GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

MỘT SỐ BIỂU THỨC TỪ CHỐI ĐIỂN HÌNH TRONG TIẾNG NHẬT (Phần 1)

Đăng ngày: 9-09-2014, 15:45

Phương thức từ chối gián tiếp (TCGT) phi quy ước, cũng giống như phương thức TCGT theo quy ước, trước hết là hình thức từ chối không hiển ngôn, hay nói cách khác, mục đích TC được ẩn sâu dưới nhiều lớp từ vựng, ngữ nghĩa, được “mã hoá” và  người nghe phải nắm bắt chúng dựa trên “căn cứ vào ngữ cảnh, tình huống, bằng mối liên hệ giữa ngôn ngữ và thực tại, bằng vốn kiến thức và kinh nghiệm sống” (Trần Chi Mai, 2004). Khi tiến hành khảo sát các hành vi TCGT phi quy ước trong tiếng Nhật, mặc dù các hình thức biểu đạt là không giới hạn, nhưng chúng tôi nhận thấy có một số biểu thức TC đặc thù được sử dụng như sau:

1. Biểu thức lý do (chủ quan, khách quan)

Nêu lý do để từ chối là phương thức phổ biến trong mọi ngôn ngữ. Biểu thức lý do có hình thức tương tự như thành phần mở rộng nêu lý do thuộc phương thức từ chối trực tiếp, nhưng không có thành phần cốt lõi biểu thị mục đích từ chối hiển ngôn. Có thể chia biểu thức lý do làm 2 loại: lý do chủ quan và lý do khách quan.

Từ chối bằng lý do khách quan là nêu lên những lý do tồn tại không phụ thuộc vào ý chí, thời gian, quyền lực, tình cảm… của người nói, hay nói cách khác, người nói không có điều kiện để thực hiện nội dung cầu khiến. Viện lý do mang tính khách quan để TC là phương thức được ưa dùng trong tiếng Nhật.

(III.17) 「好きでないものを、何も迷うことないじゃないか。」

「そうはいかないわ。」

「結婚て、そんな力があるかな。」

「いやらしい。そうじゃないけど、女は身のまわりがきちんとかたづいていないと、いられないの。」

(- Nếu em không thích anh ta, việc gì em phải do dự, khổ tâm?

- Chuyện không dễ dàng lắm...

- Hôn nhân có sức hấp dẫn đến thế sao?

- Anh đừng châm biếm chua chát thế! Một người đàn bà có thể mong có một nơi là nhà mình, để mà giữ cho mọi thứ ngăn nắp, sạch sẽ lắm chứ.)

Đáp lại lời khuyên không nên lấy người mà mình không yêu, cô gái đưa ra lý do khách quan, một quy luật rằng “Một người đàn bà có thể mong có một nơi là nhà mình, để mà giữ cho mọi thứ ngăn nắp, sạch sẽ lắm chứ” với ý nghĩa khước từ lời khuyên đó.

Trong tiếng Việt, các lý do mang tính chủ quan được ưa thích hơn khi biện hộ về lý do từ chối, nhưng những lời TC nêu lý do khách quan cũng không hiếm gặp. Ví dụ:

(III.18) - Bà đưa giúp tôi số tiền này, gọi là tiền lo thuốc thang cho con bé.

- Nó chết rồi.

Từ chối bằng lý do chủ quan là đưa ra những lý do thuộc về ý thức, ý chí, tình cảm của người nói. Người TC không muốn thực hiện nội dung cầu khiến do chủ quan họ không muốn, hoặc không đủ năng lực để thực hiện, hoặc vì lương tâm, đạo đức của họ không cho phép thực hiện lời cầu khiến đó. Ví dụ:

(III.19)「菊子。」と信吾は呼んで、

「前から考えていたことだが、菊子たちは別居してみる気はないかね。」

菊子は信吾の顔を見て、後の言葉を待っていたが、訴えるような声で、

「どうしてですの、お父さま。お姉さまがお帰りになってるからですか。」

「いや。房子のことは関係がない。房子は半出戻りの形で、菊子には気の毒だが、相原と別れるにしても、うちには長くいないだろう。房子は別にして菊子たち二人問題だよ。菊子は別居した方が、よくはないの?」

「いいえ。私でしたら、お父さまにやさしくしていただいて、一緒にいたいんですの。お父さまのそばを離れるのは、どんなに心細かいかしれませんわ。」

「やさしいことを言ってくれるね。」

「あら。私がお父さまにあまえているんですもの。私は末っ子のあまったれで、実家でも父に可愛がられていたせいですか、お父さまといるのが、好きなんですわ。」

(- Kikukô, con này, từ lâu ta đã nghĩ… Mà vợ chồng con có muốn ra ở riêng không?

Kikukô nhìn ông. Cô chờ ông nói tiếp. Sau đó cô hỏi một cách khổ sở:

- Vì sao kia ba? Vì Phuxacô trở về ư?

- Không, Phusakô không dính dáng gì đến chuyện này cả. Ta cũng hình dung con sẽ vất vả thế nào với cái con quỷ sứ ấy dưới một mái nhà, nhưng Phuxacô sẽ không ở lại với chúng ta lâu đâu, kể cả khi nó ly dị với Aihara. Vấn đề ở đây chỉ liên quan đến việc vợ chồng con thôi. Con không nghĩ là như thế sẽ tốt hơn cho vợ chồng con hay sao?

- Không ạ. Ba đã tốt với con thế. Con chỉ muốn được ở gần ba. Không hiểu ba có tưởng tượng được con thấy cô đơn thế nào nếu thiếu ba không…

- Con vỗ về ta đó thôi.

- Không mà. Ba chiều con nhiều. Con đã quen được chiều từ bé. Con thấy thích cuộc sống ở gần ba.)

(“Tiếng rền của núi”, Tuyển tập Kawabata, NXB. Hội nhà văn, tr.90-91).

Trong ví dụ trên, Kikuko đã từ chối lời đề nghị “ra ở riêng” của bố chồng bằng cách viện lý do chủ quan rằng ông đã đối đãi rất tốt với cô, vì vậy cô rất yêu quý và không muốn sống xa ông:“Ba đã tốt với con thế. Con chỉ muốn được ở gần ba... Ba chiều con nhiều. Con đã quen được chiều từ bé. Con thấy thích cuộc sống ở gần ba”. Ở đây, tình cảm của Kikuko đã “biện minh” cho việc cô không đồng ý với lời đề nghị của ông.

Trong tiếng Việt, việc dùng lý do thuộc về chủ quan người nói để từ chối là khá phổ biến. Phương thức TCGT bằng “biểu thức lý do” chiếm tỉ lệ cao nhất trong các lời từ chối qua khảo sát của chúng tôi (66%-100% trong 4 tình huống từ chối lời cầu khiến mà chúng tôi thực hiện điều tra). Trong các lý do chủ quan, lý do liên quan đến việc gia đình chiếm tỉ lệ cao trong lời từ chối của người Việt. Các lời từ chối như: Em phải về quê, Tớ phải giúp mẹ làm việc nhà, Em đi ăn cưới người bà con, Nhà em hôm nay có giỗ, Tôi bận việc gia đình... không hiếm gặp trong tiếng Việt. Từ chối bằng cách viện cớ liên quan đến gia đình rất phổ biến và dễ được người Việt Nam thông cảm, tuy nhiên, đối với người Nhật, đây lại là những lý do thuộc về lĩnh vực “cá nhân, riêng tư” khó được chấp nhận.

(Còn nữa)


Ths. Ngô Hương Lan, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

Tin tức khác

CHỮ HÁN “KIM” ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ CHỮ HÁN NĂM 2024 CỦA NHẬT BẢN
CHỮ HÁN “KIM” ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ CHỮ HÁN NĂM 2024 CỦA NHẬT BẢN

Ngày 12/12, Hiệp hội Kiểm tra năng lực chữ Hán (Kanji) của Nhật Bản đã chính thức công bố chữ Hán của năm 2024 là "Kim" (金). Đây là lần thứ năm t ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Tuy nhiên, vấn đề này không đơn giản. Về các “giả thuyết” mà Higashino đã đề cập ở trên, nghiên cứu tiếp theo của của Takayuki Tanaka trong cuốn “U ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Điểm mấu chốt ở đây là bối cảnh các chuyến viếng thăm của các tăng sư như Phật Triết. Tại đây có câu chuyện lịch sử thú vị liên quan đến các sứ thầ ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Cách thời điểm kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Việt Nam đúng 10 năm, vào mùa hè (từ ngày 7/7 đến 22/9) năm 2013, nhân kỷ niệm 40 năm t ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn