GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Chính trị


Ý tưởng diễn giải lại Hiến pháp về sử dụng quyền phòng thủ tập thể của chính quyền Shinzo Abe.

Trở lại cầm quyền từ cuối năm 2012, chiến lược lớn của thủ tướng Abe là ngoài việc phục hồi kinh tế, cao hơn nữa phải đưa Nhật Bản trở lại vị trí một cường quốc thế giới. Một trong nhưng ưu tiên trong chương trình nghị sự của ông Abe là việc sửa đổi bản Hiến pháp Nhật Bản được duy trì từ năm 1947, và đặc biệt là điều 9 vốn hạn chế việc sử dụng sức mạnh quân sự vì mục đích đảm bảo an ninh quốc gia. Ngay trong thời gian làm thủ tướng lần thứ nhất, ông Abe đã đưa việc này vào chương trình xây dựng luật, theo đó một cuộc trưng cầu dân ý về việc sửa Hiến pháp có thể được tổ chức nếu giành được đa số phiếu ủng hộ ở cả Hạ viện và Thượng viện. Ông Abe cũng đã thành lập một ủy ban nghiên cứu những kịch bản mà theo đó Nhật Bản có thể tham gia các hành động tự vệ nhằm hỗ trợ Mỹ. Sau khi trở thành thủ tướng lần thứ 2, ông Abe vẫn coi đó là mục tiêu chính trong nhiệm kỳ lần này. Như đã biết, với chiến thắng áp đảo thuộc về liên minh cầm quyền giữa LDP và đảng Công minh mới (NKP) của thủ tướng Shinzo Abe trước đảng đối lập DPJ trong cuộc bầu cử thượng viện diễn ra ngày 21 tháng 7 năm 2013, chính quyền ông Abe đã thực hiện được mục tiêu chấm dứt một quốc hội chia rẽ và bảo đảm ổn định chính trị cho Nhật Bản vốn đã trải qua 7 đời thủ tướng từ năm 2006. Điều này giúp cho chính quyền của Thủ tướng Abe bước một bước quan trọng trong việc thay đổi Hiến pháp theo hướng gỡ bỏ hạn chế về quốc phòng và hoạt động quân sự của Nhật Bản ở nước ngoài. Định hướng này được ông Abe tiếp tục nhắc tới trong lời phát biểu ngày đầu tiên của năm 2014.



Ông Masuzoe Yoichi đắc cử thị trưởng Tokyo

Ngày 9 tháng 2 năm 2014, ông Masuzoe Yoichi, 65 tuổi, nguyên Bộ trưởng Y tế, lao động và phúc lợi xã hội Nhật Bản đã đắc cử thị trưởng Tokyo. Ông sẽ thay thế ông Inose Naoki, người đã từ chức ngày 24 tháng 12 năm 2013 do dính vào bê bối tài chính. Với nhiệm kỳ 4 năm, ông Masuzoe Yoichi là thị trưởng thứ 8 của Tokyo kể từ sau chiến tranh. Cuộc bầu cử năm nay diễn ra với tỉ lệ đi bỏ phiếu là 46,14%, thấp hơn so với lần trước là 62,6%. Theo kết quả kiểm phiếu, ông Masuzoe Yoichi đã giành được 2.112.979 phiếu, vượt xa 15 đối thủ khác. Ba đối thủ gần nhất là ông Utsunomi Yakenji được 982.594 phiếu, nguyên thủ tướng Nhật Bản, ông Hosokawa Morihiko được 956.063 phiếu và ông Tamogami Toshio được 610.865 phiếu[1].



[1]舛添要一氏が東京都知事に初当選

 



Chính phủ Nhật Bản quyết tâm di dời căn cứ quân sự Futenma

Kể từ khi lên nắm quyền vào cuối năm 2012, Thủ tướng Shinzo Abe đang tìm cách tạo dựng hình ảnh là một người bạn kiên định và là một đồng minh thân cận của Mỹ. Thủ tướng Abe và Đảng Dân chủ Tự do của ông (LDP) đang tập trung vào quan hệ đối tác chính trị và quân sự vững chắc hơn với Washington. Một trong những vấn đề tăng cường liên minh Nhật - Mỹ là thúc đẩy giải quyết vấn đề di dời căn cứ quân sự Futenma của Mỹ ở Okinawa. Chính phủ Abe đã nhất trí với kế hoạch di dời và đề nghị chính quyền tỉnh Okinawa bắt đầu công tác chuẩn bị cho việc xây dựng đường băng thay thế và cam kết đưa ra lịch trình đầy đủ của viêc chuyển giao các cơ sở khác của Mỹ cho chính quyền địa phương.



Những vấn đề chính trị Nhật Bản nổi bật trong năm 2013

Trong năm đầu tiên trở lại nắm quyền, chính quyền ông Abe đã thực thi nhiều chính sách quan trọng và đem lại những thành công nhất định. Sau đây là những vấn đề chính trị nổi bật trong năm 2013.



Đôi nét về chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời Thủ tướng Abe (2013)

Sau khi Đảng Dân chủ Tự do (LDP) đối lập giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc bầu cử Hạ viện ở Nhật Bản ngày 16/02/2012, Chủ tịch LDP- Shinzo Abe đã tái đắc cử, trở thành Thủ tướng Nhật Bản. Ngay sau khi thắng cử, ông S.Abe đã có hàng loạt cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ và lãnh đạo một số nước trên thế giới, tiếp đó là một loạt những chuyến thăm chính thức trong tháng 1 và 2-2003 tới một số nước Đông Nam Á và Mỹ. Những động thái trên là một phần quan trọng trong chính sách ngoại giao và an ninh nhằm tái khẳng định vai trò của Nhật Bản là một cường quốc trong khu vực và trên thế giới.



THỜI CƠ ĐỂ CHÍNH PHỦ NHẬT BẢN SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

Kết quả cuộc bầu cử thượng viện diễn ra ngày 21 tháng 7 vừa qua tại Nhật Bản đã cho thấy chiến thắng áp đảo thuộc về liên minh cầm quyền giữa LDP và đảng Công minh mới (NKP) của thủ tướng Shinzo Abe trước đảng đối lập DPJ. Với việc giành 71/121 ghế, cộng thêm 59 ghế có sẵn không phải bầu lại, chính quyền ông Abe đã giành đa số trong Thượng viện có 242 ghế. Sáu năm trước, LDP đã từng thất bại trong cuộc bầu cử Thượng viện năm 2007 do chính trường Nhật Bản khi đó lâm vào bế tắc với một quốc hội bị chia rẽ và đã khiến chính ông Abe phải rời ghế thủ tướng.



CÔNG BỐ NỘI CÁC MỚI CỦA NHẬT BẢN

Ngày 26/12, sau phiên họp đặc biệt của Quốc hội, với 328 phiếu thuận ông Shinzo Abe chính thức trở thành Thủ tướng thứ 96 của Nhật Bản. Ngay sau khi hạ viện phê chuẩn, nội các mới với nhiều thành viên được xem là thân cận của ông Abe cũng được công bố.



ÔNG SHINZO ABE TÁI ĐẮC CỬ THỦ TƯỚNG NHẬT BẢN

Ngày 18 tháng 12 năm 2012 vừa qua, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) đối lập đã giành chiến thắng đầy thuyết phục trong cuộc bầu cử Hạ viện ở Nhật Bản. Chiến thắng này đã mở đường sự trở lại của LDP với tư cách là đảng cầm quyền sau hơn ba năm để mất vị trí này vào tay Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ). Với thắng lợi vang dội của LDP trong tổng tuyển cử năm 2012 này, ông Shinzo Abe tái đắc cử, trở thành Thủ tướng Nhật Bản.



Tổng tuyển cử ở Nhật Bản và vấn đề TPP

Liệu Nhật Bản có tham gia vào các đàm phán Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hay không là một trong những vấn đề được tranh luận nhiều nhất giữa các đảng phái chính trị ở Nhật Bản, đặc biệt là trong cuộc bầu cử lần này.



Đôi nét về tình hình chính trị Nhật Bản trong những năm gần đây

Như chúng ta đã biết trong những năm gần đây chính trường Nhật Bản đã trải qua nhiều phen sóng gió, chỉ trong vòng chưa đầy 6 năm sau khi nhiệm kỳ của Thủ tướng Koizumi kết thúc (2001 – 2006), nước Nhật đã phải đối mặt với hàng loạt biến đổi chính trị với sự ra đi của 5 đời thủ tướng cùng nội các và liên tục thay đổi lãnh đạo của các chính Đảng cầm quyền. Mỗi người mới lên lại đưa ra cam kết cải tổ. Nhưng những đề xuất tuyên bố với hy vọng tạo ấn tượng lớn lại "bị chìm" trong hệ thống chính trị của Nhật. Nhiệm kỳ cuối cùng của đảng LDP do Thủ tướng Taro Aso nắm quyền đã hoàn toàn thất bại trong việc giải quyết ba vấn đề mà người dân Nhật Bản đặc biệt quan tâm là: kế hoạch cải cách hệ thống ngân hàng Tokyo; điều chỉnh địa ốc và cải tổ ngành bưu chính. Uy tín của ông giảm sút nghiêm trọng và cũng buộc phải rút lui khỏi chính trường trong vòng chưa đầy một năm tại nhiệm.



1 ... 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn