GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

THỦ TƯỚNG NHẬT BẢN THĂM BANGLADESH VÀ SRI LANKA

Đăng ngày: 9-09-2014, 09:39

Thủ tướng Nhật Bản đã thăm và có cuộc gặp thượng đỉnh tại hai quốc gia Nam Á Bangladesh và Sri Lanka từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 9 năm 2014. Phát biểu với báo giới trước chuyến đi, Thủ tướng Abe nói “Đây là hai quốc gia có tiếng nói chính trị và sức mạnh kinh tế ngày càng lớn, cần đẩy mạnh quan hệ, tăng cường hợp tác kinh tế”[1].

Ngày 6/9, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã hội đàm với nữ Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina. Ông Abe là vị Thủ tướng Nhật Bản đầu tiên công du Bangladesh trong 14 năm qua. Bangladesh là quốc gia nằm giữa Ấn Độ và Myanmar, với dân số khoảng 160 triệu người, là thị trường đầy tiềm năng với Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản tuyên bố trong 4,5 năm tới sẽ hỗ trợ kinh tế khoảng 600 tỷ yên [2]. Tháng 5 vừa qua, khi Thủ tướng Sheikh Hasina thăm Nhật Bản, hai nước đã thỏa thuận xây dựng Quan hệ Đối tác Toàn diện. Thỏa thuận này sẽ tăng cường quan hệ song phương, vốn đã đặt trọng tâm chủ yếu là hợp tác kinh tế, tiến tới bao gồm cả hòa bình và an ninh, cũng như giao lưu văn hóa và nhân dân. Tháng 10 năm tới sẽ diễn ra bầu chọn ủy viên không thường trực của Liên Hợp Quốc mà Nhật Bản và Bangladesh đang tranh cử vị trí đại diện cho châu Á. Trong chuyến thăm Nhật Bản hồi tháng 5, Thủ tướng Hasina đã ngụ ý rằng, trên nguyên tắc, bà sẽ ủng hộ Nhật Bản.

Chính phủ Bangladesh đã thông báo Nhật Bản sẽ cấp khoản tín dụng 4 tỷ USD cho dự án nhà máy nhiệt điện chạy bằng than, bao gồm cả việc xây dựng cảng nước sâu. Cơ quan viện trợ của Nhật đã tỏ ra rất quan tâm đến xây dựng cảng nước sâu ở miền nam Bangladesh, dự án mà ban đầu chính quyền Dhaka muốn nhờ Trung Quốc xây dựng. Chính quyền Dhaka còn dự trù xây dựng một khu công nghiệp dành riêng cho các nhà đầu tư Nhật Bản. Hiện nay đầu tư Nhật Bản vào Bangladesh còn thấp hơn nhiều so với đầu tư của Trung Quốc và Hàn Quốc [3].

Trong cuộc hội đàm lần này, Thủ tướng Hasina nói rằng, năm tới, Bangladesh sẽ không ra tranh chức ủy viên không thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ), và bà ủng hộ việc Nhật Bản ra tranh chức vụ này. Thủ tướng Nhật Bản bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc và đánh giá cao việc rút lui không tranh cử, ủng hộ Nhật Bản trong việc bầu chọn ủy viên không chính thức của Liên Hợp Quốc. Ông giải thích thêm quyết định của Nội các về việc cho phép sử dụng quyền phòng thủ tập thể và ý nghĩa của chủ nghĩa hòa bình tích cực [4].

Ông Horiguchi Matsushiro, giáo sư thỉnh giảng của Đại học Nihon và là cựu đại sứ Nhật Bản tại Bangladesh cho rằng mục tiêu của Bangladesh là trở thành "nước có thu nhập trung bình" trước năm 2021, thời điểm đánh dấu kỷ niệm lần thứ 50 ngày nước này độc lập. Tháp tùng Thủ tướng Abe trong chuyến đi lần này có đại diện của 30 công ty. Bangladesh muốn nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản và phái đoàn hùng hậu quan chức chính phủ và đại diện doanh nghiệp, để xúc tiến xây dựng Quan hệ Đối tác Chiến lược[5].

Đối với Sri Lanka, Nhật Bản cho rằng đây là quốc gia có vị trí thuận lợi trong giao thông hàng hải trên Ấn Độ Dương, cửa ngõ của Nam Á, nắm giữ vị trí trung chuyển sang Trung Đông và châu Phi. Trung Quốc hiện nay đang triển khai chiến lược đảm bảo an ninh hàng hải hay còn gọi là “Chuỗi ngọc trai” trên biển. Trung Quốc đang tiến hành xây dựng cảng biển, hỗ trợ kinh tế cho các nước dọc theo đường biển như Myanmar, Pakistan và Sri Lanka. Nếu Trung Quốc có sự bá quyền trên Ấn Độ Dương có thể sẽ gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến kinh tế và đảm bảo an ninh của Nhật Bản[6].

Ngày 7/9 Thủ tướng Abe đến Sri Lanka và được đích thân Tổng thống Rajapaksa đón tại sân bay. Ông Abe là Thủ tướng Nhật Bản đầu tiên đến thăm quốc đảo này trong 24 năm qua. Hai nhà lãnh đạo tham gia buổi lễ động thổ xây dựng một nhà ga sân bay mới với nguồn hỗ trợ tài chính của Nhật Bản, sau đó hội đàm tại Colombo, thành phố lớn nhất của Sri Lanka. Hai bên bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác vì thịnh vuợng và ổn định của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nhất trí đưa ra “đối thoại Nhật – Sri Lanka” về biển và đảm bảo an ninh trên biển. Hai nước xác nhận xúc tiến giao lưu, tập trận chung giữa lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản và hải quân Sri Lanka. Thủ tướng Abe nói về quyết định cho phép sử dụng quyền phòng thủ tập thể của Nội các, chủ nghĩa hòa bình tích cực và nhận được sự ủng hộ của Tổng thống Rajapaksa. Chính phủ Nhật Bản cũng có kế hoạch hỗ trợ Sri Lanka xây dựng cơ sở hạ tầng về phát thanh truyền hình, khi Sri Lanka vừa quyết định đưa vào áp dụng kỹ thuật phát sóng truyền hình kỹ thuật số mặt đất của Nhật Bản[7].

Có thể thấy rõ mục đích của chuyến đi này là Nhật Bản muốn đầu tư cơ sở hạ tầng tại hai quốc gia này và qua đó kiềm chế sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc khu vực Ấn Độ Dương. Tính đến nay, Thủ tướng Abe đã đặt chân đến 49 quốc gia trên thế giới kể từ khi trở lại nắm quyền từ cuối năm 2012, vượt qua cựu Thủ tướng Koizumi, người từng đến thăm 48 quốc gia, để thực hiện chiến lược mà ông gọi là ngoại giao toàn cầu.

 

Phan Anh

[1] 首相、南アジア外遊へ出発

http://sankei.jp.msn.com/politics/news/140906/plc14090610590011-n1.htm

[2] 首相、きょうから南アジア2カ国訪問 インド洋・有望市場めぐり中国と攻防

http://sankei.jp.msn.com/politics/news/140906/plc14090607340007-n1.htm

[3] Nhật tranh giành ảnh hưởng với Trung Quốc ở Nam Á, Đài RFI ngày 6/9, Bản dịch của TTXVN, Tin tham khảo thế giới 08-09-2014, tr.9

[4] 日本、非常任理事国当選確実に バングラ不出馬、安倍首相に表明

http://sankei.jp.msn.com/politics/news/140906/plc14090621180014-n1.htm

[5] WebNHK ngày 5/9/2014, http://www3.nhk.or.jp/nhkworld/

[6] 首相、きょうから南アジア2カ国訪問 インド洋・有望市場めぐり中国と攻防

http://sankei.jp.msn.com/politics/news/140906/plc14090607340007-n1.htm

[7] 首相、巡視艇供与の調査表明 日スリランカ首脳会談

http://sankei.jp.msn.com/politics/news/140907/plc14090720420007-n1.htm

 

Tin tức khác

QUAN HỆ NHẬT BẢN - HÀN QUỐC SAU VỤ THIẾT QUÂN LUẬT CỦA HÀN QUỐC
QUAN HỆ NHẬT BẢN - HÀN QUỐC SAU VỤ THIẾT QUÂN LUẬT CỦA HÀN QUỐC

Nỗ lực áp đặt thiết quân luật bất thành của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và tình hình chính trị bất ổn sau đó đang bắt đầu có tác động tiêu cự ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Shinzo Abe, hợp tác an ninh và quốc phòng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã có những bước tiến quan trọng đặc biệt là trong ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Một trong những khúc mắc lớn nhất trên phương diện lịch sử - chính trị cản trở mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản trong suốt hơn nửa thế kỷ qua ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Trong nhiều thập niên qua, kể cả khi đã ký kết Hiệp định quan hệ cơ bản (1965), đánh dấu một bước ngoặt mới trong tiến trình bình thường hóa quan h ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn