GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

NHỮNG KỲ VỌNG CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ

Đăng ngày: 22-12-2014, 22:25

Ngày 19/12/2014, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Fukada Hiroshi đã thuyết trình tại buổi Tọa đàm quốc tế với chủ đề “Chính sách an ninh của Nhật Bản trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và sự hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản” do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam phối hợp tổ chức. Ngài đại sứ đã đề cập về những kỳ vọng của Nhật Bản đối với Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế.

Tăng cường sức mạnh kinh tế của Việt Nam

Để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, điều quan trọng là kinh tế Việt Nam phải mạnh hơn nữa. Sau vụ việc xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc vào tháng 5 vừa qua, đã có chuyển biến theo hướng phải thoát khỏi sự phụ thuộc về kinh tế đối với Trung Quốc, và điều quan trọng là phải phát triển kinh tế theo hướng tự lập dưới hệ thống kinh tế tự do và cởi mở. Để thực hiện được điều này, cần phải thúc đẩy chắc chắn công tác tái cơ cấu nền kinh tế như cải cách doanh nghiệp nhà nước, cải cách thủ tục hành chính, cải cách tín dụng,… hoàn thiện cơ chế phân bổ nguồn lực một cách phù hợp và hiệu quả, phát triển doanh nghiệp trong nước, phát triển công nghiệp hỗ trợ, thúc đẩy nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm trong nước. Ngoài ra, để phát triển công nghiệp trong nước thì việc thu hút các doanh nghiệp nước ngoài có công nghệ, kiến thức ưu việt, mong muốn cống hiến cho sự phát triển kinh tế Việt Nam và thực hiện xây dựng đối tác cùng phát triển với các doanh nghiệp nước ngoài này chứ không chỉ đơn thuần là kêu gọi đầu tư nước ngoài là vô cùng quan trọng. Vậy thì các doanh nghiệp này của quốc gia nào? Cá nhân tôi chắc chắn rằng đây là các doanh nghiệp Nhật Bản.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ một cách chiến lược

Tuy nhiên phát triển công nghiệp hỗ trợ không phải là điều dễ dàng. Các nước láng giềng như Trung Quốc và Thái Lan đã phát triển trở thành các nước cung cấp linh kiện và bán thành phẩm, đặc biệt Trung Quốc đang hiện diện ở vị trí áp đảo về mặt kinh tế với vai trò là “công xưởng của thế giới”. Mặt khác, điều bất lợi của Việt Nam là sự tham gia chậm trễ vào “nền kinh tế thị trường”. Với Việt Nam như vậy, tại thời điểm hiện tại, việc chuyển đổi sản xuất trong nước theo hướng này, hướng kia là một câu chuyện gượng ép, không mang tính khả thi.

Vậy cần phải làm gì: Đưa ra chiến lược rõ ràng để Việt Nam có thể cạnh tranh trong mối quan hệ với các nước này. Đặc biệt trong bối cảnh phân công quốc tế thông qua hội nhập kinh tế khu vực như FTA,… đang tiến triển, cần tìm ra được lĩnh vực có lợi thế so sánh cao tại Việt Nam trong mối quan hệ so sánh tương hỗ với các nước xung quanh. Gần đây, nhiều bên liên quan của Việt Nam có đề cập đến việc “thu hút ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao” và phát triển các sản phẩm “công nghệ cao”, tuy nhiên nhìn vào năng lực kinh tế hiện tại của Việt Nam thì phải xem xét một cách kỹ lưỡng “tính hiện thực” của điều này ở mức độ nào. Quan trọng là xây dựng mối quan hệ tương hỗ với các nước láng giềng mà Việt Nam ở vị trí lợi thế so sánh, tìm ra được các lĩnh vực có thể cung cấp linh kiện, phụ tùng chất lượng cao và giá rẻ trong phân công quốc tế và thực hiện các chính sách thực thi.

Ví dụ như: tại Thái Lan, ngành công nghiệp như sản xuất sợi, nhuộm, dệt may, sản xuất giầy dép,… được loại khỏi đối tượng nhận ưu đãi đầu tư, và Chính phủ nước này chỉ cung cấp ưu đãi đầu tư tập trung vào những ngành công nghiệp có giá trị tăng cao. Ngược lại, tại Việt Nam, tôi cho rằng việc tích cực đưa ra các giải pháp để phát triển công nghiệp về những lĩnh vực này có thể xác lập lợi thế so sánh trong mạng lưới phân công lao động quốc tế trong khu vực ASEAN. Đặc biệt, khi bãi bỏ và cắt giảm thuế quan thông qua Hiệp định TPP thì lĩnh vực công nghiệp dệt may,… này sẽ là một cơ hội lớn đối với Việt Nam. Điều quan trọng là không mãn nguyện với việc chỉ sản xuất với số lượng lớn các sản phẩm dệt may giá rẻ giống như từ trước tới nay mà phải hướng tới việc sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn nữa (tức là có chất lượng tốt, giống như Uniqlo). Để thực hiện được điều này, việc áp dụng công nghệ và kiến thức ưu việt của doanh nghiệp nước ngoài, gồm cả doanh nghiệp Nhật Bản, là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, mặc dù thị trường đang đi xuống, tôi cho rằng vẫn còn tiềm năng trong ngành đóng tàu, một ngành sử dụng nhiều lao động.

Tận dụng nhu cầu trong nước và tiềm năng riêng của Việt Nam

Ngoài ra, việc tận dụng nhu cầu trong nước và tiềm năng của riêng Việt Nam cũng đem lại hiệu quả. Ví dụ, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản và Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam là các nhà sản xuất thành phẩm trong lĩnh vực điện và điện tử, và nhu cầu trong nước đối với thiết bị, linh kiện điện – điện tử là rất lớn. Tuy nhiên, chỉ có một số ít các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp linh kiện cho các nhà sản xuất này. Về linh kiện công nghệ cao như máy móc điện tử, Việt Nam khó có thể có ngay năng lực cạnh tranh, tuy nhiên, việc cung cấp các linh kiện cho sản phẩm điện gia dụng,… có tiềm năng trong tương lai.

Mặt khác, về ngành công nghiệp ôtô, số lượng xe ôtô mới được bán ra trên thế giới chủ yếu tại các nước đang phát triển tăng trưởng chậm. Ngược lại, ở Việt Nam thời điểm hiện tại, qui mô thị trường nhỏ khoảng 100 nghìn xe mỗi năm thì khó có thể nói rằng đây là qui mô đủ để phát triển một cách tập trung ngành công nghiệp linh kiện. Mặc dù vậy, nếu có thể tiếp tục duy trì và mở rộng sản xuất trong nước, gia tăng cả về chất và lượng của ngành công nghiệp linh kiện thì tôi cho rằng ngành công nghiệp ôtô sẽ có tiềm năng tương ứng đối với nhu cầu trong nước của Việt Nam trong tương lai.

Thực hiện chính sách phù hợp một cách hiệu quả trong khuôn khổ chiến lược rõ ràng

Để phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần xây dựng chính sách rõ ràng, nắm rõ mục tiêu để từ đó thu hút đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực và thúc đẩy tập trung công nghiệp,… Hiện tại, được biết Chính phủ đang xây dựng nghị định mới để phát triển công nghiệp hỗ trợ. Tôi hi vọng Chính phủ Việt Nam sẽ đưa ra chiến lược rõ ràng.

Tuy nhiên, việc hoàn thiện chính sách và cơ chế không phải là mục tiêu cuối cùng. Chính việc các chính sách và cơ chế này được vận dụng phù hợp và nhanh chóng mới đem lại hiệu quả. Ví dụ như: với cơ chế phát triển công nghiệp hỗ trợ từ trước đến nay, có doanh nghiệp Nhật Bản đã xin ưu đãi đầu tư, nhưng thủ tục kéo dài đến gần một năm. Trong khi đó, trường hợp của Thái Lan, thẩm định để nhận ưu đãi đầu tư thường kéo dài trong vòng 60 ngày, ngay cả các dự án qui mô lớn cũng được qui định là trong vòng 90 ngày. Việt Nam cũng cần giải quyết thủ tục với tốc độ nhanh tương tự Thái Lan. Để thực hiện được điều này thì cần phải chuyển quyền thẩm định cho cấp thấp hơn cũng như đào tạo cán bộ có kiến thức về các ngành công nghiệp.

Tiềm năng của lĩnh vực nông nghiệp và hợp tác của Nhật Bản

Có thể dự báo ngành nông nghiệp và thực phẩm Việt Nam sẽ tăng trưởng hơn nữa nếu như ngành này có thể phát huy đầy đủ tiềm năng lớn vốn có về các điều kiện tự nhiên được ưu đãi trong bối cảnh nhu cầu lương thực trong nước và các nước xung quanh gia tăng và trở nên đa dạng hóa.

Khi suy nghĩ về sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam, cần xem xét và tính đến tính đa dạng theo khu vực cũng như các nguyên nhân gây trở ngại cho sự tăng trưởng không chỉ của riêng ngành này. Do đó, phía Nhật Bản sẽ xây dựng địa phương kiểu mẫu, xem xét và thực hiện các biện pháp cần thiết một cách tập trung và liên ngành với khung “Đối thoại Nhật – Việt về Hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp” đã được xây dựng nhân chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào tháng 3 năm 2014. Ngoài ra, chú trọng liên kết công tư, điều cần thiết không thể thiếu cho việc nâng cao chất lượng của toàn bộ các công đoạn từ khâu sản xuất, gia công, lưu thông đến tiêu dùng.

Được biết, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) cũng đang liên kết với JICA và chính quyền Lâm Đồng tham gia các hoạt động nhằm phát triển địa phương với trọng tâm là nông nghiệp tại Đà Lạt, một địa phương kiểu mẫu của cơ chế này. Sự tham gia hoạch định kế hoạch của VASS là quan trọng trong quá trình xúc tiến tiếp cận một cách liên ngành, và được kỳ vọng sẽ đóng góp một cách tích cực trong thời gian tới.

Coi Nhật Bản là đối tác thực thụ

Việt Nam là đất nước có nhiều tiềm năng. Không chỉ chế tạo linh kiện mà còn có thể nâng cao chất lượng trong chế tạo thành phẩm như may mặc và thực phẩm,… Tôi tin rằng Chính phủ và các doanh nghiệp Nhật Bản có thể đóng góp cho sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ và ngành nông nghiệp của Việt Nam cũng như nâng cao giá trị gia tăng của những sản phẩm trong nước Việt Nam. Tôi mong muốn Việt Nam cho các đối tác tiềm năng nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Nhật Bản thấy được sức hấp dẫn và khả năng của Việt Nam bằng cách đưa ra chiến lược rõ ràng và vận hành cơ chế một cách hiệu quả.

 

Nguồn: Tài liệu cung cấp trong cuộc Tọa đàm quốc tế với chủ đề “Chính sách an ninh của Nhật Bản trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và sự hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản” ngày 19/12/2014 tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Tin tức khác

QUAN HỆ NHẬT BẢN - HÀN QUỐC SAU VỤ THIẾT QUÂN LUẬT CỦA HÀN QUỐC
QUAN HỆ NHẬT BẢN - HÀN QUỐC SAU VỤ THIẾT QUÂN LUẬT CỦA HÀN QUỐC

Nỗ lực áp đặt thiết quân luật bất thành của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và tình hình chính trị bất ổn sau đó đang bắt đầu có tác động tiêu cự ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Shinzo Abe, hợp tác an ninh và quốc phòng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã có những bước tiến quan trọng đặc biệt là trong ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Một trong những khúc mắc lớn nhất trên phương diện lịch sử - chính trị cản trở mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản trong suốt hơn nửa thế kỷ qua ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Trong nhiều thập niên qua, kể cả khi đã ký kết Hiệp định quan hệ cơ bản (1965), đánh dấu một bước ngoặt mới trong tiến trình bình thường hóa quan h ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn