GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Văn hoá


PHƯƠNG THỨC TỪ CHỐI TRỰC TIẾP TRONG TIẾNG NHẬT VÀ TIẾNG VIỆT (phần 1)

Cấu trúc của một phát ngôn từ chối trực tiếp (sau đây viết tắt là TCTT) luôn luôn bao gồm thành phần cốt lõi diễn đạt trực tiếp ý định từ chối, hướng đến đích ngôn trung là “từ chối đối với một lời cầu khiến”. Thành phần cốt lõi có thể là động từ ngôn hành 「お断りする」 (từ chối), nhưng phương thức biểu hiện TCTT chỉ bao gồm một động từ ngôn hành như trên rất hiếm gặp.



VĂN HÓA ẨM THỰC NHẬT BẢN: TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI

Văn hóa ẩm thực Nhật Bản có nguồn gốc từ nền nông nghiệp canh tác lúa nước được truyền bá từ Châu Á vào Nhật Bản cách đây khoảng 2000 năm. Truyền thống ăn cơm cùng với các loại cá và rau quả theo mùa đã được hình thành từ thời Eđô (1600-1868) và trở thành cốt lõi của ẩm thực Nhật Bản hiện nay.



Văn hoá ẩm thực Việt Nam và Nhật Bản: Tập quán và biến đổi (phần 2)

3. Ứng xử trong ẩm thực

Thông thường, việc chuẩn bị bữa ăn phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế và điều kiện nhân lực của gia đình, nhưng hầu hết do nữ giới đảm nhận. Trước kia, trong gia đình Việt Nam và Nhật Bản truyền thống, cứ đến bữa chính trong ngày, tất cả các thành viên có mặt ở nhà cùng ăn uống, ít khi có hiện tượng “người ăn trước, kẻ ăn sau”.

Cách phân chia vị trí trong bữa ăn cũng được chú trọng, song chủ yếu trong các dịp đặc biệt thuộc phạm vi cộng đồng như lễ, tết, cưới xin, tang ma. Ở các gia đình, vị trí ngồi ăn có phân biệt nhưng không quá chặt chẽ, nhưng khi có khách, vị trí trang trọng (chính giữa) thường dành cho khách. Trong một gia đình, mọi người thường ăn cùng mâm (ở Nhật Bản là bàn vuông hay hình chữ nhật thấp chân, còn ở Việt Nam ăn trên bàn cao, trên chiếu, nền nhà…) nhưng con gái và con dâu luôn là người xới cơm cho cả gia đình. Tại Việt Nam, nam nữ khi ăn có thể ngồi ghế, xếp bằng (nam giới), dịch hông sang bên (nữ giới). Ở Nhật Bản, nam giới thường ngồi xếp bằng, nữ giới ngồi quì hoặc dịch hông sang bên. Trước khi ăn, mọi người mời nhau bằng một câu mời chung chứ không mời từng người như ở Việt Nam. Trong những dịp sinh hoạt cộng đồng tại Nhật Bản, trước khi ăn mọi người cùng cúi đầu (hoặc vừa cúi đầu vừa chắp hai tay trước ngực) đồng thanh mời nhau một nhịp. Trái ngược với Việt Nam, người Nhật không để đũa lên miệng bát khi đang ăn hoặc đã ăn xong và đặt đũa xuống mâm hoặc gác đầu đũa lên dụng cụ đặt đũa (thường được làm từ gỗ, gốm, sứ, tre). Ngoài ra, người ta tránh dùng đũa để nhặt thức ăn đã trót rơi xuống sàn nhà, để đũa chạm vào thức ăn trên đĩa, bát (ngoại trừ miếng thức ăn đang gắp), cắm thẳng đứng đôi đũa trên bát cơm, hoặc dùng đũa của mình để lấy thức ăn từ đĩa, bát đựng thức ăn chung trong các dịp đặt biệt. Trong bữa cơm mời khách (ở Việt Nam và Nhật Bản), chủ nhà và khách có thể ăn nhấm nháp trước, uống rượu, còn bà chủ nhà sẽ cùng ăn sau khi chế biến xong các món ăn.



Văn hoá ẩm thực Việt Nam và Nhật Bản: Tập quán và biến đổi (phần 1)

Văn hóa Việt Nam và Nhật Bản với bản sắc riêng rất đậm nét và có vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc, bởi vậy, tìm hiểu ẩm thực, một mặt giúp hiểu biết sâu sắc hơn về tập quán, văn hóa truyền thống, mặt khác cũng thấy được những sắc thái, đặc trưng riêng có của người Việt Nam và Nhật Bản. Đề cập đến văn hóa ẩm thực Việt Nam và Nhật Bản còn cho thấy sự đa dạng, đặc sắc trong văn hóa truyền thống, đồng thời cũng góp phần lý giải về tính tương đồng, sự khác biệt (trong văn hóa ẩm thực) được qui định bởi điều kiện môi trường tự nhiên, điều kiện lịch sử, xã hội, văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo cũng như sự biến đổi qua giao lưu, ảnh hưởng giữa các quốc gia, dân tộc… Trong văn hóa ẩm thực, tập quán được biểu hiện qua những khía cạnh như: Việc sử dụng và chế biến nguồn nguyên liệu (lương thực, thực phẩm); Chế độ ẩm thực; Ứng xử trong ẩm thực… song, không phải là bất biến, tất cả đều có thể biến đổi qua thời gian.



Những sự kiện giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản nổi bật năm 2013

Ngày 21/9/2013, Việt Nam và Nhật Bản kỷ niệm tròn 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Mối quan hệ giữa Việt Nam - Nhật Bản có từ lâu đời, nhưng đặc biệt từ những năm đầu của thế kỷ XVI đã phát triển rực rỡ ở nhiều lĩnh vực. Năm 2008, quan hệ giữa hai nước được nâng tầm thành “Quan hệ Đối tác chiến lược”, sự hợp tác, giai lưu đã được mở rộng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ… Tháng 10 năm 2011, trong chuyến thăm Nhật Bản, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Nhật Bản Noda đã quyết định lấy năm 2013 là “Năm Hữu nghị Việt - Nhật” để kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, hai bên cũng nhất trí thúc đẩy hợp tác tiến hành các chương trình kỷ niệm “Năm Hữu nghị Việt - Nhật”.



Nghiên cứu Nhật Bản qua Manga (truyện tranh) và Anime (phim hoạt hình) Nhật Bản

Lý do các bạn trẻ nước ngoài yêu thích Nhật Bản, mặc dù chưa từng đặt chân đến nơi đây, có thể nói một cách ngắn gọn, là do họ gần gũi với Manga (truyện tranh), Anime (phim hoạt hình) và Trò chơi điện tử (Game) của Nhật Bản. Mối quan tâm của người nước ngoài tới Nhật Bản, có thể chia làm ba giai đoạn: từ những năm 1970 trở về trước là thế hệ thứ nhất với trọng tâm về “văn học - lịch sử - tôn giáo”, sau đó là thế hệ thứ hai từ những năm 1980 đến giữa những năm 1990 với trọng tâm là “kinh tế - xã hội”, và từ nửa sau thập kỷ 1990 là thế hệ thứ ba với trọng tâm là “văn hóa đại chúng” (Popular Culture).



Sushi trong ẩm thực truyền thống của người Nhật ở Shizuoka

Ngày nay có thể thấy Sushi có rất nhiều loại khác nhau, song để có được như vậy là cả quãng thời gian dài lịch sử đã đi qua. Chính trong thời gian đó, các loại Sushi đã được sáng tạo ra và theo đó là hình thức và phương pháp chế biến khác nhau in đậm dấu ấn của mỗi thời kỳ lịch sử. Tuy vậy, sự đa dạng đó đều xuất phát từ một cơ sở, nguồn gốc chung rất dễ nhận thấy khi nhìn lại lịch sử của Sushi.

Vào thời khởi thủy, Sushi là kết quả của cách thức bảo quản thức ăn là thịt, cá của cư dân trồng lúa ở Đông Nam Á. Đó là cách tẩm, ướp cá, thịt cùng với muối trộn cơm sẽ thu được món ăn có vị chua khi đã lên men. Hiện nay cũng vậy, cách thức chế biến này vẫn còn tồn tại ở Đông Nam Á, song từ xa xưa phương pháp chế biến này đã qua Trung Quốc rồi du nhập vào Nhật Bản. Rất khó xác định được thời gian cụ thể song ít nhất cũng ở vào thời kỳ Nara (năm 710 - 794). Trong giới học giả dân tộc học còn có ý kiến cho rằng cách chế biến này được du nhập vào Nhật Bản cùng với việc trồng lúa.



YẾU TỐ VĂN HÓA – XÃ HỘI TRONG HÀNH VI TỪ CHỐI LỜI CẦU KHIẾN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM VÀ NGƯỜI NHẬT BẢN

(Tiếp theo bài “Biểu thức từ chối lời cầu khiến của người Việt Nam và người Nhật Bản")



ĐỐI CHIẾU BIỂU THỨC TỪ CHỐI LỜI CẦU KHIẾN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM VÀ NGƯỜI NHẬT BẢN
  1. 1. Biểu thức từ chối lời cầu khiến trong sinh viên Nhật Bản

Sau khi phân tích 84 phiếu điều tra thu được, chúng tôi nhận thấy sinh viên Nhật Bản đã sử dụng các biểu thức từ chối như sau:



NHỮNG THÀNH QUẢ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHÍNH SÁCH VỀ QUYỀN LỰC MỀM TẠI NHẬT BẢN

Với chiến lược ngoại giao văn hóa thông qua việc triển khai các hoạt động giao lưu văn hóa sâu rộng với nước ngoài, Nhật Bản đã và đang đạt được những thành công đáng kể. Trước hết, các sản phẩm văn hóa đại chúng của Nhật Bản như: truyện tranh, phim hoạt hình, trò chơi công nghệ cao, thời trang, âm nhạc, ẩm thực… trở nên quen thuộc ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Vượt qua cả sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, chủng tộc, ở đâu chúng cũng được chào đón nồng nhiệt và để lại dấu ấn sâu đậm trong giới trẻ. Ngoài lợi nhuận có tính kinh tế, những sản phẩm văn hóa này còn gián tiếp là phương tiện truyền  bá văn hóa Nhật Bản ra nước ngoài, tạo nên một hình ảnh "nước Nhật mới" so với trước kia. Đó không còn là một nước Nhật quân phiệt, một nước Nhật chỉ có sức mạnh kinh tế mà còn là một quốc gia đầy ấn tượng (Cool Japan) trong lòng cộng đồng quốc tế.



1 ... 7 8 9 10 11 12 13 14 15 ... 20
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn