GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Kinh tế


TÁC ĐỘNG KÉP COVID-19 VÀ HOÃN OLYMPIC ĐỐI VỚI KINH TẾ NHẬT BẢN

Trong khi tình trạng lây lan Covid-19 vẫn chưa kiểm soát được, du lịch, xuất khẩu, tiêu dùng của Nhật Bản vốn đang chịu ảnh hưởng nặng nề, Nhật Bản lại chịu thêm một cú sốc khi buộc phải hoãn Olympic Tokyo sang năm 2021. Ngày 24/03, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) xác nhận Olympic và Paralympic Tokyo sẽ bị hoãn khoảng một năm, và đây là lần đầu tiên trong lịch sử của Thế vận hội. Thủ tướng Abe nhấn mạnh không phải hủy mà là hoãn thời gian tổ chức Olympic, và sẽ tổ chức chậm nhất là vào mùa hè năm sau. Đây là quyết định bắt buộc bởi vấn đề không còn là tình trạng ở Nhật Bản sẽ như thế nào, mà là các nước khác trên thế giới có tham gia được Olympic hay không.



KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 3 NĂM 2020

Trong quý 1 năm 2020, triển vọng của sự phục hồi kinh tế dường như đang suy yếu dần vì sự bùng phát covid 19 ở Trung Quốc đã lan rộng khắp khu vực Đông Á và Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ với hàng trăm trường hợp được báo cáo trên toàn quốc. Chỉ số PMI của khu vực tư nhân đã giảm trong tháng 2, cho thấy sự suy giảm hoạt động nhanh nhất trong gần sáu năm. Theo dự báo của FocusEconomics, nền kinh tế Nhật Bản sẽ chỉ tăng trưởng ở mức 0,3% trong năm 2020, giảm 0,2 điểm phần trăm so với dự báo của tháng trước.



TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NHẬT BẢN

Tác động xấu do Covid-19 không chi là tiêu dùng của du khách đến Nhật Bản mà ảnh hưởng đến tiêu dùng cá nhân của người dân Nhật Bản vốn chiếm 60% GDP. Để tránh lây lan bệnh, các sự kiện liên tục bị hoãn hoặc hủy, tình hình hạn chế du lịch và đi ra ngoài đang phổ biến. Trong tháng 2, chỉ số niềm tin tiêu dùng đã giảm xuống 38,4 so với 39,1 trong tháng 1. Chỉ số đo lường kỳ vọng của người tiêu dùng về nền kinh tế trong sáu tháng tới. Chỉ số trên ngưỡng 50,0 cho thấy người tiêu dùng lạc quan, trong khi chỉ số dưới ngưỡng cho thấy bi quan. Người tiêu dùng không tin tưởng về cơ hội việc làm trong tương lai. Ngoài ra, tâm lý của người tiêu dùng về tăng trưởng thu nhập, mua hàng hóa lâu bền và sinh kế tổng thể đều giảm.



KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 2 NĂM 2020

Các nhà quản lý kinh tế của Nhật Bản đang kỳ vọng, sau khi GDP Quý IV/2019 giảm mạnh do tăng thế tiêu dùng từ 8% lên 10%, kinh tế nước này sẽ quay trở lại chu kỳ phục hồi, các quý tiếp theo GDP tăng trưởng dương. Tuy nhiên, dịch Covid-19 có thể phá vỡ những kỳ vọng này, GPD Quý I/2020 có thể đối diện với nguy cơ tăng trưởng âm. Chính phủ Nhật Bản vẫn giữ quan điểm nền kinh tế phục hồi chậm. Trong báo cáo triển vọng kinh tế được Nội các Nhật Bản thông qua vào tháng 1/2020, tốc độ tăng trưởng thực chất trong năm tài khóa 2019, tính từ tháng 4/2019 đến tháng 4/2020 được dự báo là dương 0,9%, đồng nghĩa vẫn giữ thái độ tích cực trong thời gian tới.



KINH TẾ NHẬT BẢN NĂM 2019: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Phần 2)

Với thắng lợi trong các cuộc bầu cử năm 2018, Thủ tướng Shizo Abe sẽ tiếp tục là Thủ tướng Nhật Bản nhiệm kỳ thứ 3 đến năm 2021 và trở thành vị Thủ tướng có thời gian tại nhiệm lâu nhất tại Nhật Bản. Theo đó, các chính sách kinh tế của Nhật Bản trong năm 2019 và các năm tiếp theo vẫn là tiếp tục chương trình cải cách kinh tế của Thủ tướng Shinzo Abe với tên gọi Abenomics đã được triển khai thực hiện từ năm 2013 với các mục tiêu cụ thể như kết hợp mở rộng tài chính, nới lỏng tiền tệ, và cải cách cơ cấu. Mục tiêu của Thủ tướng Shinzo Abe là đưa GDP Nhật Bản tăng lên 600.000 tỷ yên (2.860 tỷ USD) vào năm 2020.



KINH TẾ NHẬT BẢN NĂM 2019: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Phần 1)

Năm 2019, nền kinh tế Nhật Bản đã có những dấu hiệu phục hồi. Tăng trưởng kinh tế ở mức khiêm tốn đạt 1,8% nhiều hơn so với ước tính ban đầu là 0,2% và nhiều hơn 0,7% so với kỳ vọng của thị trường. Tăng trưởng kinh tế dự kiến ​​sẽ tiếp tục được đẩy mạnh vào đầu năm 2020 nhờ chi tiêu của chính phủ và Thế vận hội Olympic 2020 Tokyo. Chương trình cải cách kinh tế giai đoạn 2 của Thủ tướng Shinzo Abe đã có những tác động quan trọng tới sự cải thiện các chỉ số của nền kinh tế. Xuất khẩu giữ ở mức ổn định nhờ vào những dấu hiệu suy yếu trong mâu thuẫn thương mại Trung – Mỹ. Tuy nhiên, lĩnh vực thương mại quốc tế của Nhật Bản lại trở nên bấp bênh hơn. Đến cuối năm 2019, cán cân thương mại Nhật Bản đã chuyển sang thâm hụt 82,076 tỷ yên vào tháng 12/2019  từ mức 739 tỷ yên một năm trước đó và so với kỳ vọng của thị trường là 369 tỷ yên. Nhập khẩu vào Nhật Bản đã giảm 15,7% so với một năm trước đó xuống 6,46 nghìn tỷ yên vào tháng 11 năm 2019, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 10 năm 2016, và so với dự báo của thị trường là giảm 12,7%. Điều đó một phần là do mức tiêu thụ suy yếu sau đợt tăng thuế doanh thu tháng 10 do lượng mua giảm.



NHẬT BẢN TRƯỚC DỊCH BỆNH VIÊM PHỔI VIRUS CHỦNG MỚI CORONA

Theo Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế - ICAO (Tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc), dịch viêm phổi virus chủng mới Corona khiến khách du lịch Trung Quốc giảm mạnh, 70 hãng hàng không trên thế giới tạm dừng các chuyến bay đến Trung Quốc, 50 hãng hàng không thực hiện biện pháp cắt giảm chuyến bay, giảm 80% khả năng vận chuyển. Hệ quả là du lịch Nhật Bản trong 3 tháng đầu năm sẽ thiệt hại khoảng 1,29 tỷ USD, tương đương 140 tỷ Yên. ICAO cũng đánh giá thiệt hại sẽ lớn hơn so với dịch SARS năm 2003.



NGÀNH DU LỊCH CỦA NHẬT BẢN VÀ TÁC ĐỘNG DO BỆNH VIÊM PHỔI CHỦNG MỚI CORONA

Cuối tháng 1 năm 2020, viêm phổi do virus chủng mới Corona bắt nguồn từ Trung Quốc đang lây lan phủ bóng lên triển vọng kinh tế thế giới. Đối với Nhật Bản, ngành du lịch năm 2020 đang được kỳ vọng sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh khách Hàn Quốc giảm sẽ phụ thuộc vào thị trường khách Trung Quốc. Khách Trung Quốc đến Nhật Bản vốn chiếm 30% trên tổng lượng khách năm 2019, nếu suy giảm mạnh sẽ tác động xấu đến Nhật Bản.



KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 1 NĂM 2020

Trong năm 2020, tăng trưởng kinh tế có thể sẽ chậm lại đáng kể, phần lớn là do việc tăng thuế bán hàng sẽ hạn chế tiêu dùng tư nhân. Hơn nữa, căng thẳng thương mại tiếp tục sẽ đè nặng lên khu vực bên ngoài. Điều đó cho thấy nền kinh tế Nhật Bản có thể được hưởng lợi từ lãi suất cực thấp, sức lan tỏa từ Olympic 2020 và tỷ lệ thất nghiệp thấp. Các thành viên tham gia hội thảo của FocusEconomics dự báo nền kinh tế sẽ tăng trưởng 0,4% vào năm 2020, không thay đổi so với dự báo của tháng trước, và 0,8% vào năm 2021.



MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ KINH TẾ NHẬT BẢN TRONG THÁNG 1

Theo Bộ Tài chính Nhật Bản trong năm 2019, cán cân thương mại thâm hụt năm thứ 2 liên tiếp, chủ yếu do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Mức thâm hụt vượt quá 1,6 nghìn tỷ yên, tương đương khoảng 15 tỷ đôla do xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước khác giảm. Xuất khẩu nói chung giảm 5,6% so với năm trước đó do xuất khẩu thiết bị bán dẫn sang Trung Quốc và ô tô sang Mỹ chững lại.



1 ... 7 8 9 10 11 12 13 14 15 ... 44
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn