát biểu: TS. Phan Cao Nhật Anh, Phó Viện trưởng  Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á.

3. “Tiềm năng hợp tác cường quốc tầm trung Nhật Bản - Việt Nam nhìn từ vấn đề Triều Tiên” - Người phát biểu: GS.Isozaki Atsuhito, Đại học Keio.

Trong phiên đầu tiên, báo cáo của PGS.TS. Phạm Hồng Thái đã tổng kết, đánh giá chặng đường quan hệ hai nước trong thời gian từ 1992 đến nay trong lĩnh vực hợp tác về chính trị - an ninh. Báo cáo của TS. Phan Cao Nhật Anh khái quát về tiến trình nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản và làm rõ xu hướng tăng cường hợp tác an ninh trên biển giữa hai nước. Báo cáo của GS.Isozaki làm rõ những tiềm năng để đẩy mạnh hợp tác Nhật – Việt nhìn từ bài học quan hệ Nhật Bản – Triều Tiên và trên cơ sở Việt Nam – Triều Tiên là 2 quốc gia có nhiều điểm tương đồng. Trong phần thảo luận các đại biểu đều đồng tình với nội dung các báo cáo của các học giả Việt Nam và Nhật Bản. Một số đại biểu cho rằng quan hệ hai nước đang ở trong giai đoạn rất tốt đẹp, nhiều lĩnh vực có sự hợp tác sâu sắc, chưa khi nào nhân dân Việt Nam có niềm tin và sự tín nhiệm với Nhật Bản như hiện tại. Đặc biệt ông Đoàn Xuân Hưng - Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản, Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản cho rằng Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu đối với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, văn hoá; đóng góp vào sự phát triển của khối thịnh vượng chung châu Á. Đến nay trải qua 50 năm hoàn toàn là thời điểm thích hợp để chúng ta nâng mối quan hệ hai nước lên một tầm cao mới, thực chất hơn. Hai nước trong tương lai cần lấy kinh tế là trọng tâm, làm đòn bẩy để thúc đẩy các lĩnh vực khác.

DẤU ẤN ĐẶC BIỆT KỶ NIỆM 50 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - NHẬT BẢN
DẤU ẤN ĐẶC BIỆT KỶ NIỆM 50 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - NHẬT BẢN
DẤU ẤN ĐẶC BIỆT KỶ NIỆM 50 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - NHẬT BẢN
Các diễn giả trình bày tham luận trong Phần thứ nhất

Phần thứ hai: Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực kinh tế:

4. “Quan hệ kinh tế Việt Nam Nhật Bản: Đánh giá 50 năm qua và tầm nhìn năm 2045” - Người phát biểu: GS. TS. Trần Văn Thọ Giáo sư danh dự Đại học Waseda

5.  “Chính sách đổi mới sáng tạo tại Nhật Bản và vai trò của chính phủ - Suy nghĩ về chính sách và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” - Người phát biểu: GS. TS. Mizobata Satoshi, Giáo sư danh dự Đại học Kyoto

6.  “Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam: giải pháp cho những năm tiếp theo vì một Việt Nam thịnh vượng” - Người phát biểu: TS.Hoàng Văn Cương Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Chiến lược phát triển

7.  “Đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự phát triển kinh tế của Việt Nam” - Người phát biểu: GS. Ikebe Ryo, Đại học Senshu

Phiên tiếp theo đã được nghe bốn báo cáo. Báo cáo của GS.TS. Trần Văn Thọ khái quát về chặng đường hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản trong 50 năm qua, chỉ ra phương hướng hợp tác trong thời gian tới. GS. Mizobata nhấn mạnh về vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng các kế hoạch khoa học công nghệ quốc gia, đổi mới xã hội, xây dựng xã hội 5.0… Báo cáo của TS. Hoàng Văn Cương và GS. Ikebe đều đề cập đến vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài và vai trò của đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhưng từ hai góc nhìn khác nhau của một nhà nghiên cứu chính sách của Việt Nam và một nhà nghiên cứu thực tế đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam. Các báo cáo đều thống nhất với việc Việt Nam cần gắn kết doanh nghiệp vừa và nhỏ với FDI, trong đó điều kiện là nâng cao năng lực doanh nghiệp, đầu tư vào đổi mới sáng tạo, phát triển nguồn nhân lực cũng như tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng linh kiện, đẩy mạnh công nghiệp phụ trợ.

Qua các bài trình bày trong phiên 2, có một số vấn đề nổi bật đã được đưa ra trong phần thảo luận. Thứ nhất là tiềm năng quan hệ Việt – Nhật còn nhiều nhưng chưa được tận dụng hết và hai nước cần làm gì để tận dụng tiềm năng đó. Thứ hai là hiện Việt Nam rất quan tâm tới vấn đề đổi mới sáng tạo, kinh nghiệm của Nhật Bản giúp gì được cho Việt Nam trong lĩnh vực này. Thứ ba là hiện dòng vốn FDI của Nhật Bản đưa vào Việt Nam hiện nay chưa phù hợp với tiềm năng của Nhật Bản và có rất ít công ty Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp Việt Nam. Thứ tư là vai trò của Nhà nước trong quá trình quyết định và thực thi chính sách ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản.

DẤU ẤN ĐẶC BIỆT KỶ NIỆM 50 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - NHẬT BẢN

DẤU ẤN ĐẶC BIỆT KỶ NIỆM 50 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - NHẬT BẢN
DẤU ẤN ĐẶC BIỆT KỶ NIỆM 50 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - NHẬT BẢN
DẤU ẤN ĐẶC BIỆT KỶ NIỆM 50 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - NHẬT BẢN
Các diễn giả trình bày tham luận trong Phần thứ hai

 

Phần thứ ba: Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực văn hóa - giáo dục

8. “Góc nhìn mới về nghiên cứu văn học cổ Nhật Bản dưới ánh sáng của kỷ nguyên 50 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: Về đất nước Ba Tư trong "Utsuho Monogatari” - Người phát biểu: GS.TS. Araki Hiroshi  Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Nhật Bản Quốc tế (Nichibunken)

9. “Quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong bảo tồn di sản văn hóa Huế từ năm 1993 đến nay”- Người phát biểu: TS. Dương Quang Hiệp, Chủ nhiệm khoa Lịch sử,  Trường Đại học Khoa học

10. “Nghiên cứu về dạng thức và tình hình giao thương Việt - Nhật thế kỷ 18-19” - Người phát biểu: TS. Huỳnh Trọng Hiền, Chủ nhiệm Khoa Nhật Bản học,  Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM

Trong phiên này, GS Araki đã đưa ra những giả thuyết về sự giao lưu của Việt Nam và Nhật Bản trong lịch sử cổ đại thông qua phân tích về con đường phiêu dạt của một khiển đường sứ vào thế kỷ 8 đến đất nước Ba Tư có vị trí khá tương đồng với Nam Dương Việt Nam. TS. Huỳnh Trọng Hiền đã cho thấy những chứng cứ lịch sử về giao lưu thương mại giữa Việt Nam – Nhật Bản đã phát triển mạnh mẽ từ thời trung đại. TS. Dương Quang Hiệp đề cập đến quá trình hợp tác chặt chẽ giữa Việt Nam – Nhật Bản trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, cụ thể là bảo tồn di sản văn hóa Huế.

Ba báo cáo trong phiên ba đã cung cấp ra nhiều thông tin mới, bổ ích liên quan đến văn kiện cổ, vấn đề giao lưu hiện nay giữa Huế và Nhật Bản, giao thương Việt – Nhật trong quá khứ, đây đều là các tư liệu quý giá, có ý nghĩa cho những học giả, nhà nghiên cứu cả ở Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực văn hóa – xã hội. Lĩnh vực hợp tác về bảo tồn di sản văn hóa Huế nói riêng và quan hệ hai nước nói chung sẽ còn nhiều dư địa để phát triển vì văn hóa là chìa khóa, là cánh cửa mở ra triển vọng hợp tác tốt đẹp giữa hai nước trong tương lai.

DẤU ẤN ĐẶC BIỆT KỶ NIỆM 50 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - NHẬT BẢN
DẤU ẤN ĐẶC BIỆT KỶ NIỆM 50 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - NHẬT BẢN
DẤU ẤN ĐẶC BIỆT KỶ NIỆM 50 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - NHẬT BẢN
Các diễn giả trình bày tham luận trong Phần thứ ba

Phần thứ tư: Các vấn đề lịch sử, văn hóa Việt Nam – Nhật Bản

11. “Việt Nam (Đông Dương thuộc Pháp) đầu thế kỷ 20 nhìn từ góc độ quan hệ với Pháp và giao thoa văn hóa Nhật Bản từ góc nhìn của Paul Claudel” - Người phát biểu: Giáo sư Negishi Tetsuo, Trưởng khoa Giao tiếp Quốc tế, Đại học Senshu

12. “Định vị các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam trong phát triển bền vững”- Người phát biểu: PSG. TS. Nguyễn Thị Thu Phương Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch

13. “Hồi sinh Towada kodo – Hành trình và hướng tới tâm linh” - Người phát biểu: GS. Kawakami Takashi, Đại diện nhóm được tài trợ nghiên cứu đặc biệt, Viện Khoa học xã hội, Đại học Senshu

14. “Biểu tượng thần linh, ma quỷ trên sông biển dưới góc nhìn so sánh - Trọng tâm là Lĩnh Nam chích quái, Kim tích vật ngữ tập" -  Người phát biểu:  PGS. TS. Nguyễn Thị Oanh Đại học Thăng Long

Báo cáo của GS. Negishi tập trung vào chính sách đối ngoại văn hóa của Pháp trong những năm 1920, xem xét và so sánh mối quan hệ của Pháp với các quốc gia khác dưới góc nhìn của Paul Claudel, một nhà ngoại giao đồng thời cũng là một nhà văn. Báo cáo của TS. Nguyễn Thị Thu Phương cho thấy Việt Nam đã định vị là một quốc gia tầm trung trên bản đồ công nghiệp văn hóa thế giới, tuy nhiên các ngành công nghiệp văn hóa chưa khai thác hiệu quả thế mạnh của Việt Nam. Nghiên cứu của GS. Kawakami đề xướng loại hình du lịch khiến “Trái đất hạnh phúc, du khách hạnh phúc” đồng thời nêu lên các thực trạng và các vấn đề gặp phải trong các nỗ lực chấn hưng ngành du lịch cho con đường cổ Towada. Báo cáo cuối cùng trong phiên bốn của PGS. TS. Nguyễn Thị Oanh đề cập đến đề cập đến hình tượng “thần linh sông nước” trong văn học trung đại của Việt Nam và Nhật Bản, qua đó chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong văn hóa 2 nước. Các bài phát biều đều nhận được nhiều sự quan tâm của các học giả, các đại biểu tham dự đặc biệt là các vấn đề liên quan đến vấn đề bảo tồn và phát triển đường cổ, các di sản ở Nhật Bản; chính sách công nghiệp văn hóa, các lĩnh vực công nghiệp văn hóa… Qua đây có thể thấy việc tìm hiểu lịch sử - văn hóa cũng rất được quan tâm trong việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa hai nước.

DẤU ẤN ĐẶC BIỆT KỶ NIỆM 50 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - NHẬT BẢN
DẤU ẤN ĐẶC BIỆT KỶ NIỆM 50 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - NHẬT BẢN
DẤU ẤN ĐẶC BIỆT KỶ NIỆM 50 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - NHẬT BẢN
DẤU ẤN ĐẶC BIỆT KỶ NIỆM 50 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - NHẬT BẢN
Các diễn giả trình bày tham luận trong Phần thứ tư

Phần thứ 5: Những vấn đề chung

15. “Kinh tế Nhật Bản những năm gần đây: Tình trạng xã hội và vị trí mức lương tối thiểu”- Người phát biểu: PGS. Yamagata Hirohisa Khoa kinh tế học, Đại học Senshu

16. “Cơ hội và thách thức đối với doanh nhân nông nghiệp trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn” - Người phát biểu: PGS. TS. Nguyễn Đức Chiện Viện Xã hội học, VASS

17. “Thực trạng cuộc sống người Việt Nam tại Nhật Bản (phần 1)”  - Người phát biểu: GS. Shimane Katsumi, Viện Khoa học xã hội Đại học Senshu

18. “Thực trạng cuộc sống người Việt Nam tại Nhật Bản (phần 2)” - Người phát biểu: TS. Đặng Thị Việt Phương Trưởng phòng An sinh xã hội và Công tác xã hội Viện Xã hội học

19. “Giảng dạy tiếng Nhật tại trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội - Những thử nghiệm mới” - Người phát biểu: TS. Đào Nga My, Trưởng khoa Ngôn ngữ văn hóa Nhật Bản, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội

20. “Hoạt động của Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation) trong lĩnh vực nghiên cứu Nhật Bản tại Việt Nam từ năm 2008 đến nay” - Người phát biểu: ThS. Trần Thị Việt Hà, Trường Đại học Phenikaa

DẤU ẤN ĐẶC BIỆT KỶ NIỆM 50 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - NHẬT BẢN

DẤU ẤN ĐẶC BIỆT KỶ NIỆM 50 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - NHẬT BẢN
DẤU ẤN ĐẶC BIỆT KỶ NIỆM 50 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - NHẬT BẢN

DẤU ẤN ĐẶC BIỆT KỶ NIỆM 50 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - NHẬT BẢN
DẤU ẤN ĐẶC BIỆT KỶ NIỆM 50 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - NHẬT BẢN
DẤU ẤN ĐẶC BIỆT KỶ NIỆM 50 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - NHẬT BẢN
Các diễn giả trình bày tham luận trong Phần thứ năm

Phiên cuối cùng các đại biểu đã được nghe 6 báo cáo. Báo cáo của PGS. Yamagata xem xét nhiều khía cạnh của chính sách về thời gian lao động, chính sách đối với doanh nghiệp nhỏ, từ đó đặt ra vấn đề về sự cần thiết phải bổ sung các chính sách cho nhau trong bối cảnh tăng lương tối thiểu ở Nhật Bản. Tiếp đó, PGS. TS. Nguyễn Đức Chiện bàn luận về thực trạng phát triển doanh nhân trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, chỉ ra cơ hội, thách thức và đề xuất hướng giải pháp nhằm phát huy vai trò của nhóm doanh nhân nông nghiệp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn Việt Nam. Hai báo cáo của GS. Shimane và TS. Đặng Thị Việt Phương thông qua việc tích hợp khảo sát định tính như Photovoice kết hợp với phỏng vấn sâu và quan sát đã làm rõ thực trạng người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản. Báo cáo của TS. Đào Nga My giới thiệu những đổi mới sáng tạo về chương trình đào tạo cũng như nội dung và cách tiến hành các môn học trong giảng dạy tiếng Nhật tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Cuối cùng, ThS. Trần Thị Việt Hà đã tổng hợp một số thành tựu của JF thông qua số liệu báo cáo thường niên của JF về các chương trình tài trợ cho cá nhân và cơ quan nghiên cứu tại Việt Nam. Các báo cáo trong phiên cuối cùng tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu tham dự trong đó có các vấn đề liên quan đến việc thống nhất lương tối thiểu giữa các khu vực ở Nhật Bản; vấn đề visa vĩnh trú cho người Việt Nam sống tại Nhật Bản; việc lồng ghép về văn hóa Nhật Bản trong giảng dạy tiếng Nhật; những lĩnh vực JF chú trọng tài trợ trong thời gian tới…

Trải qua hai ngày làm việc với 5 phiên chính thức, các nhà khoa học đã có nhiều trao đổi khoa học thiết thực về các vấn đề chính trị - ngoại giao, an ninh – quốc phòng, kinh tế, văn hóa, giáo dục, lịch sử, giao lưu văn hóa… Nhiều vấn đề được giải đáp cũng như vẫn còn bỏ ngỏ để tiếp tục nghiên cứu. Các bài phát biểu đã cho thấy sự thăng tiến đáng kể trong mối quan hệ giữa hai quốc gia qua nhiều thập kỷ. Nội dung đa dạng và phong phú của các bài phát biểu đã đem đến nhiều thông tin bổ ích cho các học giả và các nhà nghiên cứu, gợi mở những vấn đề để các học giả tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, đóng góp cho việc tư vấn hoạch định chính sách của Việt Nam đối với Nhật Bản cũng như nâng cao sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước.

Hội thảo Quốc tế vừa qua là một sự kiện quan trọng như một dấu ấn đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Hội thảo đã đánh dấu một bước tiến trong việc hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong các lĩnh vực khác nhau. Quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước đang đứng trước những vận hội phát triển mới đầy triển vọng. Những thành tựu tốt đẹp của lịch sử 50 năm hợp tác, sự tương đồng về lợi ích chiến lược giữa hai bên là “động lực” hướng tới nâng tầm quan hệ ngoại giao Việt Nam- Nhật Bản lên tầm cao mới. Qua đó góp phần thúc đẩy sự gắn kết giữa hai dân tộc, hai quốc gia ngày càng bền chặt, sâu sắc, vì lợi ích của nhân dân hai nước, đóng góp tích cực vì mục tiêu hòa bình, ổn định, phồn vinh, hợp tác và phát triển ở khu vực và thế giới. Kỷ yếu Hội thảo “50 năm quan hệ Việt Nam- Nhật Bản: Quá khứ, hiện tại và hướng tới tương lai” dự kiến sẽ được xuất bản vào tháng 4 năm 2024.

Vũ Phương Hoa

(Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á)

 

 

Tin tức khác

GIỚI THIỆU SÁCH \
GIỚI THIỆU SÁCH "XÃ HỘI NHẬT BẢN – DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG"

Xã hội Nhật Bản – Dân số, gia đình và cộng đồng

Tác giả: TS. Ngô Hương Lan ...

NHẬT BẢN ĐỔ BỘ THÀNH CÔNG LÊN MẶT TRĂNG
NHẬT BẢN ĐỔ BỘ THÀNH CÔNG LÊN MẶT TRĂNG

Mới đây JAXA (Cơ quan thám hiểm hàng không vũ trụ Nhật Bản) đã thông báo, tàu vũ trụ thăm dò không người lái S ...

TRIỂN VỌNG CỦNG CỐ LIÊN HỢP QUỐC: VAI TRÒ CỦA NHẬT BẢN
TRIỂN VỌNG CỦNG CỐ LIÊN HỢP QUỐC: VAI TRÒ CỦA NHẬT BẢN

Ngày 24/3, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Hội thảo kho ...

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI NHẬT BẢN NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI NHẬT BẢN NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

1. Khái niệm đào tạo nghề

Theo cách hiểu đơn giản nhất, Giáo dục và đào tạo nghề (Vocational and Educatio ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn