GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Văn hoá


Quan điểm của Nhật Bản và Hàn Quốc về "quyền lực mềm"

Khái niệm “quyền lực mềm” mới xuất hiện từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX, song ở Nhật Bản, những nội dung cơ bản của luận thuyết này đã được sử dụng từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai. Chẳng hạn, chính quyền thời hậu chiến đã công khai khuyến khích phát triển quyền lực mềm nhằm trấn an dư luận về sự hiện diện quốc tế của họ ở một số quốc gia Châu Á. Tuy nhiên, việc sử dụng quyền lực mềm thời kỳ ấy đã bộc lộ những hạn chế bởi những lý do khách quan, chủ quan của thời đại, đặc biệt là sự chi phối khá mạnh của “ quyền lực cứng” được nhiều quốc gia sử dụng. Bước vào thập kỷ 90 của thế kỷ XX, tình hình thế giới thay đổi nhanh chóng gắn với sự sụp đổ của Liên Xô, Nhật Bản cũng đối mặt với sự sụp đổ của nền kinh tế “bong bóng” khiến nền kinh tế Nhật Bản bước vào thời kỳ trì trệ kéo dài cho đến ngày nay. Song, đây lại là thời kỳ văn hóa đại chúng phát triển tạo đà cho một thị trường tiêu thụ văn hóa rất lớn trong nước và lan tỏa ra bên ngoài. Trên thực tế, phương hướng chiến lược phát triển văn hóa của Nhật Bản đã định hình và triển khai như là một nội dung quan trọng của quyền lực mềm mà những thành tựu đạt được không chỉ về văn hóa mà bao hàm những giá trị kinh tế, chính trị, ngoại giao, giáo dục mà nền văn hóa Nhật Bản mang lại. Chính phủ Nhật Bản cho rằng, quyền lực mềm (đặc biệt là giá trị văn hóa quốc gia) là phương tiện hữu hiệu để quảng bá hình ảnh nước Nhật ra nước ngoài, một nước Nhật Bản mới. Đó là nước Nhật không phải như quá khứ (một nước có tư tưởng quân phiệt); hay chỉ mạnh về kinh tế mà là quốc gia hòa bình, phát triển hài hòa, thân thiện trên thế giới. Dựa trên quan điểm như vậy, từ đầu thế kỷ XXI đã bắt đầu xuất hiện những công bố liên quan tới triển vọng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong những năm đầu của thập kỷ.



Những vấn đề nổi bật về quyền lực mềm ở Nhật Bản

Luận thuyết về quyền lực mềm của Joseph Nye ra đời nhằm lý giải những vấn đề trong chính sách ngoại giao của Mỹ những năm cuối thế kỷ XX, song nó ngày càng lan tỏa và có tác động mạnh mẽ đến chính sách ngoại giao của các "nước lớn" trong đó có Nhật Bản.



NHỮNG NGHI LỄ VÒNG ĐỜI NGƯỜI CỦA DÂN TỘC NHẬT BẢN

1. Nghi lễ đặt tên

Thông thường, khi đứa trẻ được 7 ngày tuổi, gia đình sẽ tiến hành nghi lễ đặt tên vào buổi đêm của ngày thứ 7. Chủ trì nghi lễ là bà đỡ hoặc người đàn ông sống thọ gần nơi cư trú (hoặc của nhà chùa). Những người được mời gồm thông gia bên ngoại, bà đỡ, hàng xóm thân cận và một vài đứa trẻ cạnh nhà. Ngoài việc đặt tên, nghi lễ này còn có mục đích thông báo với tổ tiên về việc ra đời của đứa trẻ, đồng thời mong nhận được sự phù hộ cho đứa trẻ khỏe mạnh hay ăn chóng lớn. Nhìn chung, lễ đặt tên thường được người ta tổ chức khá long trọng (nhất là với trường hợp con đầu lòng) thể hiện qua nghi thức và bữa ăn thịnh soạn gồm nhiều món ăn mà ngày thường không có. Tuy nhiều đồ ăn như vậy song không thể thiếu món cơm đỗ đỏ vừa để gia đình thưởng thức vừa để biếu những người đến dự với ý nghĩa làm ơn sự giúp đỡ của họ và tặng quà cho người thân nhân dịp này.



Tìm hiểu Shoujo Manga (少女漫画) – Truyện tranh dành cho thiếu nữ ở Nhật Bản

Manga là từ dùng để chỉ truyện tranh Nhật Bản. Trong tiếng Nhật, Manga được viết bằng hai từ 漫画 (mạn họa), có nghĩa là hài hước hoặc tranh châm biếm. Văn hóa Manga có ở Nhật Bản từ rất sớm, manh nha từ thế kỉ XII, ngày nay Manga trở thành loại hình giải trí không chỉ ở Nhật Bản mà phổ biến tại hầu hết các nước trên thế giới. Manga có các thể loại phong phú  như: Shounen (dành cho con trai), Shoujo (dành cho con gái), Josei (dành cho nữ giới nói chung), Kodomo (dành cho trẻ em), Seinen (dành cho người lớn, thanh niên), Yaoi (truyện tranh đồng tính nam), Yuri (truyện tranh đồng tính nữ), Horror (thể loại kinh dị chết chóc), Fantasy (thể loại giả tưởng), Adventure (thể loại mạo hiểm)…



Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)

II. Trợ từ 「が」(ga)



Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)

Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ, liên từ, thán từ, phó từ của tiếng Nga, tiếng Pháp, cũng không ngang hàng với các loại hư từ ngữ pháp, hư từ tình thái trong tiếng Việt, phạm vi "trợ từ tiếng Nhật" rộng hơn bất cứ quan niệm nào về các loại từ bổ trợ nói trên. Có thể nói, trợ từ tiếng Nhật bao gồm tất cả các loại này và được người Nhật gọi chung bằng cái tên "Joshi" (trợ từ).



BIỂU THỨC TỪ CHỐI (Phần 2): Một số nhận xét về việc lựa chọn biểu thức từ chối trong tiếng Nhật

Sau khi phân tích tỉ lệ sử dụng các phương thức, biểu thức từ chối[1], chúng tôi thống kê như sau:



[1] Tham khảo bài “Biểu thức từ chối lời cầu khiến trong tiếng Nhật”, Ngô Hương Lan, Website Nghiên cứu Nhật Bản, Viện NC Đông Bắc Á.



BIỂU THỨC CHỐI LỜI CẦU KHIẾN TRONG TIẾNG NHẬT (Phần 1)

Từ chối (TC) là một hành vi ngôn ngữ (HVNN) có mức độ xâm phạm thể diện cao, do mang tính phủ định đối với mong muốn, ước vọng, lời đề nghị hay ý đồ… của đối tượng giao tiếp nên dễ gây hiểu lầm trong giao tiếp liên văn hóa.   Đối với người Nhật, phương thức TC trực tiếp như “không được”, “không thể”, “không muốn”... ít được sử dụng. Hoặc nếu có sử dụng các cách nói trực tiếp này, thì người Nhật sẽ dùng những lời mào đầu, những từ ậm ờ, và sau cùng, đưa ra những lời hứa để làm mờ đi ý nghĩa từ chối của câu nói. Nói câu bỏ lửng, sử dụng các từ mào đầu, xin lỗi, biện minh, nêu phương án thay thế hoặc lời hứa là những chiến lược từ chối ưa dùng của người Nhật.



ẨM THỰC TRUYỀN THỐNG MIỀN NÚI VÙNG CHUBU NHẬT BẢN

Nhật Bản ngày nay được chia thành 8 vùng là Hokkaido, Kanto, Tohoku, Chubu, Kinki (hay Kansai), Chugoku, Shikoku và Kyushu. Vùng Chubu (Trung bộ) bao gồm các tỉnh Niigata, Toyama, Ishikawa, Fukui, Yamanashi, Nagano, Gifu, Shizuoka và Aichi. Đề cập về văn hóa ẩm thực Nhật Bản ở các vùng còn cho thấy sự đa dạng, đặc sắc trong văn hóa truyền thống của người Nhật mà ẩm thực vùng Chubu là một minh chứng cho điều đó... Tuy nhiên, là vùng gồm nhiều tỉnh có miền núi, đồng bằng và ven biển nên bài viết này chỉ giới hạn trong phạm vi ẩm thực truyền thống ở miền núi Chubu.



SỰ BIẾN ĐỔI VÀ CHÍNH SÁCH BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN CỦA ẨM THỰC, TRANG PHỤC, NHÀ CỬA TRUYỀN THỐNG Ở NHẬT BẢN - KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Văn hóa Nhật Bản với bản sắc riêng rất đậm nét và có vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển, điều đó được biểu hiện rất rõ qua ẩm thực, trang phục, nhà cửa truyền thống của dân tộc này. Trong quá trình đó, yếu tố truyền thống của những lĩnh vực này luôn được lưu giữ, phát triển, song không phải bất biến bởi đó là qui luật khách quan. Điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội, giao lưu văn hóa, phát triển khoa học kỹ thuật và nhận thức của con người đã dẫn đến những biến đổi theo dòng lịch sử. Bởi vậy, việc bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại, giữa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa của văn hóa thế giới từ lâu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chính văn hóa của Nhật Bản.



1 ... 8 9 10 11 12 13 14 15 16 ... 20
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn