GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

An ninh


HỢP TÁC AN NINH VIỆT NAM – NHẬT BẢN TRƯỚC ĐỘNG THÁI CỨNG RẮN CỦA TRUNG QUỐC

Trong hơn một thập niên qua, Trung Quốc luôn nói với thế giới về cái gọi là sự “trỗi dậy hòa bình” với hàm ý sự phát triển về quân sự và kinh tế của Trung Quốc không đe dọa hòa bình và ổn định khu vực. Tuy nhiên, một loạt những sự kiện trên biển Hoa Đông và biển Đông cho thấy sự “trỗi dậy” làm mất ổn định và hòa bình khu vực của Trung Quốc. Năm 2009, Trung Quốc đệ trình đường chín đoạn bao trùm 80% biển Đông gây bất bình trong dư luận quốc tế. Năm 2012, Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam và đóng một đơn vị đồn trú quân để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ tại biển Đông. Cuối năm 2013, Trung Quốc đã đơn phương thiết lập “Vùng nhận diện phòng không” (ADIZ) trên biển Hoa Đông, bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi cả Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền. Đỉnh điểm là đầu tháng 5 năm 2014, Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương - 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, đồng thời huy động một lực lượng lớn tàu hộ tống các loại, bao gồm cả tàu quân sự, có máy bay yểm trợ, liên tục tấn công các tàu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư của Việt Nam tại khu vực này.



NHẬT BẢN NỚI LỎNG CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU VŨ KHÍ

Năm 1967, Quốc hội Nhật Bản phê chuẩn 3 nguyên tắc về xuất khẩu vũ khí. Theo đó, Nhật Bản không được xuất khẩu sang các nước khối xã hội chủ nghĩa, những nước đang bị Liên Hợp Quốc cấm nhập khẩu vũ khí (ví dụ như Bắc Triều Tiên) và những quốc gia đang tham gia hoặc có thể tham gia vào xung đột quốc tế. Mặc dù vậy, trên thực tế chính phủ Nhật Bản nhiều lần thực hiện các trường hợp ngoại lệ hay nói cách khác là vi phạm ba nguyên tắc này[1]. Từ những năm 1980, thời điểm Tổng thống Mỹ Ronald Reagan tuyên bố Sáng kiến phòng thủ chiến lược, Nhật Bản đã tích cực tham gia các dự án quốc tế về sản xuất các loại vũ khí mới không chỉ mang tính chất phòng thủ. Gần đây là dự án xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa vùng chiến sự và dự án chế tạo máy bay tiêm kích đa mục tiêu thế hệ mới F-35[2]. Hiện nay, trong nhiều trường hợp, các công nghệ quân sự hiện đại thường do nhiều nước cùng hợp tác phát triển. Nếu giữ đúng ba nguyên tắc đã nêu trên, Nhật Bản không thể tham gia vào những dự án chung như vậy. Chính vì vậy, Nhật Bản muốn nới lỏng chính sách xuất khẩu vũ khí nhằm tránh các phe chính trị đối lập lên án chính quyền Shinzo Abe đang ngụy biện.



[1]武器輸出「新原則」、輸出拡大は限定的も防衛産業には「活路」

[2] Chính sách an ninh quốc gia mới của Nhật Bản, Tài liệu tham khảo đặc biệt 3/3/2014, tr.23



Hoạt động đầu năm của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhật Bản

Sau khi Quốc hội Nhật Bản thông qua dự luật thành lập Hội đồng An ninh Quốc gia phỏng theo mô hình của Mỹ, nhằm ứng phó thách thức trong việc cân bằng quyền lực tại khu vực Đông Á hôm 27/11/2013, Nhật Bản chính thức thành lập Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) vào ngày 4-12/2013. Tiếp đó, ngày 7/1/2014, Thủ tướng Abe chính thức quyết định thành lập Cục hành chính của Hội đồng An ninh Quốc gia và bổ nhiệm ông Yachi Shotaro, cựu thứ trưởng ngoại giao, làm Cục trưởng. Cục này trực thuộc Văn phòng Nội các Nhật Bản bao gồm 67 nhân viên.



Lịch sử tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Nhật Bản và Trung Quốc từ sau Chiến tranh Lạnh

Thập kỷ của những năm 1990 đã chứng kiến sự hồi sinh của tranh chấp quần đảo Senkaku /Điếu Ngư.Năm 1992, Trung Quốc khẳng định tuyên bố chủ quyền thông qua Luật về lãnh hải và vùng tiếp giáp, trong đó Điều 2 có nội dung là "quần đảo Điếu Ngư" thuộc đảo Đài Loan và là lãnh thổ của Trung Quốc. Căng thẳng tiếp tục leo thang  vào năm 1996 và 1998 với sự ra đời 2 văn kiện về Luật biển và thềm lục địa của Nhật Bản và Nga, 2 văn kiện này đưa ra các yêu cầu của mỗi bên về chủ quyền lãnh thổ, vùng  đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.



ADIZ khó có thể là nguyên nhân dẫn đến xung đột vũ trang giữa Nhật Bản và Trung Quốc

Ngày 23/11/2013, Trung Quốc đã đơn phương thiết lập “Vùng nhận diện phòng không” (ADIZ) trên biển Hoa Đông, bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi cả Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền, và mở rộng về phía Đông, cách đảo chính Okinawa hơn 120km. Như vậy, vùng ADIZ của Trung Quốc bao trùm không chỉ vùng trời phía trên quần đảo đang tranh chấp mà còn chồng lấn lên một phần diện tích rất lớn trong vùng ADIZ của Nhật Bản được thiết lập từ năm 1969. Cùng với thông báo trên là những qui định nhận diện máy bay cho Vùng nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông, trong đó có cả lời cảnh báo rằng “các biện pháp phòng thủ khẩn cấp” sẽ được áp dụng để đối phó với máy bay không tuân theo những chỉ dẫn.



THỰC TRẠNG TRANH CHẤP ĐẢO TAKESHIMA/ DOKDO GIỮA NHẬT BẢN VÀ HÀN QUỐC KỂ TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

Tranh chấp quần đảo Takeshima/ Dokdo thực sự nóng lại kể từ năm 1996 khi chính phủ Hàn Quốc công bố kế hoạch xây dựng  đập chắn sóng và cầu cảng trên quần đảo này. Đáp lại hành động này, Ngoại trưởng Nhật Bản Yukihiko Ikeda công khai tái khẳng định chủ quyền chủ quyền Nhật Bản tại đây và tiến hành cuộc tập trận quân sự tại vùng biển quanh quần đảo Takeshima/ Dokdo với lý do là để tự vệ. Diễn biến trở nên thực sự căng thẳng và Bộ quốc phòng Hàn Quốc quyết định hủy bỏ một cuộc diễn tập quân sự gần quần đảo này để tránh một cuộc xung đột với quốc gia láng giềng Nhật Bản.



NHẬT BẢN PHẢN ĐỐI VÙNG NHẬN DIỆN PHÒNG KHÔNG DO TRUNG QUỐC THIẾT LẬP

Ngày 23/11/2013, Trung Quốc đã thiết lập “Vùng nhận diện phòng không” (ADIZ) trên biển Hoa Đông, bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nơi cả Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền và mở rộng về phía Đông, cách đảo chính Okinawa của Nhật Bản hơn 120km. Như vậy, vùng ADIZ của Trung Quốc bao trùm không chỉ vùng trời phía trên quần đảo đang tranh chấp mà còn chồng lấn lên một phần diện tích rất lớn trong vùng ADIZ của Nhật Bản được thiết lập từ năm 1969. Cùng với thông báo trên là những qui định nhận diện máy bay cho Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, trong đó có cả lời cảnh báo rằng “các biện pháp phòng thủ khẩn cấp” sẽ được áp dụng để đối phó với máy bay không tuân theo những chỉ dẫn.



Một số nhận định về tranh chấp chủ quyền Lãnh thổ phương Bắc /Quần đảo Nam Kuril giữa Nhật Bản và Nga

Gần bảy thập kỷ đã trôi qua, kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhưng Nhật Bản và Nga vẫn chưa kí được hiệp định hoà bình chủ yếu là do bế tắc về vấn đề tranh chấp chủ quyền vùng Lãnh thổ phương Bắc /Quần đảo Nam Kuril giữa Nhật Bản và Nga. Vậy quần đảo này có tầm quan trọng như thế nào đối với hai quốc gia, lợi ích của Nhật Bản và Nga nếu đạt được thoả thuận giải quyết tranh chấp lãnh thổ và ký kết được hiệp ước hoà bình, bài viết đưa ra một số phương án giải quyết tranh chấp. Từ đó đưa ra một số nhận xét mang tính học thuật.



Lịch sử diễn biến tranh chấp quần đảo Nam Kuril Lãnh thổ phương Bắc giữa Nga và Nhật Bản

Trong quan hệ giữa Liên bang Nga với Nhật Bản hiện nay, trở ngại lớn nhất là bất đồng về tranh chấp chủ quyền quần đảo Nam Kuril (Lãnh thổ phương Bắc theo cách gọi của Nhật Bản). Quần đảo Nam Kuril gồm bốn đảo nhỏ (tên gọi theo phía Nhật Bản là: Habomai, Sitokan, Kunashir, Etorofu). Quần đảo này giữ vị trí địa chính trị quan trọng với Nhật Bản và Nga. Không chỉ vậy, xung quanh các hòn đảo này là ngư trường phong phú, các giếng dầu, các mỏ khí đốt và rất nhiều trầm tích khoáng sản. Hiện nay, quần đảo này do Nga kiểm soát thực tế nhưng phía Nhật Bản vẫn tuyên bố chủ quyền và coi đây là một phần lãnh thổ thuộc Hokkaido của Nhật Bản. Đây là nguyên nhân cản trở lớn nhất khiến Nhật Bản và Nga chưa thể ký kết Hiệp ước Hòa bình kể từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai.



Đối sách của Nhật Bản về sự gia tăng quyền lực mềm (từ năm 2000 đến nay)

Một trong những đối sách quan trọng của Nhật Bản về sự gia tăng quyền lực mềm đó là thực thi chiến lược ngoại giao văn hóa nhằm nâng cao quốc lực văn hóa và nâng tầm ảnh hưởng quốc gia trên trường quốc tế. Để đạt được mục đích như vậy, Nhật Bản tích cực triển khai ngoại giao văn hóa, giao lưu văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng tư đầu thế kỷ XXI đến nay. Cho dù sự xung đột và đối lập trên thế giới vẫn tồn tại, song không thể phủ nhận giá trị đặc biệt của ngoại giao văn hóa, giao lưu văn hóa có thể tránh khỏi mâu thuẫn, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hóa và văn minh. Hơn nữa, Nhật Bản tích cực tiến hành các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế để bảo tồn tài sản văn hóa với quan điểm tài sản văn hóa là tài sản chung của nhân loại. Như vậy, văn hóa quốc gia góp phần thúc đẩy thế giới hiểu biết Nhật Bản, qua đó, nâng cao hình tượng Nhật Bản bằng sự lôi cuốn, hấp dẫn cũng như giành được sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế.



1 ... 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn