GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

NHẬT – MỸ PHÊ PHÁN HOẠT ĐỘNG XÂY ĐẮP ĐẢO NHÂN TẠO CỦA TRUNG QUỐC TRÊN BIỂN ĐÔNG

Đăng ngày: 2-06-2015, 00:37

Tình hình trên biển Đông đang ngày càng phức tạp. Những hình ảnh được vệ tinh chụp gần đây cho thấy Trung Quốc đang xây dựng trên qui mô rộng lớn và nhanh chóng các đảo nhân tạo tại những vùng biển có tranh chấp. Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS), một cơ quan tham vấn của Mỹ, đã lập website cho phép theo dõi tiến độ các hoạt động xây dựng. Theo đó, trên Đá chữ thập (Fiery Cross), Trung Quốc đã tiến hành nạo vét và xây dựng đảo nhân tạo dài gần 3km. Trên Đá vành khăn (Mischief), Bắc Kinh xây dựng các đảo nhân tạo bằng cách đổ cát trắng trên bề mặt bãi đá, sau đó gia cố bằng các kết cấu kiên cố. Các căn cứ hải quân đang trong quá trình xây dựng. Những căn cứ này sau đó có thể sẽ được Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc sử dụng như những tiền đồn để triển khai lực lượng trong trường hợp có đối đầu quân sự. Trung Quốc đã xây dựng (Hughes Reef). Các hình ảnh khác cũng cho thấy các công trình xây dựng tương tự trên các đảo nhỏ khác trong quần đảo Trường Sa như Đá lạc (Gaven) và Châu viên (Cuarteron). Theo một báo cáo của Bộ quốc phòng Mỹ, trong năm qua, Trung Quốc đã cải tạo và mở rộng diện tích của những đảo nhỏ này từ 202ha lên thành 810ha. Trên các bản đồ chính thức của Trung Quốc có vẽ “đường chín đoạn” vạch ranh giới trên biển của quốc gia này chiếm tới 90% diện tích biển Đông [1].

NHẬT – MỸ PHÊ PHÁN HOẠT ĐỘNG XÂY ĐẮP ĐẢO NHÂN TẠO CỦA TRUNG QUỐC TRÊN BIỂN ĐÔNG

Ảnh hoạt động xây đắp của Trung Quốc trên đảo Trường Sa

Nguồn: http://www.nippon.com/ja/column/g00279/

Trong bối cảnh căng thẳng trên biển Đông gia tăng, ngày 26/5, Chính phủ Trung Quốc đã công bố Sách trắng Quốc phòng "Chiến lược quân sự Trung Quốc" với nội dung chủ yếu đề cập đến xây dựng lực lượng quân sự, nhấn mạnh phương châm chủ động phòng vệ và tăng cường hợp tác an ninh quốc tế. Theo báo cáo được công bố hai năm một lần này, một số “nước ngoại bang bận rộn can dự vào Biển Nam Trung Hoa” và rằng “một số ít nước liên tục áp sát vùng biển và không phận để tiến hành giám sát và do thám chống lại Trung Quốc”. Báo cáo nói, các lực lượng vũ trang của Trung Quốc sẽ tập trung chuẩn bị cho “mọi cuộc chiến quân sự trên biển” mà sẽ bảo vệ vững chắc lãnh thổ nước này. Báo cáo không nêu đích danh tên những nước này, nhưng những lời cáo buộc dường như nhắm vào Mỹ. Một số chính phủ trong khu vực tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh quanh các bãi đá và bãi bồi.

Biện minh cho những hành động xây đắp ngang ngược trên biển Đông, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, ông Tôn Kiến Quốc, cho rằng việc bồi đất ở đảo Spratly (tức Trường Sa theo cách gọi của Việt Nam) không chỉ cần thiết để phòng vệ về mặt quân sự, mà còn giúp Trung Quốc thực hiện được các nghĩa vụ quốc tế về cứu hộ trên biển và các hoạt động khác. Việc làm này là hợp lý, hợp pháp, và tốc độ cũng như quy mô của nó phù hợp đối với một nước lớn. Ông Tôn cảnh cáo các nước khác không nên can thiệp hoặc khuấy động đối đầu, nói rằng công bằng và khách quan là những nguyên tắc cốt yếu trong các vấn đề quốc tế. Phát biểu của ông Tôn dường như nhắm vào Mỹ và Nhật Bản, giữa lúc quốc tế chỉ trích các hoạt động bồi đất của Trung Quốc.

Tại Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á Shangri-La diễn ra trong 3 ngày ở Singapore vừa qua, với sự tham dự của bộ trưởng quốc phòng các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Nhật Bản đã bày tỏ lo ngại đối với những hành động xây dựng của Trung Quốc trên biển Đông. Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản, ông Nakatani nói thật đáng tiếc là Trung Quốc đang xúc tiến nhanh chóng hoạt động san đất quy mô lớn và xây dựng những đường băng trên Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là Biển Đông). Ông cho biết Nhật Bản và các nước khác trong khu vực cũng lo ngại hoạt động của Trung Quốc thay đổi hiện trạng trên Biển Đông. Ông Nakatani tuyên bố Nhật Bản phản đối mọi mưu toan phá hoại hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương[2].

Cũng tại diễn đàn này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ việc Trung Quốc tiến hành bồi đắp lấn biển trên quần đảo Spratly, mà Việt Nam gọi là Trường Sa. Ông Carter cho biết hành động của Trung Quốc đã vượt ra ngoài phạm vi của các luật lệ và quy tắc quốc tế, vốn nhấn mạnh cấu trúc an ninh đặc thù của khu vực châu Á Thái Bình Dương, và sự nhất trí trong khu vực nhằm ủng hộ các nỗ lực ngoại giao, đồng thời phản đối các biện pháp ép buộc[3].

Ngày 1/6, trong phiên họp quốc hội, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về động thái của Trung Quốc coi hoạt động xây đắp đảo trên biển Đông là hợp pháp. Ông nói “Lập trường của Nhật Bản là không chấp nhận thay đổi hiện trạng bằng vũ lực. Cộng đồng quốc tế cần phải hợp tác và lên tiếng”[4].

 

Phan Cao Nhật Anh, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện Đông Bắc Á.

[1] Về các nguy cơ xung đột trên biển Đông, bản dịch của Thông tấn xã Việt Nam, Tài liệu tham khảo đặc biệt 22-5-2015, tr.2

[2] Tin NHK ngày 30/5/2015

http://www3.nhk.or.jp/nhkworld/

[3] Tin NHK ngày 31/5/2015

http://www3.nhk.or.jp/nhkworld/

[4] 安倍首相、中国南シナ海埋め立てに強い懸念 菅官房長官は、G7サミットの議題の可能性示唆

http://www.sankei.com/politics/news/150601/plt1506010045-n1.html

Tin tức khác

CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7
CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7

Theo hãng tin Kyodo, ngày 19/4/2023 Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết, chatbot trí tuệ nhân tạo ChatGPT và các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI ...

VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL  TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA
VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA

Vấn đề Lãnh thổ phương Bắc/Nam Kuril đề cập tới tình trạng tranh chấp lãnh thổ phức tạp và lâu dài giữa Nhật Bản và Nga. Bài viết này đưa ra một cá ...

NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG
NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG

Vào ngày 6 tháng 1 năm 2022, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Thủ tướng Australia Scott Morrison đã tiến hành ký hiệp định hợp tác giữa hai nước ...

TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI
TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI

Quan hệ chính trị - an ninh giữa Nhật Bản và Trung Quốc luôn được đánh giá là mối quan hệ tồn tại nhiều vấn đề nhất, tốn nhiều giấy mực nhất và đượ ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn