GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

“Suy nghĩ về hợp tác hạt nhân Việt Nam và Nhật Bản” Kỳ 1: Tầm quan trọng của chiến lược xuất khẩu năng lượng hạt nhân

Đăng ngày: 3-03-2012, 15:23

“Suy nghĩ về hợp tác hạt nhân Việt Nam và Nhật Bản”Phần 1:  Tầm quan trọng của chiến lược xuất khẩu năng lượng hạt nhân Nhà phê bình ngoại giao: Kumao KANEKONhững năm gần đây chứng kiến quan hệ Việt Nam Nhật Bản ngày càng trở nên mật thiết và được nâng lên một tầm cao mới. Trong tình hình chung, khi mà Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản đang dần bị thu hẹp song ODA cho Việt Nam vẫn gia tăng ổn định chính là minh chứng rõ ràng nhất của điều này. Sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa nguyên thủ hai nước Nguyễn Tấn Dũng và Naoto Kan tại Hà Nội vào ngày 31 tháng 10 năm ngoái, tới mùng 9 tháng 12 năm 2010, cũng tại Hà Nội đã diễn ra các cuộc trao đổi ý kiến giữa chuyên gia hai nước về các vấn đề như chính sách ngoại giao, an ninh và quốc phòng trong khuôn khổ “Đối thoại Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam Nhật Bản” lần thứ nhất.

Đáng chú ý từ kết quả các cuộc tọa đàm và đối thoại kể trên là sự đồng ý chính thức của Việt Nam đối với việc Nhật Bản sẽ trở thành đối tác trong dự án xây dựng nhà máy điện nguyên tử tại Việt Nam.
 
Cụ thể, một nhà máy phát điện gồm hai lò phản ứng hạt nhân sẽ được xây dựng tại xã Vĩnh Hải, tỉnh Ninh Thuận, một địa điểm nằm về phía nam của vịnh Cam Ranh thuộc miền Trung Việt Nam. Việc Việt Nam sẽ nhập khẩu công nghệ hạt nhân từ Nhật Bản đã được đề cập đến trong các cuộc thảo luận. Nếu hai bên đạt được thỏa thuận thì đây sẽ là dự án chuyển giao công nghệ hạt nhân đầu tiên của Nhật Bản
Cho đến nay, Nhật Bản tuy là nước sở hữu trong tay công nghệ hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, nhưng luôn chủ trương bảo mật công nghệ, kỹ thuật hàng đầu chỉ dành phục vụ cho thị trường nội địa (Galápagos Syndrome), vì vậy dự án chuyển giao công nghệ lần này thực sự là một cốt mốc quan trọng đối với ngành công nghiệp hạt nhân Nhật Bản. Có thể nói, đạt được một hợp tác về hạt nhân dân sự lần này cùng với Việt Nam là một niềm hân hoan lớn, không chỉ với chính phủ, mà đối với cả giới doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp hạt nhân của Nhật Bản.
 
Là trải nghiệm đầu tiên đối với cả hai phía Việt Nam và Nhật Bản
 
Xuất khẩu năng lượng hạt nhân là dự án cơ sở hạ tầng có quy mô về kinh tế lớn nhất trong số các dự án hạ tầng khác như đường sắt cao tốc, cấp thoát nước..., với kim ngạch ít ra cũng vài ngàn tỷ Yên, và nhiều thì lên tới vài chục ngàn tỷ Yên, vì thế mà lợi ích từ việc xuất khẩu năng lượng hạt nhân là vô cùng to lớn. Hơn nữa, việc chuyển giao công nghệ ở trình độ cao trong một lĩnh vực công nghiệp thuộc trọng điểm quốc gia như năng lượng nguyên tử còn mang một tầm quan trọng chiến lược không thể định lượng hết. Có thể nói, đây thực sự là dự án trọng tâm trong “quan hệ đối tác chiến lược”.
 
Mặt khác, kể cả từ góc nhìn của phía nước nhập khẩu công nghệ, thì một dự án năng lượng nguyên tử có thời gian kéo dài kéo dài ít nhất trên 50 năm với một khoản chi phí khổng lồ cũng sẽ là một dự án quốc gia có quy mô vô cùng lớn. Trong trường hợp của Việt Nam, nếu tổ máy đầu tiên đi vào vận hành đúng theo kế hoạch vào khoảng năm 2021 đến 2023, thì đây sẽ là nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của khu vực Đông Nam Á, và kết quả dù thế nào cũng sẽ trở thành sự kiện thu hút sự chú ý không chỉ trong khu vực Đông Nam Á mà cả trên thế giới.  
 “Cầu thủ bóng chày chơi tấn công ở lượt thứ tư”?
 
Trên thực tế, Việt Nam không phải là nước đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á thử đưa vào ứng dụng công nghệ điện hạt nhân. Nước quyết định tiến hành thử nghiệm đầu tiên trong khu vực này chính là Thái Lan. Cụ thể là vào năm 1973, sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất, cùng với trào lưu tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế trên thế giới, Công ty Điện lực Thái Lan (gọi tắt là EGAT) đã lập một kế hoạch liên quan đến phát triển điện hạt nhân với kỳ vọng biến năng lượng hạt nhân trở thành nguồn thay thế hữu hiệu cho năng lượng hóa thạch. Tuy nhiên, khi địa điểm xây dựng nhà máy gần như đã được quyết định, thì bất ngờ người ta phát hiện ra mỏ dầu và khí đốt tại đáy sâu ngoài thềm lục địa của Vịnh Thái Lan, và kế hoạch điện hạt nhân của EGAT đã bị bỏ lỡ.
Xuất hiện thứ hai trong cuộc chơi là Philíppin. Vào thời của chính quyền Marcos  cuối những năm 1970, khi đó hai lò phản ứng nước nhẹ đã được bắt tay xây dựng tại mũi đất cuối cùng của bán đảo Bataan, nằm ở bờ bên kia của Manila bởi công ty Westinghouse của Mỹ. Khi việc xây dựng này đã hoàn tất khoảng 80%, thì tại Mỹ đã đột ngột xảy ra sự cố hạt nhân tại nhà máy điện nguyên tử Three Mile Island (năm 1979). Kết quả là, sau sự cố này, Ủy ban giám sát năng lượng nguyên tử liên bang Mỹ (gọi tắt là NRC) đã ra quyết định, ngay cả các lò phản ứng hạt nhân thuộc lĩnh vực chuyển giao công nghệ ra nước ngoài cũng phải đạt được mọi tiêu chuẩn an toàn như tiêu chuẩn trong nước. Vì vậy, Philíppin đã phải đàm phán lại hợp đồng đã thực hiện, và chi phí xây dựng cho dự án hạt nhân Bataan đã bị đội lên gấp khoảng hai lần so với chi phí ban đầu. Chính quyền Marcos đã vấp phải vướng mắc trong việc trù bị cho số chi phí này và những đã có những khoản tiền đáng ngờ được chi ra. Việc này đã phát triển đến độ bùng phát thành một vụ bê bối lớn (Marcos scandal), dẫn tới sự sụp đổ của chế độ Marcos đương thời (vào năm 1986), cũng như đưa kế hoạch điện hạt nhân Bataan đi vào quá khứ.
“Cầu thủ thứ ba vào sân” là Inđônêxia. Vào nửa cuối những năm 1980, dưới thời của chính quyền Suharto, khi mà ông Habibie còn đang là một bộ trưởng giàu năng lực phụ trách Bộ Nghiên cứu khoa học, việc xây dựng lò phản ứng hạt nhân tại miền trung đảo Java thuộc bán đảo Moriya đã được lập kế hoạch. Dự án bắt đầu tiến triển, và công ty Điện lực Kansai của Nhật Bản thông qua đấu thầu quốc tế đã trở thành công ty tư vấn của dự án. Thế nhưng, một cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ xuất phát từ những rắc rối của đồng Baht Thái Lan (vào năm 1997) đã không chỉ giống như một tai họa từ trên trời rơi xuống, mà còn giáng thẳng xuống chính quyền đương thời của cựu tổng thống Suharto. Chế độ Suharto sụp đổ vào năm 1998, tổng thống kế nhiệm Habibie cũng bị buộc phải từ chức chỉ 1 năm sau đó, còn kế hoạch điện hạt nhân Moriya đáng tiếc đã đình trệ cho tới ngày nay.
 
Năng lượng nguyên tử cũng là một phương tiện thể hiện uy lực quốc gia?
Nếu tiếp tục ví von cục diện tại Đông Nam Á với một trận đấu bóng chày, thì có thể nói rằng, các tuyển thủ trong ba lượt đánh bóng đầu tiên đã bị hạ đo ván. Tuy nhiên, nếu nhìn vào thực tế lịch sử, ta sẽ thấy rằng, chính vì lý do năng lượng hạt nhân là một siêu dự án đi cùng với những chi phí tài chính khổng lồ, thế nên ý chí và quyết định của người đứng đầu nhà nước rất quan trọng, và ngoài ra, chính quyền và nền chính trị của đất nước đó cũng cần được đảm bảo trong sự ổn định lâu dài, bởi sự thay đổi thể chế nhiều khả năng sẽ kéo theo cả vận mệnh của dự án hạt nhân đó. Điều này không chỉ đúng với quốc gia đương sự, mà còn đúng với cả phía quốc gia xuất khẩu công nghệ. Chính bởi lẽ đó mà người ta luôn nói rằng, thương mại (business) trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân đi liền với chính trị, và điều này đặc biệt đúng với các quốc gia đang phát triển.
Hơn nữa, như ta có thể quan sát thấy phần nào từ các trường hợp của Philíppin và Inđônêxia, ứng dụng hạt nhân không chỉ dừng lại ở vấn đề năng lượng dân sự, mà hiển nhiên còn bao hàm cả khía cạnh năng lực quân sự, vì vậy mà không hiếm những trường hợp, người nắm đầu chính quyền có khuynh hướng sử dụng năng lượng hạt nhân như một công cụ để thể hiện uy lực của quốc gia đó. Và chắc chắn sẽ là thừa, nếu giải thích thêm lý do mà cộng đồng quốc tế luôn lo ngại về sự theo đuổi năng lượng hạt nhân với mục tiêu bá quyền tại khu vực như trường hợp Bắc Triều Tiên và Iran chính là nằm ở khía cạnh này.
Quay lại với khu vực Đông Nam Á, nơi mà đã hơn 10 năm trôi qua sau trường hợp của Inđônêxia mà chưa có nước nào khác quyết định đi tới xúc tiến công nghệ điện hạt nhân, thì nay trên sân chơi đã xuất hiện “cầu thủ tấn công số 4”. Trong môn bóng chày, cầu thủ tấn công ở lượt thứ tư chính là người có sức mạnh lớn nhất, và chắc chắn Việt Nam trong lần này sẽ không chùn bước.
(Hết kỳ 1. Kỳ 2: Xuất khẩu năng lượng hạt nhân chỉ là “trò trẻ con nghịch lửa”?)
Người dịch: Đỗ Thị Ánh
Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á.
Đăng Website Nghiên cứu Nhật Bản ngày: 14-2-2011.
 

Nguồn tin
Đỗ Thị Ánh dịch từ bài Nghiên cứu của GS. Kaneko Kumao
Tin tức khác

CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7
CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7

Theo hãng tin Kyodo, ngày 19/4/2023 Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết, chatbot trí tuệ nhân tạo ChatGPT và các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI ...

VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL  TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA
VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA

Vấn đề Lãnh thổ phương Bắc/Nam Kuril đề cập tới tình trạng tranh chấp lãnh thổ phức tạp và lâu dài giữa Nhật Bản và Nga. Bài viết này đưa ra một cá ...

NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG
NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG

Vào ngày 6 tháng 1 năm 2022, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Thủ tướng Australia Scott Morrison đã tiến hành ký hiệp định hợp tác giữa hai nước ...

TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI
TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI

Quan hệ chính trị - an ninh giữa Nhật Bản và Trung Quốc luôn được đánh giá là mối quan hệ tồn tại nhiều vấn đề nhất, tốn nhiều giấy mực nhất và đượ ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn