GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Quan hệ Quốc tế


Tình hình đầu tư của Nhật Bản ở Tiểu vùng sông Mê kông

Đầu tư của Nhật Bản tại các nước tiểu vùng Mê kông khá sôi nổi trong những năm gần đây. Có thể nói, đầu tư trực tiếp (FDI) chính là giai đoạn thứ hai trong hợp tác kinh tế, đi theo sau ODA. Nếu như ODA đi trước để xây dựng cơ sở hạ tầng thì FDI cung cấp vốn và công nghệ cho phát triển kinh tế.



Viện trợ ODA của Nhật Bản cho tiểu vùng sông Mê kông (P.3)

-       Tình hình viện trợ ODA cho Myanmar:

Tình hình viện trợ ODA của Nhật Bản đối với Myanmar khá phức tạp, do lệnh cấm vận kinh tế của cộng đồng quốc tế đối với nước này từ năm 1988. Vì vậy, người viết sẽ điểm qua các giai đoạn trước và sau thời điểm này.

Viện trợ ODA của Nhật Bản dành cho Myanmar bắt đầu vào năm 1954, cùng với việc ký kết Hiệp ước hữu nghị hòa bình và Hiệp định bồi thường giữa hai nước. Sau khi kết thúc giai đoạn bồi thường, thay thế vào đó, Nhật Bản đã thực hiện một khoản “chuẩn bồi thường” và ký kết hiệp định hợp tác kinh tế, với tư cách là nhà tài trợ lớn nhất, tiếp tục giúp đỡ chính quyền U Nu (1948-1962) và chính quyền Newin (1962-1988). Cho đến năm 1988, chính phủ Nhật Bản đã cho chính phủ Myanmar vay ưu đãi tổng cộng 18 lần với tổng số lên đến 450 tỉ yên. Có thể nói “viện trợ kinh tế là sợi dây thắt chặt mối quan hệ giữa hai nước”[1]. Cho đến trước phong trào dân chủ phản đối chính quyền quân sự của nhân dân Miến Điện vào năm 1988, Nhật Bản là nước có ảnh hưởng mạnh mẽ tại Myanmar. Tuy nhiên, sau sự kiến chính quyền quân sự nước này đàn áp phong trào dân chủ năm 1988, các nước Âu Mỹ và Nhật Bản đã áp dụng lệnh trừng phạt, đóng băng các khoản viện trợ kinh tế đối với Myanmar. Đây cũng chính là lý do dẫn đến sự giảm sút ảnh hưởng của Nhật Bản và phương Tây tại đây, trong khi ảnh hưởng của Trung Quốc tăng lên nhờ viện trợ kinh tế và đầu tư, bất chấp sự phản đối của dư luận quốc tế.



[1] Nishizawa, 2010, đã dẫn, tr.90.



Viện trợ ODA của Nhật Bản cho Tiểu vùng sông Mê kông (P.2)

-       Tình hình viện trợ ODA của Nhật Bản cho Lào:

Ý nghĩa của viện trợ ODA cho Lào được Bộ Ngoại giao Nhật Bản định nghĩa như sau: “Lào nằm ở trung tâm Bán đảo Đông Dương, bao quanh là các nước Campuchia, Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam; là một yếu tố cấu thành quan trọng của khu vực tiểu vùng sông Mê kông, nên sự ổn định và phát triển của Lào đóng vai trò quan trọng cho sự ổn định và phồn vinh của khu vực Mê kông cũng như toàn ASEAN. Với thế mạnh trữ lượng khoáng sản thiên nhiên phong phú cùng các điều kiện thuận lợi để phát triển thủy điện, Lào đang từng bước phát triển vững chắc... Mục tiêu đến năm 2020 thoát khỏi nhóm các nước kém phát triển (LDC), vươn lên các nước có thu nhập trung bình (MDGs). Viện trợ cho Lào có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hẹp khoảng cách, tăng cường tính liên kết của khối ASEAN, đóng góp cho sự phát triển của toàn khu vực ASEAN”.



Viện trợ ODA của Nhật Bản cho Tiểu vùng sông Mê kông (P.1)

ODA vừa là công cụ kinh tế, vừa là công cụ ngoại giao quan trọng của Nhật Bản. Với các nước tiểu vùng Mê kông (các nước CLMV, trừ Thái Lan) vốn còn đang ở trình độ kinh tế thấp kém (GDP bình quân đầu người của các nước CLMV đạt 385 USD, kém xa so với mức chung của ASEAN là 2.521 USD, trong đó có nhiều nước khá thấp như Myanmar 445,5 USD và Campuchia 814 USD (2010, IMF)...[1]); cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội (đường xá, bệnh viện, trường học...) còn nhiều thiếu thốn, hứng chịu nhiều rủi ro về môi trường, nguồn nước, biến đổi khí hậu; thể chế hành chính, pháp luật, cơ chế kinh tế vẫn còn nhiều bất cập..., việc Nhật Bản viện trợ phát triển cho các nước này sẽ thể hiện vai trò của một nước lớn có trách nhiệm, một đối tác tin cậy và có khả năng về vốn, công nghệ, kỹ thuật... Viện trợ ODA cho các nước này không những giúp Nhật Bản đạt được những lợi ích chính trị như trên, mà còn giúp mở rộng quan hệ kinh tế với đối tác giàu tiềm năng này.



[1] Ban thư ký ASEAN, Statistics Database 2010. Dẫn theo: Nguyễn Duy Dũng, đã dẫn, tr.98.



Nhật Bản và Nga đang xích lại gần nhau

Ngày 7/2/2014, theo lời mời của Tổng thống Putin, Thủ tướng Abe đã đến tham dự lễ khai mạc Olympic mùa đông lần thứ 22 tại Sochi, Nga. Sự có mặt của ông Abe rất đáng chú ý bởi lễ khai mạc Olympic năm nay không có sự tham dự của Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Anh David Cameron và Tổng thống Đức Joachim Gauck. Dường như những sự vắng mặt này nhằm bày tỏ sự không đồng tình việc Nga đối xử phân biệt với  người đồng tính. Chuyến đi của ông Abe tới Nga không chỉ để tham dự buổi khai mạc mà còn tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ 5 với Tổng thống Putin kể từ khi ông lên nắm quyền vào tháng 12 năm 2013.



Sáng kiến “Thập kỷ Mê kông xanh”

Sáng kiến Thập kỷ Mê kông xanh được Nhật Bản đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản - Mê kông lần thứ nhất vào năm 2009 như một trụ cột quan trọng của “Kế hoạch hành động 63 Chương trình hợp tác Nhật Bản - Mê kông”, với mục đích nhằm đẩy mạnh hợp tác đa dạng sinh học về quản lý nguồn nước, giải quyết khẩn cấp vấn đề môi trường liên quan tới sự phát triển của tiểu vùng sông Mê kông.



Chương trình đối tác Nhật Bản - Mê công vì hòa bình, phát triển và phồn vinh

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN tổ chức tại Philippines tháng 1/2007, Nhật Bản đã đưa ra Chương trình quan hệ đối tác Nhật Bản - Mê kông tập trung vào 3 lĩnh vực ưu tiên là: 1- Hội nhập kinh tế tiểu vùng (cải  thiện kết cấu hạ tầng, tăng cường liên kết khu vực…; 2- Mở rộng thương mại - đầu tư giữa Nhật Bản và khu vực Mê kông; 3- Theo đuổi các giá trị phổ cập và mục tiêu chung của khu vực (xóa đói, giảm nghèo, mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ môi trường, vv…).



Khái quát về quan hệ Nhật Bản – Mê kông đến cuối thập kỷ 1990

Tiểu vùng sông Mê công bao gồm 5 quốc gia Đông Nam Á lục địa là: Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma và Thái Lan, với diện tích gần 2 triệu km2, dân số 200 triệu người[1]. Đây là khu vực có hệ sinh thái và nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, có tiềm năng phát triển cao. Song, do một thời kỳ dài chìm trong chiến tranh và xung đột, các nước trong khu vực này bị tàn phá nghiệm trọng, cơ sở hạ tầng kém phát triển, chưa theo kịp sự phát triển năng động của châu Á - Thái Bình Dương. Bước vào thập niên 1990, sau khi chiến tranh Campuchia kết thúc và những xung đột trong nội bộ khu vực cũng bắt đầu lắng xuống, các nước tiểu vùng sông Mê kông đã tập trung phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đạt được sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc, từng bước hội nhập khu vực, và đồng thời cũng nhận được sự giúp đỡ to lớn của các tổ chức quốc tế và các nước trên thế giới.



[1] Masaya Shiraishi, “Tiểu vùng Mê kông với Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 5/2012 (129), tr.41.



Quan hệ Nhật Bản - ASEAN năm 2012 - 2013

Trong tình hình khu vực Châu Á Thái Bình Dương đang có những thay đổi sâu sắc về môi trường chiến lược, Nhật Bản đóng vai trò không thể thiếu trong việc duy trì sự ổn định, hòa bình và phát triển của khu vực này. Với trục chính là quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ, Nhật Bản đang đẩy mạnh sự hợp tác với khu vực thông qua các diễn đàn Nhật - Asean, EAS, ASEAN + 3, ARF, APEC…, nhằm tạo dựng một môi trường phát triển ổn định, tôn trọng các nguyên tắc quốc tế, tự do, cởi mở và liên kết chặt chẽ về kinh tế giữa các nước trong khu vực.



Nhật Bản tăng cường ngoại giao với Châu Phi

Mối quan hệ Nhật Bản và châu Phi đang ngày càng có sự thay đổi nhanh chóng. Năm 2013 được đánh dấu bởi Hội nghị quốc tế Tokyo về phát triển châu Phi (TICAD) diễn ra từ ngày 1 đến ngày 3 tháng 6 tại Yokohama, Nhật Bản. Sang năm 2014, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có chuyến công du nước ngoài đầu tiên từ ngày 9/1/2014 đến 17/1/2014, thăm Oman và ba nước châu Phi: Bờ Biển Ngà, Mozambique và Ethiopia.



1 ... 8 9 10 11 12 13 14 15 16 ... 21
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn