GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

MỸ - NHẬT – HÀN CÙNG LO NGẠI HÀNH ĐỘNG CỦA TRUNG QUỐC TRÊN BIỂN ĐÔNG

Đăng ngày: 21-04-2015, 07:16

Trung Quốc hiện đang nhanh chóng xây dựng trái phép các đảo nhân tạo từ các bãi đá ngầm và đảo san hô trên biển Đông. Người ta lo ngại rằng Trung Quốc có thể sắp triển khai radar, hệ thống tên lửa trên các đảo nhân tạo đang được xây dựng, sau đó sẽ sử dụng chúng để tuyên bố thiết lập một vùng nhận diện phòng không mới ở biển Đông. Theo tuần báo quốc phòng IHS Jane, hình ảnh vệ tinh hôm 23/3 của Airbus Defence and Space cho thấy một đoạn đường băng dài khoảng 53m đã được lát tại phía Đông Bắc Đá Chữ Thập, nơi Trung Quốc bắt đầu cải tạo thành đảo cuối năm 2014. Ảnh chụp hồi tháng ba cũng cho thấy việc cải tạo đất trên đá Xu Bi cũng đã tạo ra một diện tích rộng, nếu nối liền có thể đủ không gian cho một đường băng dài 3.000 m khác. IHS Janes ước đoán đường băng trên Đá Chữ Thập có thể dài khoảng 3.000 m. Đường băng của lực lượng không quân Trung Quốc thường có độ dài khoảng 2.700 – 4.000m. Ngoài ra, Trung Quốc còn làm khoảng 20m đường của sân đỗ dài 400m. Hình ảnh cũng cho thấy Trung Quốc tiếp tục nạo vét ở phía Tây Nam của bãi đá và đang sử dụng cần cẩu nổi để xây dựng một bến cảng.

Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế Mỹ (CSIS) đánh giá, các hình ảnh vệ tinh công bố hôm 11/4 cho thấy đường băng trên Đá Chữ Thập đã hoàn thành 1/3 với chiều dài 3.110m, đủ rộng cho máy bay vận tải quân sự hạng nặng và chiến đấu cơ hạ cánh. CSIS cho rằng việc cải tạo đảo sẽ giúp Trung Quốc tăng cường yêu sách chủ quyền tại khu vực cách đại lục tới 1.600km.

Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ đã mô tả những động thái của Trung Quốc là “hung hăng” và cho rằng chính quyền của ông Obama cần phải có kế hoạch hành động mạnh mẽ hơn tại  khu vực để tăng cường hợp tác với các nước châu Á-Thái Bình Dương đang rất lo ngại. Ông McCain dẫn các đánh giá tình báo của Mỹ hồi tháng 2 rằng việc Bắc Kinh lên kế hoạch hiện đại hóa quân sự nhằm ngăn chặn sức mạnh của Mỹ và Washington có rất nhiều việc phải làm để duy trì ưu thế quân sự tại châu Á-Thái Bình Dương [1].

Sau phiên đàm phán 3 bên Mỹ - Nhật - Hàn tại thủ đô Washington, Mỹ, ngày 16/4, thứ trưởng Ngoại giao 3 nước Mỹ - Nhật - Hàn cùng lên tiếng thúc giục Trung Quốc tuân thủ luật quốc tế, chấm dứt việc xây dựng và cải tạo phi pháp các đảo trên biển Đông với mục đích đặt dấu ấn của mình trong khu vực. Phát biểu trong cuộc họp báo chung, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Tony Blinken nhắc lại lập trường của Hoa Kỳ rằng các tranh chấp chủ quyền - hàng hải ở Biển Đông và Hoa Đông cần được xử lý theo quy định của pháp luật và các bên liên quan không nên có hành động đơn phương [2].

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền một cách vô lý và phi pháp với hầu như toàn bộ Biển Đông bằng cách sử dụng đường 9 đoạn lần đầu tiên được vẽ ra trên bản đồ vào những năm 1940. Sau cuộc khủng hoảng Scarborough năm 2012, Bắc Kinh đã chiếm quyền kiểm soát bãi cạn này từ tay Manila. Hình ảnh vệ tinh hiện nay cho thấy Trung Quốc đã xây dựng và mở rộng 7 bãi đá, rặng san hô trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, Trung Quốc cất quân xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp từ năm 1988 và 1995 đến nay)[3].

Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Cho Tae-yong cho biết các quốc gia nên "tận dụng lợi thế của các khuôn khổ thỏa thuận hiện tại, Tuyên bố về cách ứng xử giữa Trung Quốc và các nước ASEAN". Ông Cho Tae-yong đã kêu gọi một thỏa thuận giữa Trung Quốc và ASEAN trên một bộ luật chính thức: “Tôi hy vọng rằng thông qua thỏa thuận này, biển Đông sẽ có tình hình ổn định để giao dịch giữa các quốc gia được thuận lợi” [4].

Thứ trưởng Nhật Bản Akitaka Saiki nhấn mạnh Nhật Bản có nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế tôn trọng mối quan tâm của khu vực và kêu gọi Trung Quốc cũng thực hiện vai trò cường quốc của mình. Ông nói “Trung Quốc phải có trách nhiệm tuân thủ luật pháp, tuân thủ luật quốc tế, tuân thủ các quy tắc và khuôn khổ khu vực đã thỏa thuận. Theo quan điểm đó, các hành xử của Trung Quốc, đặc biệt là hành xử quân sự trong khu vực gần đây, trên biển Đông đã khiến nhiều quốc gia trong khu vực lo ngại. Tôi nghĩ rằng Trung Quốc có trách nhiệm giải quyết đúng đắn các mối quan tâm được các nước trong khu vực chia sẻ”[5].

 

Tổng hợp tin: Trần Ngọc Nhật

Viện nghiên cứu Đông Bắc Á, Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản

 

Nguồn:

[1] Mỹ, Nhật, Hàn, Úc cùng lên tiếng về biển Đông

http://xembaomoi.com/tin-tuc/tienphong/the-gioi/my-nhat-han-uc-cung-len-tieng-ve-bien-dong-1863181.html

[2] Mỹ - Nhật - Hàn cùng kêu gọi Trung Quốc kiềm chế trên biển Đông

http://vov.vn/thegioi/my-nhat-han-cung-keu-goi-trung-quoc-kiem-che-tren-bien-dong-395451.vov

[3] Mỹ-Nhật-Hàn đồng thanh lo ngại việc Trung Quốc leo thang ở Biển Đông

http://giaoduc.net.vn/quoc-te/mynhathan-dong-thanh-lo-ngai-viec-trung-quoc-leo-thang-o-bien-dong-post157479.gd

[4] Japan, U.S., South Korea restate concerns about Chinese maritime moves

http://www.japantimes.co.jp/news/2015/04/17/national/politics-diplomacy/japan-u-s-south-korea-restate-concerns-chinese-maritime-moves/#.VTGvbhhMbjI

[5] Mỹ - Nhật - Hàn cùng kêu gọi Trung Quốc kiềm chế trên biển Đông

http://vov.vn/thegioi/my-nhat-han-cung-keu-goi-trung-quoc-kiem-che-tren-bien-dong-395451.vov

Tin tức khác

QUAN HỆ NHẬT BẢN - HÀN QUỐC SAU VỤ THIẾT QUÂN LUẬT CỦA HÀN QUỐC
QUAN HỆ NHẬT BẢN - HÀN QUỐC SAU VỤ THIẾT QUÂN LUẬT CỦA HÀN QUỐC

Nỗ lực áp đặt thiết quân luật bất thành của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và tình hình chính trị bất ổn sau đó đang bắt đầu có tác động tiêu cự ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Shinzo Abe, hợp tác an ninh và quốc phòng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã có những bước tiến quan trọng đặc biệt là trong ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Một trong những khúc mắc lớn nhất trên phương diện lịch sử - chính trị cản trở mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản trong suốt hơn nửa thế kỷ qua ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Trong nhiều thập niên qua, kể cả khi đã ký kết Hiệp định quan hệ cơ bản (1965), đánh dấu một bước ngoặt mới trong tiến trình bình thường hóa quan h ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn