GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

BẠO HÀNH TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH NHẬT BẢN HIỆN NAY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ (PHẦN 1)

Đăng ngày: 6-11-2023, 09:29

Pháp luật về bảo vệ trẻ em ở Nhật Bản được thắt chặt sau khi xảy ra nhiều vụ ngược đãi trẻ em lấy danh nghĩa kỷ luật, trong đó nhiều trường hợp trẻ em đã tử vong thương tâm. Ngày 24/5/2000, chính phủ Nhật Bản ban hành “Luật phòng chống bạo hành trẻ em” (児童虐待の防止等に関する法律). Năm 2020, Nhật Bản cũng trở thành quốc gia thứ 59 trên toàn thế giới và là quốc gia thứ 3 ở châu Á -Thái Bình Dương ban hành lệnh cấm mọi hành vi trừng phạt thân thể đối với trẻ em. Tuy chính phủ Nhật Bản đã có nhiều biện pháp cứng rắn, song trên thực tế số lượng và mức độ các vụ bạo hành trẻ em trong gia đình tại Nhật Bản không có dấu hiệu suy giảm. Bạo hành trẻ em trong gia đình vẫn là loại tội phạm ít được trình báo nhất mặc dù nó chiếm tới gần 1/5 trong số các loại tội phạm.

Trong tiếng Nhật, bạo hành (bạo lực) có nghĩa là「暴力」(bouryoku) hoặc 「暴行」 (boukou) nghĩa là hành vi sử dụng vũ lực thông thường như đánh đập, hành hạ hay bất cứ hành vi nào gây tổn thương vật lý đến cơ thể hoặc tài sản của người khác. Tuy nhiên gần đây, bạo hành tinh thần như có lời nói, hành vi gây áp bức, tổn hại đến tâm lý và xúc phạm danh dự người khác cũng được công nhận là một hình thức bạo hành.

Bạo hành bạo hành trẻ em trong tiếng Nhật là「児童虐待」(jidougyakutai). Theo điều 2, “Luật phòng chống bạo hành trẻ em”, bạo hành trẻ em được định nghĩa các hành vi bạo lực gây tổn thương đến thể chất, tinh thần và sự phát triển lành mạnh của trẻ từ cha mẹ hoặc người giám hộ (người thay cha mẹ chăm sóc trẻ) đối với trẻ em (dưới 18 tuổi). Có bốn hình thức bạo hành trẻ em như sau:

Bạo hành thể chất: đánh đập, đá, ném, lắc dữ dội, đốt, dìm chết, bóp cổ, trói trẻ bằng dây…

Bạo hành tình dục: Các hành vi tình dục đối với trẻ hoặc thể hiện các hành vi tình dục trước mặt trẻ em như chạm vào hoặc để trẻ chạm vào bộ phận sinh dục, lợi dụng trẻ làm đối tượng cho các tạp chí, tranh ảnh, video khiêu dâm…

Bỏ bê trẻ: Bỏ mặc trẻ hoặc nhốt trẻ trong nhà, không cho trẻ ăn, để trẻ ở nơi rất bẩn, bỏ quên trẻ trong ô tô, không đưa trẻ đi bệnh viện dù trẻ bệnh nặng…

Bạo hành tinh thần: Đe dọa trẻ bằng lời nói, hoàn toàn không quan tâm trẻ, phân biệt đối xử giữa các con trong gia đình, bạo hành các thành viên khác trong gia đình trước mặt trẻ (hay còn gọi là bạo lực gia đình DV )… .

1. Thực trạng bạo hành trẻ em trong gia đình Nhật Bản

Kể từ khi đại dịch Covid 19 bùng phát và lan rộng từ đầu năm 2020 đến nay, tình trạng bạo hành trẻ em tại gia đình đang có dấu hiệu gia tăng đáng kể khi hầu hết trường học tại Nhật Bản phải đóng cửa để phòng dịch COVID-19. Về thống kê số vụ bạo hành trẻ em ở Nhật Bản có thể dựa theo nhiều nguồn trong đó có thống kê từ Cơ quan cảnh sát Quốc gia và các Trung tâm tư vấn trẻ em「児童相談所」(jidousoudanjou) . Tuy nhiên số liệu từ các Trung tâm tư vấn trẻ em được cho là sát với thực tế hơn bởi tâm lý của người Nhật thường e ngại báo cáo vụ việc đến cảnh sát hơn là gọi đến các Trung tâm tư vấn. Mặt khác, hoạt động rộng khắp trên cả nước của các nhân viên phúc lợi từ các Trung tâm tư vấn trẻ em cũng dễ tiếp cận với các vụ việc bạo hành trẻ em không được trình báo hơn.

Bảng 1: Các trường hợp tư vấn về bạo hành trẻ em tại các Trung tâm tư vấn trẻ em từ năm 2011 đến 2022

Năm

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Số vụ

59.919

66.791

73.802

88.931

103.286

122.575

Tăng (%)

6,3

11,3

10,6

20,5

16,1

18,7

Năm

2017

2018

2019

2020

2021

2022

Số vụ

133.778

159.838

193.780

205.044

207.659

219.170

Tăng (%)

9,1

19,5

21,1

5,8

1,3

5,5

Nguồn: 厚生労働省 (2022), 令和3年度 児童相談所での児童虐待相談対応件数(速報値)(Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi (2022), Số trường hợp tư vấn về bạo hành trẻ em tại các Trung tâm tư vấn trẻ em (số liệu sơ bộ))

Qua bảng 1, có thể thấy trong vòng 10 năm từ năm 2011 đến năm 2021, số các trường hợp tư vấn bạo hành trẻ em đã tăng lên đến 147.740 trường hợp. Đặc biệt năm 2020, các Trung tâm tư vấn trẻ em đã ghi nhận tổng cộng 205.044 trường hợp tình nghi bạo hành trẻ em, tăng 11.249 trường hợp tương đương 5,8% so với năm 2019 và lần đầu tiên vượt qua mức 200.000 trường hợp, một con số cao kỷ lục trong 30 năm liên tiếp kể từ khi các số liệu được ghi nhận từ năm 1990 và cao gấp 11,5 lần so với năm năm 2000.

Trong năm tài chính 2021, có 207.659 trường hợp tư vấn về lạm dụng trẻ em tại 225 trung tâm tư vấn trẻ em trên toàn quốc, tăng 1,3% so với năm 2020. Đây là con số cao nhất từ trước đến nay, tuy nhiên điều đáng nói những con số đáng báo động trên cũng chỉ là các trường hợp mà các Trung tâm tư vấn trẻ em phát hiện hoặc được thông báo và đã tư vấn hoặc cung cấp các biện pháp đối phó. Các trường hợp liên hệ đến Trung tâm nhưng cha mẹ hoặc người giám hộ không đến hoặc đưa trẻ đến Trung tâm theo hướng dẫn hay là các trường hợp liên hệ nhưng không được tư vấn đều không được tính đến. Ngoài ra, do định nghĩa “bạo hành trẻ em” ngay từ đầu được định nghĩa là “do cha mẹ hoặc người giám hộ thực hiện” do đó những hành vi tương tự ở trường học và những nơi khác như các cơ sở chăm sóc trẻ em hay nơi công cộng hoàn toàn không được thống kê. Mặt khác, hầu hết các trường hợp bạo hành trẻ em nhất là tại nhà riêng, đều diễn ra sau những cánh cửa đóng kín, nơi người ngoài khó có thể nhìn thấy. Do đó số liệu mà các Trung tâm tư vấn trẻ em, Văn phòng phúc lợi địa phương, chính quyền địa phương hay cơ quan cảnh sát công bố đều không bao gồm tất cả các trường hợp bạo hành trẻ em. Số vụ bạo hành trẻ em trong thực tế sẽ lớn hơn rất nhiều bởi nhiều trường hợp không được báo cáo hoặc phát hiện.

Bảng 2: Số lượng các trường hợp tư vấn về bạo hành trẻ em theo hình thức bạo hành được tiếp nhận bởi các Trung tâm tư vấn trẻ em từ năm 2011 đến 2022

Năm

Bạo hành thể chất

Bỏ mặc trẻ

Bạo hành tình dục

Bạo hành tâm lý

Tổng cộng

2011

21.942 (36,6%)

18.847 (31,5%)

1.460 (2,4%)

17.670 (29,5%)

59.919 (100%)

2012

23.579 (35,4%)

19.250 (28,9%)

1.449 (2,2%)

22.423 (33,6%)

66.701 (100%)

2013

24.245 (32,9%)

19.627 (26,6%)

1.582 (2,1%)

28.348 (38,4%)

73.802 (100%)

2014

26.181 (29,4%)

22.455 (25,2%)

1.520 (1,7%)

38.775 (43,6%)

88.931 (100%)

2015

28.621 (27,7%)

24.444 (23,7%)

1.521(1,5%)

48.700 (47,2%)

103.286 (100%)

2016

31.925 (26,0%)

25.842 (21,1%)

1.622 (1,3%)

63.186 (52,5%)

122.575 (100%)

2017

33.223 (24,8%)

26.821 (20,0%)

1.537 (1,1%)

72.197 (54,0%)

133.778 (100%)

2018

40.238 (25,2%)

29.479 (18,4%)

1.730 (1,1%)

88.391 (55,3%)

159.838 (100%)

2019

49.240 (25,4%)

33.345 (17,2%)

2.077 (1,1%)

109.118 (56,3%)

193.780 (100%)

2020

50.035 (24.4%)

31.430 (15,3%)

2.245 (1,1%)

121.334 (59,2%)

205,044 (100%)

2021

49.238 (23,7%)

31.452 (15,1%)

2.247 (1,1%)

124.722 (60,1%)

207.659 (100%)

2022

51.679 (23,6%)

35.556 (16,2%)

2.451 (1,1%)

129.484 (59,1%)

219.170 (100%)

Nguồn: 厚生労働省 (2022), 令和3年度 児童相談所での児童虐待相談対応件数(速報値)(Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi (2022), Số trường hợp tư vấn về bạo hành trẻ em tại các Trung tâm tư vấn trẻ em (số liệu sơ bộ))

 

Theo bảng 2 có thể thấy, trong các vụ bạo hành trẻ em năm 2020 và 2021, phổ biến nhất vẫn là bạo hành tinh thần, năm 2020 là 121.334 vụ (chiếm 59,2%) và năm 2021 là 124.722 vụ (chiếm 60,1%). Tiếp theo là bạo hành thể chất, năm 2020 là 50.035 vụ (chiếm 24,4%) và năm 2021 là 49.238 vụ (chiếm 23,7%).

Hình 1: Số trường hợp bạo hành trẻ em năm 2020 theo đối tượng bạo hành

BẠO HÀNH TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH NHẬT BẢN HIỆN NAY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ (PHẦN 1)

Nguồn: 厚生労働省 (2021),令和2年度福祉行政報告例の概況, (Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi  (2021), Tổng quan báo cáo hành chính về phúc lợi năm 2020)

Qua thống kê về số vụ bạo hành trẻ em theo đối tượng bạo hành trẻ năm 2020 (Hình 1) có thể thấy trong số 205.044 trường hợp bạo hành trẻ em được báo cáo tại các Trung tâm tư vấn trẻ em,  “mẹ đẻ” chiếm tỷ lệ lớn nhất với 47,7% (97.222 người), tiếp theo là “cha đẻ” với  41,3% (84.709 người). Việc mẹ đẻ lại là đối tượng bạo hành trẻ em nhiều nhất là một sự thật vô cùng đau lòng, một trong những nguyên nhân chính được xác định là do sự đảo lộn cuộc sống do đại dịch đã khiến các bà mẹ phải chịu nhiều áp lực dẫn đến hành vi làm hại những đứa trẻ vô tội do chính mình sinh ra.

Hình 2: Số vụ bạo hành trẻ em năm 2020 theo độ tuổi trẻ bị bạo hành

BẠO HÀNH TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH NHẬT BẢN HIỆN NAY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ (PHẦN 1)

Nguồn: 厚生労働省 (2021),令和2年度福祉行政報告例の概況, (Tổng quan báo cáo hành chính về phúc lợi năm 2020)

Qua thống kê về số vụ bạo hành trẻ em theo độ tuổi của trẻ có thể thấy trẻ trong độ tuổi tiểu học bị bạo hành chiếm tỷ lệ cao nhất tới 34,2% (70.111 trẻ). Tiếp theo là trẻ trong độ tuổi mầm non từ 3 đến 6 tuổi chiếm 25,7% (52.601 trẻ) và trẻ từ 0 đến 3 tuổi chiếm 19,3% (39.658 trẻ).

Hình 3. Số trẻ gặp nạn và số trẻ tử vong tại nhà theo thống kê từ Cơ quan Cảnh sát Quốc gia qua các năm

BẠO HÀNH TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH NHẬT BẢN HIỆN NAY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ (PHẦN 1)

Nguồn: 警 察 庁 (2022), 令和4年における少年非行、児童虐待 及び子供の性被害の状況 (Cơ quan Cảnh sát Quốc gia (2022), Tình hình trẻ vị thành niên phạm pháp, bạo hành trẻ em và nạn nhân tình dục trẻ em năm 2021)

Thống kê của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia (Hình 3) cho thấy số nạn nhân là trẻ em dưới 18 tuổi gặp nạn trong năm 2021 tăng lên 2,2% so với năm trước lên 2219 trẻ. Trong số trẻ gặp nạn thì chiếm đa số là trẻ bị bạo hành lên tới 2174 trẻ (chiếm tới gần 98%).  Từ số trẻ bị bạo hành do các Cơ quan Cảnh sát công bố là 2174 trẻ so với 207.659 trường hợp tư vấn bạo hành trẻ em do Trung tâm tư vấn trẻ em công bố cùng trong năm 2021 có thể thấy có sự chênh lệch rất lớn. Số liệu do Trung tâm công bố cao gấp 95 lần số liệu từ Cơ quan Cảnh sát chưa kể con số này trong thực tế còn lớn hơn rất nhiều. Đặc biệt trong số 2219 trẻ gặp nạn năm 2021 theo số liệu từ Cơ quan Cảnh sát thì có 54 trẻ thiệt mạng và  trong đó có tới 29 trẻ tử vong tại nhà.

Ngoài ra, theo kết quả xác minh số ca tử vong liên quan đến bạo hành trẻ em, số ca tử vong liên quan đến bạo hành trẻ em xảy ra hoặc được phát hiện trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 4 năm 2021 đến ngày 31 tháng 3 năm 2022 là 74 trường hợp, ít hơn ba trường hợp so với năm trước. Trong số này, có 50 trẻ tử vong vì bị bạo hành và 24 trẻ tự tử do bị bạo hành. Trong số 50 trẻ bị bạo hành dẫn đến tử vong, độ tuổi phổ biến nhất là 0 tuổi (24 trẻ chiếm 48,0%), hình thức lạm dụng phổ biến nhất là là ''bạo hành thể chất'' (21 trẻ chiếm 42,0%), và đối tượng bạo hành trẻ chiếm tỷ lệ cao nhất là ''mẹ đẻ'' (20 trường hợp chiếm 40,0%).

 

Vũ Phương Hoa

Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản

Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

Tin tức khác

NGƯỜI VÔ GIA CƯ Ở NHẬT BẢN
NGƯỜI VÔ GIA CƯ Ở NHẬT BẢN

Ở Nhật Bản, việc sử dụng chính thức thuật ngữ “người vô gia cư” và định nghĩa rõ ràng của nó xuất hiện cùng với “Đạo luật về các biện pháp đặc biệt ...

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG INTERNET Ở NHẬT BẢN
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG INTERNET Ở NHẬT BẢN

Các dịch vụ internet thương mại đã có mặt tại Nhật Bản vào đầu những năm 1990 và được ngày càng nhiều người sử dụng trong những năm tiếp theo. Việc ...

KODOMO SHOKUDO (CĂNG TIN DÀNH CHO TRẺ EM) Ở NHẬT BẢN
KODOMO SHOKUDO (CĂNG TIN DÀNH CHO TRẺ EM) Ở NHẬT BẢN

Các quán ăn cung cấp bữa ăn miễn phí hoặc giá rẻ cho trẻ em đã tìm cách giải quyết tình trạng nghèo đói ở trẻ em khi chúng mới bắt đầu xuất hiện cá ...

CÁC VẤN ĐỀ AN SINH XÃ HỘI CỦA NHẬT BẢN NẢY SINH DO ĐẠI DỊCH COVID-19
CÁC VẤN ĐỀ AN SINH XÃ HỘI CỦA NHẬT BẢN NẢY SINH DO ĐẠI DỊCH COVID-19

Trong đại dịch COVID-19, hệ thống an sinh xã hội của Nhật Bản phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp đặc biệt là trong bối cảnh dân số già hóa và t ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn