GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Chính trị


ĐẰNG SAU THỎA THUẬN PHỤ NỮ MUA VUI

Tại hội nghị của Liên Hợp Quốc về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ diễn ra tại Geneva, Thụy Sỹ trong tháng 2 vừa qua, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, ông Sugiyama Shinsuke, trưởng đoàn đại biểu của Nhật Bản đã nói rằng những cuộc điều tra toàn diện do chính phủ Nhật Bản tiến hành đã không phát hiện ra chứng cớ nào cho thấy những người được gọi là phụ nữ mua vui đã bị quân đội Nhật Bản hoặc các cơ quan chính phủ cưỡng bức làm việc đó cả.



THỦ TƯỚNG ABE ĐƯA VẤN ĐỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP VÀO TUYÊN NGÔN TRANH CỬ

Ngày 27/1 Thủ tướng Shinzo Abe đã nói rằng Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền của ông sẽ tính đến việc đưa vấn đề sửa đổi Hiến pháp Nhật Bản vào bản tuyên ngôn của cuộc bầu cử này. Tại một phiên họp toàn thể Hạ viện, ông Abe nói rằng LDP từ lâu đã tán thành sự cần thiết phải sửa đổi bản hiến pháp thời hậu chiến được soạn thảo dưới sự chiếm đóng của quân đồng minh, “chúng tôi sẽ đưa ra vấn đề đúng như cam kết trong chiến dịch của chúng tôi”. Đảng cầm quyền tin tưởng việc thay đổi luật có hiệu lực tối cao này sẽ làm cho Nhật Bản thực sự là một nhà nước có chủ quyền. Đối với các lĩnh vực cụ thể tùy thuộc khả năng sửa đổi, Thủ tướng Abe, kiêm Chủ tịch LDP nói rằng chúng sẽ được quyết định trong các phiên thảo luận sâu tại Nghị viện và thảo luận công khai.



THỦ TƯỚNG NHẬT BẢN SHINZO ABE THÚC ĐẨY SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP TẠI BẦU CỬ THƯỢNG VIỆN NĂM 2016

Mới đây, ngày 4/1 Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói mục tiêu sửa đổi Hiến pháp hòa bình sẽ là một trong những vấn đề chính tại cuộc bầu cử Thượng viện mùa hè năm 2016. Trong cuộc họp báo đầu tiên của mình trong năm 2016,  ông Abe nói: “Chúng tôi sẽ kêu gọi sửa đổi Hiến pháp trong suốt chiến dịch bầu cử như chúng tôi từng làm. Thông qua đó, tôi muốn thúc đẩy các cuộc tranh luận công khai”. “Tôi muốn đảng LDP và Komeito giữ thế đa số trong Thượng viện. Tôi sẽ làm hết sức để đạt điều đó”.



VẤN ĐỀ “PHỤ NỮ MUA VUI” GIỮA ĐÀI LOAN VÀ NHẬT BẢN

Bộ Ngoại giao Đài Loan (Trung Quốc) cho biết sẽ tiến hành thảo luận với Tokyo vào tháng 1/2016 về vấn đề phụ nữ Đài Loan bị ép buộc làm việc trong các nhà chứa của quân đội Nhật Bản giai đoạn trước và trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Theo Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Lâm Vĩnh Lạc, Nhật Bản “về nguyên tắc đã đồng ý” bắt đầu đàm phán về vấn đề trên vào đầu tháng 1/2016. Ông nhận định: “Sẽ mất thời gian để thấy được kết quả cuối cùng, tuy nhiên chúng tôi hy vọng sẽ đạt được một số tiến triển trong tương lai gần”.



THỦ TƯỚNG ABE KHẲNG ĐỊNH VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA NHẬT BẢN NĂM 2016

Thủ tướng Nhật Bản khẳng định, năm 2016 là một năm đầy thách thức với Nhật Bản khi nước này đảm nhiệm những vai trò quốc tế quan trọng, nhưng cũng là cơ hội để Nhật Bản có thể toả sáng trên trường quốc tế và thể hiện vai trò lãnh đạo của mình. Ngày 1/1/2016 Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã bày tỏ sự quyết tâm của Nhật Bản trong việc thực thi vai trò lãnh đạo năm 2016, năm nay là năm Nhật Bản sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) vào tháng 5, hội nghị thượng đỉnh ba bên với Trung Quốc và Hàn Quốc, cũng như việc trở lại cương vị thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.



XUNG QUANH THỎA THUẬN NHẬT – HÀN VỀ VẤN ĐỀ “PHỤ NỮ MUA VUI”

Ngày 28/12/2015, ngay sau khi hai ngoại trưởng Fumio Kishida và Yun Byung-se hội đàm và đạt được thỏa thuận Nhật – Hàn về vấn đề “phụ nữ mua vui”, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có cuộc hội đàm qua điện thoại trong khoảng 15 phút với Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye. Ngoài hai nhà lãnh đạo, phía Nhật Bản còn có ông Yoshihide Suga, Chánh văn phòng Nội các; ông Koichi Hagyuda, Phó Chánh văn phòng Nội các; ông Hiroshige Seko, Phó Chánh văn phòng Nội các; ông Shotaro Yachi, Tổng thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC); Ông Eiichi Hasegawa, Cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ Nhật Bản, ông Akitaka Saiki, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao có mặt trong suốt cuộc điện đàm.



NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ NHẬT BẢN NỔI BẬT NĂM 2015

Ngày 19/9/2015, dự luật an ninh quốc gia cuối cùng đã được Thượng viện Nhật Bản thông qua, đánh dấu sự thay đổi lịch sử đối với chính sách an ninh mà nước này duy trì nhiều thập kỷ qua. Quan điểm của chính quyền Thủ tướng Abe cho rằng hiện nay là thời đại mà nước nào cũng không thể tự bảo vệ an ninh nếu chỉ có một mình, đồng minh Nhật - Mỹ sẽ phát huy chức năng toàn diện, không chỉ tăng sức mạnh răn đe mà còn giảm khả năng Nhật Bản bị tấn công. Thủ tướng Shinzo Abe nhấn mạnh tầm quan trọng của dự luật này, ông nói rằng việc sửa đổi luật là cần thiết để chính phủ thực hiện trách nhiệm bảo vệ tính mạng và cuộc sống hạnh phúc của người dân.



HỘI NGHỊ BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO NHẬT BẢN – HÀN QUỐC

Vào ngày 28 tháng 12, từ khoảng 14 giờ đến 15 giờ 20 phút, tại Hàn Quốc đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao giữa ông Fumio Kishida, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản và ông Yun Byung-se, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc.  Tại buổi họp báo được tổ chức ngay sau Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao, tuyên bố về vấn đề phụ nữ bị ép mua vui đã được đưa ra.



NĂM 2015 ĐÁNH DẤU SỰ THAY ĐỔI TRONG CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG CỦA NHẬT BẢN

Ngày 11/8/2015, lò phản ứng số 1 của nhà máy điện hạt nhân Sendai ở tỉnh Kagoshima đã được tái khởi động. Đây là lần đầu tiên sau 1 năm 11 tháng 1 lò phản ứng hạt nhân ở Nhật Bản hoạt động trở lại. Đây cũng là lò phản ứng đầu tiên đi vào hoạt động theo qui định mới áp dụng sau thảm họa sóng thần ở Fukushima năm 2011. Vào tháng 10, lò phản ứng số 2 của nhà máy Sendai cũng hoạt động trở lại. Có ba lò phản ứng đã qua kiểm tra theo tiêu chuẩn mới và dự kiến năm 2016 sẽ có thêm lò phản ứng hoạt động trở lại.



NHẬT BẢN VÀ HÀN QUỐC NỖ LỰC TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ “PHỤ NỮ MUA VUI”

Ngày 28/12, Hàn Quốc và Nhật Bản đã đạt được thỏa thuận mang tính lịch sử về việc giải quyết vấn đề “phụ nữ mua vui”. Hai bên đã đưa ra được biên bản thỏa thuận gồm ba điểm chính. Điểm thứ nhất là Tokyo nhận trách nhiệm về những tổn thương sâu sắc đối với danh dự và phẩm giá của người phụ nữ mà chế độ nô lệ tình dục gây ra. Thứ hai là Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bày tỏ xin lỗi và hối hận về những nỗi đau mà các nạn nhân đã phải chịu đựng. Thứ ba là Chính phủ Seoul thành lập quỹ hỗ trợ những người phụ nữ bị ép mua vui thì Tokyo hỗ trợ ngân sách và hợp tác trong các dự án liên quan.



1 ... 7 8 9 10 11 12 13 14 15 ... 18
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn