GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

THỦ TƯỚNG NHẬT BẢN SHINZO ABE SẼ HỘI ĐÀM VỚI CHỦ TỊCH TRUNG QUỐC TẬP CẬN BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI

Đăng ngày: 24-10-2014, 17:08

Lãnh đạo hai nước Nhật Bản và Trung Quốc có khả năng sẽ có cuộc hội đàm lần đầu tiên trong Hội nghị cấp cao khu vực được tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc) vào tháng 11 tới. Các quan chức Nhật Bản cho biết, họ hy vọng rằng cuộc hội đàm lần này sẽ làm giảm căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước láng giềng Châu Á và cũng liên quan đến rất nhiều nỗ lực ngoại giao đằng sau của cả hai bên.

Mặc dù họ đã không có câu trả lời cuối cùng từ phía Trung Quốc, nhưng họ nói rằng hiện nay họ rất lạc quan tin rằng hai nhà lãnh đạo sẽ gặp nhau vào một thời gian ngắn nữa trong Hội nghị của Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (gọi tắt là APEC), có thể là 15 phút hoặc lâu hơn. APEC là một hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo khu vực và Bắc Kinh sẽ là chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh lần này.

Thông tấn xã Kyodo (Nhật Bản) đưa tin, trong bữa tiệc giữa các nhà lãnh đạo châu Á và châu Âu tại Milan vào ngày 17/10, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã bắt tay nhau, là một hình ảnh đẹp cho thấy dấu hiệu hòa giải giữa hai nước.

Quan chức Nhật Bản cho biết, tuy cuộc gặp mặt giữa lãnh đạo hai nước có thể diễn ra trong thời gian ngắn, không thể liên quan tới vấn đề mang tính thực chất, nhưng họ hy vọng cuộc gặp mặt sẽ có một ý nghĩa ngoại giao lớn. Họ hy vọng cuộc gặp mặt sẽ phần nào giúp cho sự phục hồi của hai nền kinh tế lớn nhất châu Á cũng như cải thiện mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản kể từ khi chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa các đảo tranh chấp cách đây hai năm, quan hệ Trung-Nhật luôn ở trong tình trạng “kinh tế nóng, chính trị lạnh”.

"Một tháng trước đây, khả năng về cuộc hội đàm giữa hai nước là hoàn toàn không có" - một quan chức Nhật Bản cho biết. "Bây giờ, tôi có thể nói rằng đã có sự thay đổi trong thái độ của hai nước, cả hai nước đều chú ý đến lợi ích của mỗi bên". Kể từ khi người tiền nhiệm của ông Abe đã quốc hữu hóa các đảo thuộc khu vực tranh chấp vào giữa năm 2012, Trung Quốc và Nhật Bản luôn ở trong tình trạng đối đầu căng thẳng. Trung Quốc đã phản ứng mạnh mẽ trước hành động mua các đảo đó của Nhật Bản, tiến hành cắt đứt liên lạc chính trị, học thuật và văn hóa. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kiên quyết không hội kiến với Thủ tướng Nhật Bản, còn ông Shizo Abe đã từ chối thỏa hiệp về vấn đề tranh chấp quần đảo. Cảnh sát biển Nhật Bản đã đưa tàu thuyền đến vùng biển gần quần đảo tranh chấp,tiến hành “trò chơi mèo vờn chuột” với các tàu Trung Quốc.

Tuy nhiên, lãnh đạo hai nước đã phải đối mặt với áp lực ngày càng lớn, cần phải được ngăn chặn tránh làm tổn hại đến vấn đề quan hệ kinh tế giữa hai nước. Quan chức Nhật Bản nói, Thủ tướng Shinzo Abe sẵn sàng thể hiện với các nước khác trong khu vực  trong đó có đồng minh lớn nhất của Nhật Bản là Mỹ cho thấy rằng ông Abe đã có cách ứng phó hợp lý với chủ trương lãnh thổ ngày càng cứng rắn của Trung Quốc. Kể từ khi nhậm chức Thủ tướng, ông Shinzo Abe đã nhiều lần cho thấy ông luôn mong muốn tiến hành đối thoại “không điều kiện” với Trung Quốc.

Thời gian gần đây, giới quan chức Trung Quốc cho biết, điều kiện trước tiên cho đối thoại giữa hai nước đó là, Nhật Bản cần phải chính thức thừa nhận tồn tại tranh chấp ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, mà Nhật Bản cho đến nay vẫn không chấp nhận điều đó. Trung Quốc còn yêu cầu các nhà lãnh đạo Nhật Bản không được đến thăm đền Yasukuni. Tuy nhiên, quan chức Nhật Bản nói, vào tháng 11 tới có thể sẽ diễn ra cuộc hội đàm quan trọng giữa ông Shizo Abe và ông Tập Cận Bình, do vậy điều kiện đầu tiên mà Trung Quốc đưa ra đó được thể hiện với thái độ linh hoạt hơn.

Các nhà phân tích chính trị cho rằng, tuy vấn đề về lịch sử cũng như tranh chấp sẽ tiếp tục gây chia rẽ quan hệ hai nước Nhật Bản và Trung Quốc, nhưng hai nước dường như cũng ngày càng nhận thức được rằng, nếu họ không thể tìm được phương thức xử lý chung, thì họ sẽ mất rất nhiều thứ. Do hai nước đều không muốn phải nhượng bộ trong vấn đề tranh chấp biển đảo, một số nhà phân tích đã chỉ ra một kiểu trạng thái mới, đó là Nhật Bản và Trung Quốc về cơ bản đồng ý duy trì việc bất đồng ý kiến về vấn đề lãnh thổ, nhưng với những lĩnh vực khác, như thương mại và đầu tư  thì sẽ tìm cách khôi phục lại như trước kia. Nếu như vậy, việc đối đầu liên quan đến quần đảo tranh chấp có thể trở thành một tình trạng vĩnh viễn về cục diện an ninh, trong đó hai nước sẽ tiếp tục đưa tàu thuyền ra khu vực tranh chấp, đồng thời cũng sẽ áp dụng các hành động ngăn chặn đối phương. Các nhà phân tích chỉ ra rằng, Nhật Bản và Trung Quốc gần đây đã khôi phục thiết lập lại “đường dây nóng” giữa hải quân hai nước, mở ra đàm phán cải thiện trao đổi thông tin khi xảy ra tranh chấp, việc đàm phán này đã bị gián đoạn một thời gian sau sự việc Nhật Bản tiến hành quốc hữu hóa đảo.

Ông Narushige Michishita – người phụ trách nghiên cứu an ninh và quốc tế của Viện Nghiên cứu chính sách Nhật Bản đã nói: “Nhật Bản và Trung Quốc đều đang tìm kiếm sự cân bằng mới. Chúng ta hiện nay có thể thực hiện được một việc tốt nhất đó chính là tiếp tục cách thử này, nhưng ở một mức độ thấp hơn cần tìm được cách để giảm đối đầu, căng thẳng giữa hai nước”.

Quan chức Nhật Bản và nhà phân tích cho biết, nỗ lực đầu tiên để giảm tình trạng căng thẳng là vào tháng 7, khi cựu Thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fukuda trong chuyến thăm Bắc Kinh đã hội kiến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và đã đưa cho lãnh đạo Trung Quốc bức thư của Thủ tướng Shinzo Abe. Cuộc hội đàm tới đây là lần đầu tiên lãnh đạo hai nước gặp nhau trong Hội nghị thượng đỉnh APEC.

Phía Trung Quốc cũng tích cực chủ động trong việc cải thiện quan hệ với Nhật Bản. Trong tháng 10 này, bà Lý Tiểu Lâm – người phụ trách Hội nghị hiệp thương hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc đã có chuyến thăm đến Tokyo (Nhật Bản). Trong chuyến đi này, Lý Tiểu Lâm đã gặp Thủ tướng Shinzo Abe và cùng ông Abe đến xem buổi biểu diễn của Đoàn múa nghệ thuật Trung Quốc. Ông Shinzo Abe đã nói “để cải thiện quan hệ hai nước, việc mở rộng lĩnh vực hợp tác và đối thoại là vô cùng quan trọng”.

Một cuộc tiếp xúc gần đây giữa hai nước là vào cuối tháng 9 vừa qua, quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Nhật Bản phụ trách các vấn đề châu Á Junichi Ihara đã có chuyến thăm bí mật đến Bắc Kinh, tờ báo Nhật Bản sau đó đã đưa tin về chuyến thăm này. Mặc dù quan chức Nhật Bản từ chối việc đưa ra bình luận về chuyến thăm Trung Quốc của Iraq Junichi nhưng họ nói rằng hiện nay là cơ hội tốt để tiến hành hội đàm giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

 

Người dịch: Phan Diễm Huyền, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

Nguồn: http://cn.nytimes.com/asia-pacific/20141020/c20japan/

Tin tức khác

QUAN HỆ NHẬT BẢN - HÀN QUỐC SAU VỤ THIẾT QUÂN LUẬT CỦA HÀN QUỐC
QUAN HỆ NHẬT BẢN - HÀN QUỐC SAU VỤ THIẾT QUÂN LUẬT CỦA HÀN QUỐC

Nỗ lực áp đặt thiết quân luật bất thành của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và tình hình chính trị bất ổn sau đó đang bắt đầu có tác động tiêu cự ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Shinzo Abe, hợp tác an ninh và quốc phòng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã có những bước tiến quan trọng đặc biệt là trong ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Một trong những khúc mắc lớn nhất trên phương diện lịch sử - chính trị cản trở mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản trong suốt hơn nửa thế kỷ qua ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Trong nhiều thập niên qua, kể cả khi đã ký kết Hiệp định quan hệ cơ bản (1965), đánh dấu một bước ngoặt mới trong tiến trình bình thường hóa quan h ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn