GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

NHẬT BẢN THÚC ĐẨY NGOẠI GIAO TRUNG Á

Đăng ngày: 28-12-2015, 10:04

Từ ngày 22 đến ngày 27 tháng 10 năm 2015, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có chuyến thăm 5 nước Trung Á: Turkmenistan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Uzbekistan và Kazakhsatan. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Thủ tướng Nhật Bản đến cả  năm quốc gia khu vực Trung Á. Lần thăm gần đây nhất của một Thủ tướng Nhật Bản đến các nước Trung Á là của ông Koizumi vào năm 2006. Tại Turkmenistan, Nhật Bản sẽ tham gia dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện và xử lý gas, giúp tiếp thêm sinh lực cho ngành công nghiệp nước này thông qua tận dụng nguồn khí đốt thiên nhiên lớn thứ 4 của thế giới. Hai bên sẽ hợp tác trong các dự án kinh tế lớn có trị giá lên đến khoảng 18,3 tỉ đôla Mỹ. Với Tajikistan, Nhật Bản sẽ tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả vấn đề tăng cường an ninh dọc biên giới của Tajikistan và Afghanistan để ngăn chặn ma túy và các lực lượng cực đoan vào Tajikistan. Nhật Bản sẽ cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA) với trị giá khoảng 260 triệu Yên, tức khoảng 2 triệu USD, để xây dựng một nhà máy cấp nước tại miền Nam Tajikistan. Nhật Bản cũng sẽ cung cấp 5 triệu USD để hỗ trợ cho lĩnh vực nông nghiệp ở Tajikistan, bao gồm cả việc giám sát các côn trùng có hại. Sau đó, Thủ tướng Abe đã hội đàm với Tổng thống Kyrgyzstan, ông Almazbek Atambayev, nhất trí sẽ hợp tác để thiết lập nền dân chủ và Nhật Bản sẽ cho Kyrgyzstan vay vốn để sửa chữa đường xá chính và xây dựng cơ sở hạ tầng. Tại Tashkent của Uzbekistan, Thủ tướng Abe và Tổng thống Islam Karimov đã ra tuyên bố chung kêu gọi tăng cường mối quan hệ giữa hai nước, chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế và các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tham gia vào hỗ trợ nhiều mặt cho nền công nghiệp trong nước của Uzbekistan. Kazakhsatan là chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du các nước Trung Á của Thủ tướng Abe với những dự án đầu tư đầy triển vọng. Kazakhstan có Urani, trong khi Nhật Bản có công nghệ cao. Kazakhstan đang tiến hành đàm phán xây dựng nhà máy điện hạt nhân với Toshiba của Nhật Bản trong dự án có trị giá 3,7 tỷ USD[1].

Với chuyến thăm kéo dài 5 ngày, Chính phủ Thủ tướng Shinzo Abe hi vọng có thể ký kết với các công ty khu vực Trung Á những hợp đồng với tổng giá trị đầu tư lên hàng trăm tỷ USD từ nay đến năm 2020. Đây sẽ là một kết quả đáng mừng trong nhiệm kỳ của ông Abe, đồng thời thách thức lợi ích của Trung Quốc ở khu vực này. Đối với Nhật Bản đây là sự hiện diện quan trọng không chỉ mang tầm kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị nhất định ở Trung Á, khu vực vốn đã trở thành một đấu trường của sự đối đầu xung đột lợi ích giữa các cường quốc[2].

Sau khi Liên Xô tan rã, các nước khu vực Trung Á có xu hướng thân Nhật, mong chờ vào sự viện trợ và đầu tư của Nhật Bản. Ngược lại, Nhật Bản có sự quan tâm đến nguồn tài nguyên và năng lượng dồi dào của khu vực này. Song, môi trường đầu tư không đảm bảo, thị trường bị hạn chế, không thuận lợi về địa lý, đồng thời kinh tế Nhật Bản suy thoái dẫn đến đầu tư và sự thâm nhập của các doanh nghiệp Nhật Bản bị hạn chế. Cùng với đó là sự trỗi dậy của Trung Quốc khiến mối quan tâm của các nước Trung Á đối với Nhật Bản có phần giảm sút. Năm 2004, liên kết Nhật Bản và Trung Á đã định hình, đối thoại và hợp tác được xúc tiến song sự hiện diện của Nhật Bản tại khu vực Trung Á còn khiêm tốn[3].

Trung Quốc có ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với Nhật Bản tại các nước khu vực Trung Á. Năm 2012, Trung Quốc đã chính thức công bố chiến lược “Tây tiến” sang các nước Trung Á. Chiến lược “Tây tiến” lần đầu tiên được nhà nghiên cứu Vương Di thuộc Trung tâm nghiên cứu Quốc tế, Đại học Bắc Kinh nêu ra trên tờ “Hoàn cầu Thời báo” tháng 10 năm 2012. Và không phải gần đây Trung Quốc mới công khai chiến lược “Tây tiến” mà lợi dụng lúc Nga phải đối phó với Mỹ và phương Tây, Trung Quốc đã thực hiện các bước đi chiến lược mềm về kinh tế, đầu tư và chính trị nhằm áp đặt ảnh hưởng với khu vực. Ở những thời điểm cụ thể, Nga đã chọn lựa Trung Quốc như là đối tác nhằm tăng thêm sức mạnh trong việc ngăn chặn chiến lược bao vây và tấn công của Mỹ. Nga đã ký với Trung Quốc nhiều văn kiện hợp tác chiến lược trên các lĩnh vực như kinh tế, khoa học công nghệ, năng lượng, quân sự và giành cho Trung Quốc nhiều thuận lợi ở Trung Á[4].

Năm 1996, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) được thành lập, Tajikistan, Kyrgyzstan, Kazakhsatan và Nga là thành viên. Kể từ đó, Trung Quốc đã củng cố vị thế trong SCO và mở rộng các thành viên. Thương mại trong khu vực Trung Á của Trung Quốc chỉ đạt 1 tỷ USD trong năm 2000 đã tăng lên 50 tỷ USD vào năm 2014. Từ năm 2005 đến giữa năm 2014, đầu tư của Trung Quốc ở khu vực này lên tới 31 tỷ USD và bao trùm lên tất cả các lĩnh vực như khai thác dầu mỏ, xây dựng đường ống khí đốt, tài chính và các dự án nhà máy điện[5].

Đánh giá về chuyến công du tăng cường hợp tác với các quốc gia Trung Á của Nhật Bản, bình luận viên cao cấp Iwata Akiko của đài NHK cho rằng năm nước khu vực Trung Á nằm ở trung tâm Lục địa Á-Âu, kẹp giữa Trung Quốc và Nga, có chung biên giới với Afghanistan và Iran, nên có vị trí địa lý rất quan trọng. Sau khi độc lập khỏi Liên Xô cũ, các nước Trung Á vẫn giữ quan hệ an ninh chặt chẽ với Nga. Nga đã thành lập một khối kinh tế mang tên “Liên minh Kinh tế Á-Âu” với mục tiêu liên kết các nước thuộc Liên Xô cũ. Trong khi đó, Trung Quốc lại khởi xướng đề xuất cải thiện liên kết trên biển và trên bộ giữa châu Á và châu Âu, và tích cực tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng và phát triển tài nguyên. Nhiều ý kiến cho rằng những nước Trung Á này, vốn chịu ảnh hưởng của 2 nước lớn kể trên, nên đang cần hợp tác với những nước khác để đạt được cân bằng chính trị.

Các nước trong khu vực đang kêu gọi Nhật Bản hỗ trợ xây dựng đất nước. Trung Quốc hiện đang xây dựng hệ thống nhà máy hóa dầu và đường ống dẫn dầu tại đây. Tuy nhiên, mục đích của Trung Quốc là nhập khẩu tài nguyên từ khu vực này nên đây không phải là loại hình đầu tư mang tính hỗ trợ phát triển. Nền kinh tế các nước Trung Á vẫn lệ thuộc vào xuất khẩu tài nguyên. Thế nhưng giờ đây họ đang cố gắng chuyển đổi trọng tâm từ các ngành công nghiệp loại 1 sang loại 2 để phát triển công nghiệp và nâng cao thu nhập hộ gia đình. Bởi vậy họ cần lượng lớn cơ sở vật chất với giá trị gia tăng và nguồn nhân lực đủ khả năng vận hành chúng. Trước khi gặp gỡ với các lãnh đạo Trung Á, Thủ tướng Abe ngỏ ý rằng Nhật Bản có thể đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng chất lượng cao, đào tạo chuyên gia kỹ thuật và cung cấp kinh nghiệm.

Mối bang giao giữa Nhật Bản và các nước Trung Á trở nên nhạt nhòa dần kể từ chuyến thăm của cựu Thủ tưởng Koizumi Junichiro gần một thập kỷ trước, do vậy không dễ để cải thiện quan hệ một sớm một chiều. Chìa khóa của vấn đề này là Nhật Bản cần phải cam kết hỗ trợ dài hạn thông qua việc hiểu rõ chu kỳ phát triển và nhu cầu cụ thể của mỗi quốc gia[6].

Phan Cao Nhật Anh, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

[1] Tin NHK ngày 23, 24/10/2015

http://www3.nhk.or.jp/nhkworld/vi/

[2] Nhật Bản thách thức lợi ích của Trung Quốc ở Trung Á

Bản dịch của TTXVN, Tin tham khảo thế giới 29/10/2015, tr.16

[3] 中露を警戒する中央アジア諸国の日本への期待は大きい

http://www.sankei.com/column/news/151023/clm1510230001-n1.html

[4] Chiến lược của Trung Quốc với các nước SNG thuộc Trung Á

Lê Xuân Dương, Tạp chí Quan hệ Quốc phòng, số 25, Quí I/2014, tr.65

[5]Nhật Bản “kích hoạt” chính sách ngoại giao Trung Á

Bản dịch của TTXVN, Tin tham khảo thế giới 10/11/2015, tr.13

[6] Tin NHK ngày 23/10/2015

http://www3.nhk.or.jp/nhkworld/vi/

 

 

Tin tức khác

QUAN HỆ NHẬT BẢN - HÀN QUỐC SAU VỤ THIẾT QUÂN LUẬT CỦA HÀN QUỐC
QUAN HỆ NHẬT BẢN - HÀN QUỐC SAU VỤ THIẾT QUÂN LUẬT CỦA HÀN QUỐC

Nỗ lực áp đặt thiết quân luật bất thành của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và tình hình chính trị bất ổn sau đó đang bắt đầu có tác động tiêu cự ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Shinzo Abe, hợp tác an ninh và quốc phòng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã có những bước tiến quan trọng đặc biệt là trong ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Một trong những khúc mắc lớn nhất trên phương diện lịch sử - chính trị cản trở mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản trong suốt hơn nửa thế kỷ qua ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Trong nhiều thập niên qua, kể cả khi đã ký kết Hiệp định quan hệ cơ bản (1965), đánh dấu một bước ngoặt mới trong tiến trình bình thường hóa quan h ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn