GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Kỳ 4: Chặng đường dài để đi đến thỏa thuận hợp tác điện hạt nhân giữa Việt Nam và Nhật Bản 

Đăng ngày: 3-03-2012, 15:23

Loạt bài ký sự đặc biệt:“Suy nghĩ về hợp tác năng lượng hạt nhân Việt Nam Nhật Bản” Kỳ 4  Chặng đường dài để đi đến thỏa thuận hợp tác điện hạt nhân giữa Việt Nam và Nhật Bản Nhà phê bình ngoại giao: Kumao KANEKOTrước bối cảnh về tình hình năng lượng đã từng đề cập trong kỳ trước, từ những năm đầu thập niên 1990, chính phủ Việt Nam đã nghiêm túc xem xét tới khả năng triển khai công nghệ phát điện hạt nhân. Thời gian gần đây, trong mỗi lần tới Việt Nam, tôi thường có những cuộc trao đổi ý kiến hoặc thảo luận về vấn đề hợp tác trong lĩnh vực điện hạt nhân với các quan chức và bạn bè phía Việt Nam.

Thế nhưng, vào thời điểm bấy giờ, khái niệm về một hợp tác như vậy thực sự chưa hề tồn tại cả trong giới chức cũng như người dân Nhật Bản. Chính xác là không chỉ với Việt Nam, mà bất kể là sự chuyển giao công nghệ hạt nhân của Nhật Bản sang một nước đang phát triển nào khác, đều hoàn toàn không được hoan nghênh. Điều này có căn nguyên xuất phát từ quan điểm chống phổ biến vũ khí hạt nhân, một quan điểm từng mang tính chất chi phối trong nội bộ chính phủ Nhật Bản (đặc biệt là Bộ Ngoại giao).
Tuy vậy, dưới tác động của công cuộc Đổi mới, kinh tế Việt Nam bắt đầu tăng tốc và nhu cầu về năng lượng của nước này theo đó cũng gia tăng mạnh mẽ. Khi mức độ quan tâm của Việt Nam đối với điện hạt nhân ngày càng đi vào thực chất, thì về phía Nhật Bản, khối doanh nghiệp tư nhân mà đặc biệt là các công ty hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử (như Toshiba, Hitachi Ltd. và Mitsubishi Heavy Industries Ltd.,) cũng bắt đầu chú ý ngày càng nhiều hơn đến lĩnh vực xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân. Trên thực tế, sự thay đổi này đã chịu một ảnh hưởng rất lớn từ tình hình đặc thù tại Nhật Bản.
Tại Nhật Bản, với 55 lò phản ứng hạt nhân có công suất phát điện khoảng 50 triệu kilô-oát đang được vận hành, quy mô ứng dụng điện hạt nhân hiện đứng ở vị trí thứ 3 trên thế giới (đứng đầu là Mỹ và thứ hai là Pháp). Về phương diện kỹ thuật, công nghệ hạt nhân của Nhật Bản đã đạt đến trình độ tiên tiến nhất thế giới. Tuy vậy, mặc dù khởi đầu từ cách đây gần 50 năm, thế nhưng cho đến ngày nay, công nghệ điện hạt nhân do Nhật Bản phát triển vẫn chỉ hoàn toàn phục vụ cho thị trường trong nước. Nhật Bản cũng chưa từng có bất kỳ một kinh nghiệm nào về xuất khẩu công nghệ lò phản ứng nguyên tử trong nước sản xuất ra nước ngoài.
Có một thực tế là, với các công ty hoạt động trong lĩnh vực điện hạt nhân của Nhật Bản, chỉ riêng việc tập trung đối phó với những vấn đề trong phạm vi quốc nội như xử lý các sự cố (chính xác là những trục trặc nhỏ) về phát điện hạt nhân, khắc phục những ảnh hưởng cũng như thiết lập các phương thức đối phó sau trận động đất tại Chuetsu, tỉnh Niigata, giao dịch với các đoàn thể chính quyền, cư dân địa phương tại địa điểm đặt các nhà máy điện hạt nhân (mà phần nhiều có quan điểm phản đối năng lượng hạt nhân) cũng đã quá đủ hao tâm tổn trí. Có thể vì lẽ đó mà họ không còn nhiều sức lực cũng như tâm trí để chú ý đến cả tình hình ở nước ngoài.
 
Nguyên nhân khiến Nhật Bản nhận thức được tầm quan trọng của việc xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân
 
Thế nhưng, dân số Nhật Bản bắt đầu giảm, tỷ lệ trẻ sơ sinh quá thấp và số lượng người cao tuổi tăng nhanh, thêm vào đó là những thay đổi trong lối sống đã khiến cho nhu cầu tiêu thụ điện năng không còn tăng trưởng mạnh mẽ. Nhu cầu về xây dựng mới đối với những nhà máy phát điện hạt nhân vì thế đang giảm đi. Mặc dù theo kế hoạch đã định trước, từ nay cho đến năm 2020 sẽ có 9 lò phản ứng nguyên tử, đến năm 2030 sẽ có thêm 14 lò nguyên tử nữa được xây dựng mới, thế nhưng kế hoạch trong giai đoạn tiếp theo vẫn chưa được xác định rõ. Như vậy, ít nhất là cho đến năm 2020-2030, khi mà các lò phản ứng hiện đang vận hành đến hạn tuổi thọ, hết khấu hao và cần thay thế (xây dựng lại), thì một lượng nhu cầu thực sự lớn về điện năng tại Nhật Bản là điều khó có thể hy vọng. Cứ tình hình này, xu hướng cô lập về công nghệ (Galápagos Syndrome) trong ngành công nghiệp hạt nhân của Nhật Bản có lẽ sẽ càng trầm trọng, và các doanh nghiệp hoạt động trong ngành này chẳng chóng thì chày cũng sẽ lâm vào sa sút.
Do đó, nếu như trước kia các doanh nghiệp có thể hài lòng với phạm vi hoạt động là thị trường trong nước, thì bây giờ, dù muốn hay không, cũng bắt đầu phải mở rộng tầm nhìn ra những thị trường khác. Bởi nếu không làm như vậy, những kỹ thuật đã tích lũy được, cũng như nguồn nhân lực đã dày công đào tạo bấy lâu sẽ khó có thể bảo toàn và phát triển. Hiện nay để tồn tại, nhiều doanh nghiệp bắt đầu phải cạnh tranh quyết liệt để tìm đường triển khai hoạt động ra nước ngoài. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến công ty Toshiba, cách đây vài năm đã chi ra một số tiền khổng lồ để mua lại công ty danh tiếng Westinghouse của Mỹ. 
Một số công ty Nhật Bản, trong đó có Toshiba, từ 10 năm nay đã có nhiều quan tâm đồng thời rất nỗ lực trong việc giới thiệu và chào bán công nghệ điện hạt nhân với phía Việt Nam. Các công ty này, căn cứ theo yêu cầu mà phía Việt Nam đưa ra, đã tiến hành nhiều hoạt động đa phương diện như tiến hành sơ bộ Nghiên cứu tiền khả thi (PFS), cũng như đào tạo huấn luyện chuyên viên, kỹ thuật viên hạt nhân cho phía Việt Nam. Đến năm 2003, báo cáo tiền khả thi này đã được hoàn tất.
 
Những nỗ lực từ phía Việt Nam
 
Về phía chính phủ Việt Nam, căn cứ theo kết quả Nghiên cứu tiền khả thi nói trên, cùng với sự giúp đỡ của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), đã lên một kế hoạch cụ thể về việc triển khai xây dựng các nhà máy phát điện hạt nhân, đồng thời nhiều lần kiên trì tham vấn cũng như xin ý kiến của Bộ Chính trị và Quốc hội Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ riêng số chi phí cần thiết cho đầu tư ban đầu quá lớn (lên tới đơn vị nghìn tỷ tính theo JPY) cũng đã đủ trở thành lý do khiến cho Đảng cũng như Quốc hội khó có thể thông qua kế hoạch này một cách dễ dàng. Tuy nhiên, sau khi trải qua ghềnh thác khó khăn này, vào tháng 11 năm 2009, cuối cùng kế hoạch cũng đã nhận được sự chấp thuận của Quốc hội. Chi tiết về kế hoạch này được quyết định chính thức như sau:
1. Hai nhà máy điện hạt nhân sẽ được tiến hành xây dựng tại hai địa điểm của tỉnh Ninh Thuận (là Phước Dinh và Vĩnh Hải), với tổng công suất phát điện của cả hai mặt bằng là trên 400 triệu kilô-oát.
2. Kiểu lò phản ứng hạt nhân được lựa chọn là lò nước nhẹ, loại an toàn và có hiệu quả phát điện tốt nhất.
3. Ngân sách xây dựng dự toán là 200 nghìn tỷ VND (tương đương khoảng hơn 1 nghìn tỷ Yên Nhật).
4. Nhà máy điện hạt nhân đặt tại xã Phước Dinh (địa điểm thứ nhất ở Ninh Thuận) sẽ được khởi công xây dựng vào năm 2014, và bắt đầu vận hành vào năm 2020. Nhà máy tại xã Vĩnh Hải (địa điểm đặt nhà máy điện hạt nhân thứ hai ở Ninh Thuận) sẽ khởi công sau, vào khoảng thời gian từ 2015-2016, và dự định sẽ đi vào vận hành vào khoảng năm 2021-2022.
Sau khi trải qua một quá trình nghiên cứu và lên kế hoạch như vậy, đến tháng 2 năm 2010, phía Việt Nam đã đưa ra quyết định đồng ý cho phép CHLB. Nga tiến hành xây dựng nhà máy điện hạt nhân thứ nhất đặt tại xã Phước Dinh. Như vậy là việc đích thân thủ tướng Nga Putin trong những lần tới thăm Việt Nam luôn tích cực chào bán công nghệ điện hạt nhân, cuối cùng đã thu được kết quả như họ mong đợi.
Nếu nhìn sự việc này từ góc độ cả hai nước Việt Nam và Nga (đã từng)   là những quốc gia Xã hội chủ nghĩa, quan hệ hợp tác giữa hai bên đã có một lịch sử lâu dài kể từ thời kỳ chiến tranh Việt Nam, thì có thể cho rằng, đây là một quyết định hoàn toàn tự nhiên. Thế nhưng, nếu nhìn vào hậu trường của thỏa thuận, có thể đoán được mối liên hệ giữa sự việc này với một hợp tác mang tính chất quân sự khác, cụ thể là Nga sẽ cung cấp cho hải quân Việt Nam một số tàu ngầm do nước này sản xuất. Về phần Nga, chắc hẳn cũng đã trù tính rằng, cùng với thỏa thuận về việc chuyển giao công nghệ điện hạt nhân cho Việt Nam, họ đương nhiên cũng sẽ giành được quyền sử dụng đối với Vịnh Cam Ranh (một cảng biển nước sâu nằm gần hai địa điểm xây dựng các nhà máy điện hạt nhân Phước Dinh và Vĩnh Hải, nơi từng là căn cứ quân sự trên biển lớn nhất của hải quân Mỹ trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Vịnh Cam Ranh cũng là địa điểm gắn liền với một mối duyên nợ mà Nga và Nhật Bản từng có trong lịch sử, nơi mà ngay trước trận chiến cuối cùng trên eo biển Tsushima, tàu chiến thuộc hạm đội của hải quân Nga đã từng neo đậu).
 
Thời khắc quyết định đối với Nhật Bản
 
Trong khi đó, lại bàn về Nhật Bản, vào cuối năm 2009, Nhật Bản vừa mới thua cuộc trước Hàn Quốc trong cuộc chiến thương mại  giành hợp đồng cung cấp công nghệ điện hạt nhân cho UAE (United Arab Emirates - Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất). Ngay sau đó, tại Việt Nam, Nhật Bản lại bị Nga vượt lên trước, vì vậy mà cú sốc trước những thất bại liên tiếp có thể nói là tương đối nặng nề. Và dưới tác động của “liệu pháp sốc”, các thể chế công cũng như tư nhân trong nước, trước kia vốn dĩ bị phân mảnh, thì nay được sắp xếp, chỉnh đốn lại. Đến tháng 10, ba công ty tư nhân trong lĩnh vực điện hạt nhân từng nêu ở trên đã được thay thế bằng một đơn vị mới là “Công ty Phát triển Năng lượng Nguyên tử Quốc tế” (gọi tắt là JINED) với lực lượng của “toàn bộ Nhật Bản” là Điện lực Tokyo và Điện lực Kansai. Bám sát nội dung phương châm mà Đảng Dân chủ cầm quyền đã vạch ra là “Thúc đẩy xuất khẩu công nghệ hạ tầng vì chiến lược phát triển”, thủ tướng cũng như bộ trưởng các bộ liên quan đã tiến hành một chiến lược tiếp cận mang tính chất tập trung đối với đối tác Việt Nam.
Và những nỗ lực nước rút vào thời khắc cuối của một quá trình kéo dài trong nhiều năm, cuối cùng cũng đã gặt hái được thành quả. Ngày 31 tháng 10 năm 2010, tại cuộc hội đàm cấp cao nhất giữa thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan và thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng diễn ra tại Hà Nội, thỏa thuận về việc Nhật Bản sẽ là đối tác xây dựng dự án nhà máy phát điện nguyên tử tại xã Vĩnh Hải đã đến được sự nhất trí. Kể từ khi còn là một cán bộ của Bộ ngoại giao, trải qua quãng thời gian hơn 30 năm nỗ lực đóng góp một phần công sức dù là rất nhỏ vào việc thúc đẩy quan hệ hợp tác năng lượng hạt nhân giữa Việt Nam và Nhật Bản, cá nhân tôi giờ đây cảm thấy vô cùng yên tâm và phấn khởi.
Đến bây giờ, sau khi mọi việc đã được quyết định và nhìn lại, tôi vẫn nghĩ rằng, việc Nhật Bản đạt được kết quả như vậy là hết sức đúng đắn và hợp lý. Thế nhưng, giả dụ nếu chúng ta bại trận trong cuộc chiến thương mại này, rõ ràng là tương lai của công nghệ điện hạt nhân Nhật Bản sẽ bị đặt vào một tình thế hết sức khó khăn. Ngược lại, nếu như việc triển khai “công nghệ đến từ Đất nước Mặt trời mọc” tại Việt Nam lần này đạt được thành công rực rỡ, thì kết quả đó sẽ ảnh hưởng rất tích cực tới việc triển khai những hợp tác khác trong lĩnh vực điện hạt nhân của Nhật Bản tại Đông Nam Á cũng như các khu vực khác, đồng thời mang lại cho Nhật Bản những lợi ích to lớn không chỉ về khía cạnh kinh tế, mà cả trên phương diện chính trị cũng như lợi ích chiến lược. Về nội dung này, phần tiếp theo (phần cuối) của bài viết sẽ đề cập một cách chi tiết.
 
Giới thiệu khái quát về tác giả Kumao KANEKO
Nhà bình luận ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Nghiên cứu về Chiến lược Năng lượng. Tốt nghiệp cao học luật (LL.M.) tại Đại học Harvard, Mỹ.
Nguyên cán bộ Bộ Ngoại giao Nhật Bản, giữa những năm 1960 từng là Bí thư Đại sứ quán Nhật Bản tại Sài Gòn. Đã phụ trách nhiều vị trí khác nhau như Trưởng nhóm phụ trách Vấn đề Năng lượng Nguyên tử đầu tiên của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, Trưởng ban Kế hoạch Môi trường của Liên Hợp Quốc, Cục trưởng Ủy ban Hợp tác Nhật Bản-Châu Á Thái Bình Dương. Sau khi nghỉ hưu là giáo sư trường Đại học Tokai, Nhật Bản.
 
Bài viết đã được đăng trên V I E T N A M JIJI News Bulletin 時事速報
http://jijiweb.jiji.com/vietnam.html
13 January 2011  
Người dịch: Đỗ Ánh, phòng NC Kinh tế và Hội nhập KV, Viện NC Đông Bắc Á
Đăng Website Nghiên cứu Nhật Bản ngày: 23-3-2011.
 

Nguồn tin
http://jijiweb.jiji.com/vietnam.html
Tin tức khác

CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7
CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7

Theo hãng tin Kyodo, ngày 19/4/2023 Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết, chatbot trí tuệ nhân tạo ChatGPT và các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI ...

VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL  TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA
VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA

Vấn đề Lãnh thổ phương Bắc/Nam Kuril đề cập tới tình trạng tranh chấp lãnh thổ phức tạp và lâu dài giữa Nhật Bản và Nga. Bài viết này đưa ra một cá ...

NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG
NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG

Vào ngày 6 tháng 1 năm 2022, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Thủ tướng Australia Scott Morrison đã tiến hành ký hiệp định hợp tác giữa hai nước ...

TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI
TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI

Quan hệ chính trị - an ninh giữa Nhật Bản và Trung Quốc luôn được đánh giá là mối quan hệ tồn tại nhiều vấn đề nhất, tốn nhiều giấy mực nhất và đượ ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn