GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Quan hệ Quốc tế


Thủ tướng Shinzo Abe và mối quan hệ với Mỹ

Đây là bài viết của Robert Dujarric- Giám đốc Viện nghiên cứu châu Á hiện đại, Đại học Temple, Tokyo, Nhật Bản đăng trên “The Diplomat” ngày 22 tháng 5 năm 2013. Bài viết phân tích những lời nói và hành động của chính quyền Abe hiện nay có thể sẽ có ảnh hưởng xấu đến liên minh Nhật Mỹ. Dưới đây là nội dung của bài viết.



Bối cảnh quốc tế và nhu cầu tăng cường mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc sau Chiến tranh Lạnh

Từ cuối những năm 1980 đến đầu những năm 1990, tình hình quốc tế đã có những biến động lớn, tác động đến chính sách đối nội cũng như đối ngoại của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Sự sụp đổ của Bức tường Berlin đã đặt dấu chấm hết cho 40 năm băng giá của cuộc Chiến tranh Lạnh trong quan hệ Đông Tây do Mỹ và Liên Xô đứng đầu, rồi tiếp đến là sự tan rã của Liên bang Xã hội chủ nghĩa Xô Viết. Chiến tranh Lạnh kết thúc đã tạo ra một diện mạo mới cho quan hệ quốc tế. Sự chuyển dịch của thế giới đa cực mang tính chất cạnh tranh và hợp tác đã tạo ra một môi trường quốc tế mới ẩn chứa nhiều cơ hội và không ít thách thức. Trước tình thế như vậy, các quốc gia có tiềm lực kinh tế, chính trị và quân sự đều tìm cách vươn lên nhằm trở thành một cực hoặc tạo thành thế giới đa cực, Trung Quốc và Nhật Bản là một trong số quốc gia đó.



NGOẠI GIAO CHIẾN TRANH LẠNH MỚI CỦA ÔNG ABE VÀ MỐI QUAN HỆ SEOUL – TOKYO

Chính quyền của tổng thống Park Geun-hye cuối cùng đã được thành lập. Khi chúng ta nghĩ về các tình huống khẩn cấp xung quanh bán đảo Triều Tiên, chúng ta không thể không cảm thấy thất vọng về sự chậm trễ này. Với chính sách đối ngoại hiện nay của mình, bà Park đã quyết định thăm Washington vào đầu tháng 5. Đó là thời điểm bà vội vã thực hiện tham vọng đối với chính sách Trung Quốc và Triều Tiên mà bà đã tuyên bố trong chiến dịch tranh cử.



Những Website đóng góp cho hoạt động giao lưu văn hóa Việt - Nhật tại Việt Nam.

Việt Nam và Nhật Bản là hai nước châu Á có nhiều nét tương đồng về địa lý tự nhiên và đời sống văn hóa - xã hội, có mối quan hệ giao lưu, phát triển trên nhiều lĩnh vực. Trong những năm qua, Việt Nam và Nhật Bản đã tạo dựng và liên tục phát triển cơ chế đối thoại ở nhiều cấp độ  trong các lĩnh vực ngoại giao chính trị, kinh tế…, đồng thời các hoạt động giao lưu hợp tác giữa các ngành, địa phương và các tổ chức kinh tế - xã hội cũng không ngừng được mở rộng. Mối quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - kỹ thuật... giữa hai nước ngày càng phát triển mạnh. Hiện nay, xuất hiện khá nhiều Website liên quan tới Nhật Bản ở Việt Nam, đa dạng về chủ đề, về tin tức: có trang Web là nơi giao lưu, gặp gỡ, trao đổi giữa các cựu Lưu học sinh hoặc Lưu học sinh đã và đang học tập tại Nhật Bản, có trang Web là nơi công bố những thành quả nghiên cứu về Nhật Bản học, có trang Web chỉ đơn thuần là của một công ty du học lập ra giới thiệu những nét chính về đất nước Nhật Bản, nhằm cung cấp thông tin cho những người đang có ý định sang Nhật học…Nhân dịp kỉ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, xin điểm qua một số Website nổi bật, có đơn vị chủ quản là các cơ quan, tổ chức có uy tín, góp phần tích cực cho việc tăng cường giao lưu văn hóa Việt- Nhật.



Những vấn đề lịch sử trong quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc

Một thách thức lớn đối với quan hệ Trung - Nhật là nhiều vấn đề lịch sử đến nay vẫn chưa được hai bên giải quyết thấu đáo, tạo nên những rào cản trong quan hệ giữa hai quốc gia: Trung Quốc cho rằng Nhật Bản không nhìn nhận đúng mức cuộc chiến do Nhật Bản gây ra trong giai đoạn 1931- 1945 khiến 35 triệu người Trung Quốc, chủ yếu là dân thường thiệt mạng và bị thương. Hoặc như phía Trung Quốc yêu cầu Nhật Bản xin lỗi và bồi thường thiệt hại cho những phụ nữ Trung Quốc bị quân đội Hoàng gia Nhật Bản cưỡng bức làm nô lệ tình dục trước và trong suốt Chiến tranh thế giới lần thứ II.



Quan điểm, chủ thuyết của các nhà lãnh đạo và học giả Nhật Bản đối với việc hình thành Cộng đồng Đông Á

Học thuyết Fukuda năm 1977. Học thuyết Fukuda lên kế hoạch chi tiết cho chính sách đối ngoại chính thức của của Nhật Bản từ năm 1977. Học thuyết Fukuda liên quan đến sự thay đổi quyền lực ở châu Á, bao gồm cả việc phục hồi các vai trò an ninh của Nhật Bản. Học thuyết Fukuda đưa ra 3 nguyên tắc chính trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản với ASEAN.



Quan hệ Nhật - Trung giữa ngã ba đường

Trong thập kỷ qua hoặc nhiều hơn nữa, mối quan tâm về an ninh toàn cầu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, và tình hình ở đó vẫn còn mất ổn định đáng lo ngại. Tuy nhiên, môi trường an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương gần đây cũng ngày càng trở nên bất ổn và tạo ra mối quan tâm ngày càng nhiều  như là một điều hiển nhiên từ sự tái cân bằng chiến lược của Hoa Kỳ đối với khu vực này. Là một nền dân chủ ở châu Á, Nhật Bản đã và đang đóng góp cho nền hòa bình và thịnh vượng của toàn thế giới dựa trên mối quan hệ đồng minh của Nhật với với Hoa Kỳ.



ĐIỂM TIN QUAN HỆ VIỆT- NHẬT TRONG NHỮNG THÁNG CUỐI NĂM 2012

Việt Nam và Nhật Bản là hai nước châu Á có nhiều nét tương đồng về địa lý tự nhiên và đời sống văn hóa - xã hội nên luôn có các mối quan hệ giao lưu, phát triển trên nhiều lĩnh vực. Trong những năm qua, Việt Nam và Nhật Bản đã tạo dựng và liên tục phát triển cơ chế đối thoại ở nhiều cấp trong các hoạt động ngoại giao chính trị, kinh tế và các lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, các hoạt động giao lưu hợp tác giữa các ngành, địa phương và các tổ chức kinh tế - xã hội cũng không ngừng được mở rộng. Nhờ đó, các mối quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - kỹ thuật... giữa hai nước ngày càng phát triển mạnh hơn. Trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - Nhật Bản hết sức tốt đẹp và gắn bó, và hướng tới kỉ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước, nhiều hoạt động kỉ niệm đã và đang được chuẩn bị, nhằm thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị. Từ tháng 7/2012 tới nay, nhiều cuộc gặp cấp cao giữa hai nước đã được xúc tiến, sau đây là một số tin nổi bật:



Những tranh cãi liên quan tới vấn đề lịch sử giữa Nhật Bản- Trung Quốc trong giai đoạn Thủ tướng Koizumi cầm quyền (2001-2006)

Koizumi Junichiro là một trong những vị Thủ tướng thành công nhất của Nhật Bản từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II. Với tài chèo lái của mình, Thủ tướng Koizumi không những đã đưa nước Nhật ra khỏi cơn suy thoái kinh tế kéo dài, mà còn đem đến cho nền kinh tế đất nước Mặt trời mọc một luồng sinh khí mới. Cũng chính trong hai nhiệm kỳ của Thủ tướng Koizumi(2001-2006), mối quan hệ Nhật – Trung tuy “nóng “ về kinh tế, nhưng “lạnh” trong quan hệ chính trị và rơi vào tình trạng xấu nhất kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao (1972)[1]. Một trong những nguyên nhân dẫn tới sự căng thẳng trong quan hệ giữa hai quốc gia này xuất phát từ những vấn đề lịch sử.



[1] http://www.rieti.go.jp/users/china-tr/jp/061011ntyu.htm,安倍訪中で改善する日中関係―「政治と経済の両輪の作動」に向けて, 経済産業研究所 コンサルティングフェロー 関志雄.



Nhìn lại sự kiện Nhật Bản và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao (29-09-1972)

Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, quan hệ Nhật Bản và Trung Quốc ở trong tình trạng đối đầu bởi ảnh hưởng của Chiến tranh Lạnh Xô – Mỹ, và do ảnh hưởng của những yếu tố nội tại của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, cho đến năm 1972, dù không ít lần lãnh đạo hai nước đã tìm cách thiết lập quan hệ ngoại giao để thực hiện những toan tính riêng của mỗi bên nhưng không vượt qua được những rào cản khách quan và chủ quan. Ngày 29-9-1972, khi Thủ tướng Nhật Bản Tanaka Kakuei và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đặt bút vào kí bản Tuyên bố chung thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ Nhật – Trung đã bước sang một trang mới.



1 ... 10 11 12 13 14 15 16 17 18 ... 21
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn