GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

NHỮNG THÁCH THỨC ĐẶT RA ĐỐI VỚI NGÀNH DU LỊCH QUỐC TẾ NHẬT BẢN

Đăng ngày: 4-12-2014, 14:28

Mở rộng ngành công nghiệp du lịch quốc tế là một thách thức về văn hóa đối với Nhật Bản. Ngay sau khi Chủ tịch Ủy Ban Olympic quốc tế (IOC), ông Jacques Rogge, công bố tên thành phố đăng cai Olympic 2020 tại Buenos Aires, hàng nghìn người dân Tokyo - Nhật Bản đã bắt đầu xuống đường để ăn mừng. Họ ôm chầm lấy nhau và cùng khóc vì vui mừng và vinh dự khi lần thứ hai được đăng cai sự kiện thể thao lớn nhất thế giới. Sau hàng loạt thiên tai động đất, sóng thần, núi lửa phun trào cũng như  rò rỉ phóng xạ tại nhà máy hạt nhân Fukushima, thì việc Việc Nhật Bản được trao quyền tổ chức Thế vận hội mùa hè 2020 tại Tokyo được kỳ vọng sẽ đem lại cho Nhật Bản những tác động tích cực về nhiều mặt. Đặc biệt, đây chính là may mắn cho ngành du lịch Nhật Bản nhằm gia tăng lượng du khách nước ngoài, tận dụng cơ hội này để phát triển ngành công nghiệp du lịch mới nổi là một nhiệm vụ quan trọng và có thể tác động mạnh mẽ đến  sự phát triển trong tương lai của đất nước.

Các sự kiện thể thao trước giờ vẫn được coi là cơ hội để thúc đẩy du lịch, nhưng làm thế nào để thực hiện nhiệm vụ đó lại là một thách thức. Việc đăng cai tổ chức sự kiện lớn thường là đối tượng của cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia, tuy nhiên có ít bằng chứng cho thấy việc đăng cai tổ chức thật sự mang lại lợi ích và những tác động về kinh tế của những cam kết tài chính lớn thường rất hạn chế.

Tuy nhiên, một trường hợp ngoại lệ đáng chú ý là Thế vận hội Úc tổ chức tại Sydney năm 2000. Thế vận hội này được coi là một thành công lớn không chỉ là những tác động tích cực về mặt du lịch. Có ý kiến cho rằng chiến thuật, chiến lược trước khi Thế vận hội diễn ra do Tổng cục Du lịch Úc xây dựng là những yếu tố đóng góp quan trọng nhất. Chúng được Ủy ban Thế vận hội Quốc tế (IOC) công nhận là một tiêu chuẩn về phương thức tối ưu hóa lợi ích cho cả Thế vận hội và quốc gia đăng cai.

Để học tập kinh nghiệm của Thế vận hội Úc, Nhật Bản cần phải xây dựng những chiến thuật và chiến lược trước khi diễn ra Thế vận hội trong việc phát triển và thu hút nguồn nhân lực vào ngành du lịch, nỗ lực để đáp ứng yêu cầu của du khách và tạo một môi trường thuận lợi cho du khách nước ngoài. Một vấn đề lớn phải được giải quyết là đáp ứng nhu cầu của du khách có nền tảng đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ.

Theo số liệu thống kê năm 2013, du khách từ các quốc gia Châu Á, chủ yếu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam chiếm khoảng 75% tổng số du khách nước ngoài đến Nhật Bản. Các chiến dịch quảng cáo và quảng bá do chính phủ hỗ trợ rất thành công trong việc mang hình ảnh Nhật Bản tới du khách đến từ các quốc gia Châu Á này. Các yêu cầu về visa cũng đã được nới lỏng phần nào và rất nhiều dịch vụ cung cấp tại khách sạn, nhà hàng, cửa hàng và các cơ sở vật chất cộng cộng khác ở Hàn Quốc đã đượcthiết kế nhằm đáp ứng yêu cầu của những du khách này. Ví dụ, rất nhiều cửa hàng lưu niệm đã thuê những nhân viên có thể nói tiếng Trung và tiếng Hàn.

Một số liệu ít ấn tượng hơn là số lượng du khách từ các thị trường Châu Âu lớn. Số liệu này có tăng theo thời gian nhưng vẫn duy trì ở mức thấp. Một yếu tố góp phần là khó khăn trong việc tìm ra những người có thể giao tiếp hiệu quả bằng tiếng Anh. Dịch vụ ngoại ngữ kém đứng đầu trong số các phàn nàn mà các du khách nước ngoài và du khách từ Mỹ và Châu Âu thường gặp phải, đặc biệt trong các lĩnh việc liên quan đến vận tải, do sự phức tạp của hệ thống và hạn chế về số lượng ký tự bằng tiếng Anh. Thực đơn có hình ảnh món ăn nhưng lại thiếu chú thích bằng tiếng Anh là một rào cản đối với du lịch.

Trong truyền thống, Nhật Bản là một quốc gia đơn ngôn ngữ, đơn sắc tộc. Người Nhật Bản rất chú trọng bản sắc văn hóa của mình và có xu hướng không tiếp nhận những người đến từ những nền văn hóa khác nhau.Những định kiến như vậy có thể ảnh hưởng tiêu cực lên du lịch: một số người quan sát cho rằng Nhật Bản thường chú trọng hơn vào việc phổ biến văn hóa của chính họ hơn là chấp nhận văn hóa của những nước khác. Tuy nhiên nếu Nhật Bản muốn đạt được mục tiêu thu hút du khách nước ngoài, họ cần nâng cao nhận thức của công dân về liên văn hóa và nhấn mạnh vấn đề giáo dục giao tiếp liên văn hóa. Du khách có nền tảng văn hóa và ngôn ngữ khác nhau có kỳ vọng và thái độ khác nhau đối với trải nghiệm về du lịch của mình. Cần xây dựng các chương trình nhằm giải quyết nhu cầu và mối quan tâm của du khách nước ngoài.

Rất may là chính phủ đã bắt đầu nhận ra vấn đề. Trong Sách trắng về Du lịch bản mới nhất, họ đã đề xuất đẩy mạnh giáo dục ngoại ngữ để tăng số lượng cá nhân có khả năng cung cấp dịch vụ tốt cho những du khách nói các ngôn ngữ khác nhau. Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Tác động có lợi của dịch vụ ngôn ngữ cải thiện là việc gia tăng số khu vực mà du khách muốn đến thăm. Kiểu du lịch điển hình là tour trọn gói trong đó du khách được đưa đến thăm các thắng cảnh nổi tiếng. Tuy nhiên với số lượng khách du lịch đến thăm quốc gia ngày càng tăng, có thể mở rộng các tour hướng đến trải nghiệm hoặc tương tác để đáp ứng với sư thay đổi trong nhu cầu của du khách.

Thế vận hội 2020 là một cơ hội tốt cho Nhật Bản để quảng bá đất nước và tham gia vào cuộc cạnh tranh toàn cầu về thu hút du khách. Nhật Bản có thể trở thành hãng du lịch có nền tảng tốt nếu du khách được tận hưởng các dịch vụ tốt. Một môi trường tốt cho du khách nước ngoài phải là ưu tiên hàng đầu.

 

Biên dịch: Phạm Thu Thủy, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á.

Nguồn:

1. http://thediplomat.com/2014/10/japans-international-tourism-challenge/

2. http://www.japanpolicyforum.jp/en/archives/economy/pt20140327003758.html

3.http://thethaovanhoa.vn/the-thao/tokyo-gianh-quyen-dang-cai-olympic-2020-nuoc-co-khon-ngoan-cua-nguoi-nhat-n20130910023750058.htm

Tin tức khác

CHỮ HÁN “KIM” ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ CHỮ HÁN NĂM 2024 CỦA NHẬT BẢN
CHỮ HÁN “KIM” ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ CHỮ HÁN NĂM 2024 CỦA NHẬT BẢN

Ngày 12/12, Hiệp hội Kiểm tra năng lực chữ Hán (Kanji) của Nhật Bản đã chính thức công bố chữ Hán của năm 2024 là "Kim" (金). Đây là lần thứ năm t ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Tuy nhiên, vấn đề này không đơn giản. Về các “giả thuyết” mà Higashino đã đề cập ở trên, nghiên cứu tiếp theo của của Takayuki Tanaka trong cuốn “U ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Điểm mấu chốt ở đây là bối cảnh các chuyến viếng thăm của các tăng sư như Phật Triết. Tại đây có câu chuyện lịch sử thú vị liên quan đến các sứ thầ ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Cách thời điểm kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Việt Nam đúng 10 năm, vào mùa hè (từ ngày 7/7 đến 22/9) năm 2013, nhân kỷ niệm 40 năm t ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn