GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

DƯ LUẬN NHẬT BẢN VỀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG PHÒNG VỆ

Đăng ngày: 8-03-2015, 21:29

Trước những biến đổi của tình hình quốc tế hiện nay, chính quyền Thủ tướng Abe  đang có những nỗ lực nhằm gỡ bỏ hạn chế và mở rộng hoạt động của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Tháng 7 năm ngoái Nội các Nhật Bản đã thông qua việc diễn giải lại Hiến pháp cho phép sử dụng quyền phòng thủ tập thể. Sang năm 2015, vào ngày 27/2, các thành viên đảng Dân chủ Tự do cầm quyền và đối tác liên minh là đảng Komeito đã trao đổi quan điểm về ý định của chính phủ về hoạt động của lực lượng phòng vệ. Tại cuộc họp, các quan chức chính phủ nói họ theo đuổi quy định cho phép Lực lượng Phòng vệ giải cứu người Nhật ở nước ngoài, nếu Nhật Bản được phép của quốc gia nơi những người này phải đối mặt với khủng bố hoặc những tình huống khẩn cấp khác. Đảng Dân chủ Tự do ủng hộ đề xuất này. Một số thành viên đảng này nói, Lực lượng Phòng vệ cần được phép dùng vũ khí giành lại các con tin. Tuy nhiên, đảng Komeito lên tiếng hoài nghi về việc liệu bằng thiết bị và khả năng của mình, Lực lượng Phòng vệ có thể tiến hành nhiệm vụ nguy hiểm là giải cứu công dân ở nước ngoài hay không[1].

Ngày 6/3, liên minh đảng Dân chủ Tự do và đảng Komeito thảo luận về những kịch bản có thể xảy ra mà Lực lượng phòng vệ Nhật Bản có thể sử dụng quyền phòng thủ tập thể. Chính phủ gọi những trường hợp này là “những tình hình mới”. Họ muốn sửa đổi các luật hiện hành để Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có thể được triển khai và được phép dùng vũ lực ngay cả khi nếu Nhật Bản không phải là nước bị tấn công vũ trang.

Khái niệm “những tình hình mới” được căn cứ trên quyết định mà Nội các đưa ra tháng 7 năm ngoái, theo đó tuyên bố rằng Nhật Bản có thể dùng sức mạnh nếu một nước khác có quan hệ thân thiết với Nhật Bản bị tấn công vũ trang, và có nguy hiểm rõ ràng đe dọa sự tồn tại của Nhật Bản, cũng như đe dọa cuộc sống, quyền tự do và theo đuổi hạnh phúc của người dân. Quyết định đưa ra 2 yêu cầu khác là: không có phương tiện nào khác cản trở cuộc tấn công để đảm bảo sự tồn tại của Nhật Bản và bảo vệ người dân; và việc sử dụng sức mạnh được duy trì ở mức tối thiểu. Các thành viên đảng Komeito lên tiếng lo ngại về sự mơ hồ của khái niệm “những tình hình mới” và kêu gọi định nghĩa rõ hơn những trường hợp như vậy[2].

Ngày 7/3 vừa qua, Nội các Nhật Bản công bố kết quả điều tra dư luận xã hội về lực lượng phòng vệ. Cuộc điều tra này được tiến hành ba năm một lần và bắt đầu từ năm 1969. Trước khi trả lời câu hỏi, những người tham gia khảo sát được thông báo vắn tắt về sức mạnh toàn diện của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản và các nước xung quanh. Những số liệu cho thấy 92,2% có ấn tượng tốt về lực lượng phòng vệ, kết quả cao nhất từ trước đến nay. Lần điều tra trước vào năm 2012, với những hành động tích cực cứu trợ người dân vùng bị thiên tai sau thảm họa 11/3/2011, ấn tượng của người dân về lực lượng phòng vệ tăng lên đến mức 91,7%.

Câu hỏi điều tra về ấn tượng đối với lực lượng phòng vệ Nhật Bản đưa ra bốn mức trả lời: tốt, có thể cho là tốt, có thể cho là xấu và xấu. Cụ thể, có 41,4% người được hỏi có ấn tượng tốt về lực lượng phòng vệ, 50,8% có thể cho là tốt. Chỉ có 4,8% cho rằng có ấn tượng xấu và có thể nói là xấu.

Về mục đích tồn tại của lực lượng phòng vệ, số người cho rằng để phòng chống thảm họa chiếm tỉ lệ cao nhất với 81,9%. Mục trả lời lần đầu tiên đưa vào là để đảm bảo an ninh quốc gia (như bảo vệ biển đảo) được nhiều người đồng thuận và đứng ở vị trí thứ 2 với74,3%. Tiếp đó là các mục như đảm bảo an ninh trong nước (52,8%), tổ chức các hoạt động hợp tác vì hòa bình quốc tế (42,1%). Ngoài ra, điều tra cũng cho thấy 75,5% số người cảm thấy nguy cơ có chiến tranh, lo lắng về đe dọa quân sự từ Trung Quốc tăng 14,5 điểm lên 60,5%. 52,7% lo lắng về tình hình bán đảo Triều Tiên, 42,6% quan ngại về hoạt động của các tổ chức khủng bố quốc tế.

Trong trường hợp đối phó với sự xâm lược từ nước ngoài, 56,8% cho rằng phải có phương pháp hỗ trợ lực lượng phòng vệ, 19,5% trả lời chống lại nhưng không sử dụng vũ lực, 6,8% tham gia lực lượng phòng vệ để chiến đấu. Ngoài ra, để tăng cường ý thức bảo vệ tổ quốc, 72,3% cho rằng nên đưa ra chương trình giáo dục thực tế[3].

Ngoài ra, 59% nói họ tin rằng sức mạnh của lực lượng Nhật Bản nên được duy trì ở mức hiện nay. 30% nói rằng sức mạnh của lực lượng Nhật Bản nên được tăng cường. Con số này tăng 5 điểm phần trăm so với cuộc khảo sát 3 năm trước và là mức cao kỷ lục kể từ khi cuộc khảo sát này bắt đầu được tiến hành năm 1969. Tỷ lệ ủng hộ giảm quy mô của lực lượng Nhật Bản là 5%[4].

Hiện nay, vẫn có một nhóm người dân Nhật Bản phản đối chủ trương mở rộng hoạt động của lực lượng phòng vệ của chính quyền Nhật Bản. Song với kết quả điều tra xã hội trên, có thể thấy trước những lo ngại về khủng bố và những bất ổn trên thế giới dường như dư luận Nhật Bản đang dần có thái độ ủng hộ với Lực lượng phòng vệ.

 

Phan Cao Nhật Anh, Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Viện Đông Bắc Á


[1] Tin NHK ngày 27/2/2015

http://www3.nhk.or.jp/nhkworld

[2] Tin NHK ngày 6/3/2015

http://www3.nhk.or.jp/nhkworld

[3] 自衛隊に「好印象」92%で過去最高

http://www.sankei.com/politics/news/150307/plt1503070014-n1.html

[4] Tin NHK ngày 7/3

http://www3.nhk.or.jp/nhkworld

Tin tức khác

CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7
CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7

Theo hãng tin Kyodo, ngày 19/4/2023 Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết, chatbot trí tuệ nhân tạo ChatGPT và các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI ...

VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL  TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA
VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA

Vấn đề Lãnh thổ phương Bắc/Nam Kuril đề cập tới tình trạng tranh chấp lãnh thổ phức tạp và lâu dài giữa Nhật Bản và Nga. Bài viết này đưa ra một cá ...

NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG
NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG

Vào ngày 6 tháng 1 năm 2022, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Thủ tướng Australia Scott Morrison đã tiến hành ký hiệp định hợp tác giữa hai nước ...

TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI
TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI

Quan hệ chính trị - an ninh giữa Nhật Bản và Trung Quốc luôn được đánh giá là mối quan hệ tồn tại nhiều vấn đề nhất, tốn nhiều giấy mực nhất và đượ ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn