GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Văn hoá


TÌM HIỂU GIÁO PHÁI CHÂN LÝ AUM

Người dân xứ sở Mặt Trời Mọc và cả nhân loại hẳn chưa thể quên được vụ tấn công bằng khí độc sarin tại hệ thống ga tàu điện ngầm ở thủ đô Tôkyô của Nhật Bản ngày 20/3/1995, một trong những vụ tấn công khủng bố sinh học kinh hoàng nhất trong lịch sử loài người. Thủ phạm trong vụ việc trên chính là giáo phái Chân lý Aum (Aum Shinrykyo -アウム真理教), ra đời ở Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai và đã nhanh chóng thu hút được một lượng tín đồ khá đông đảo. Chính từ những vụ việc mà giáo phái này gây ra đã tạo ra những tiền đề căn bản để thay đổi thái độ cũng như chính sách tôn giáo của nhà nước Nhật Bản đối với tôn giáo, do đó diễn ra quá trình đổi thay bộ mặt của đời sống tôn giáo Nhật Bản kể từ những năm cuối của thế kỷ hai mươi.



ENGAWA – NÉT ĐỘC ĐÁO TRONG NHÀ TRUYỀN THỐNG NHẬT BẢN

Engawa (縁側) là một nét kiến trúc độc đáo của phong cách nhà Nhật Bản, được tạo ra bằng những tấm gỗ gắn vào phần rìa ngoài của ngôi nhà, là phần ngăn cách giữa nội thất trong nhà với khu vườn bên ngoài nhà. Nó tương tự như ban công trong kiến trúc phương Tây.



Tìm hiểu về Haniwa

“Haniwa” trong tiếng Nhật có nghĩa là “vòng tròn đất sét”, là tên gọi của những tượng nung bằng đất sét được sử dụng trong nghi lễ chôn cất người chết, xuất hiện vào thời kì Kofun (cuối thế kỉ thứ III đến đầu thứ IV). Nó dùng để chỉ những hình trụ bằng đất nung đỏ không tráng men được đặt xung quanh những lăng mộ hoàng gia để bảo vệ đất và chống đỡ cho mái của ngôi mộ. Có lẽ cái tên Haniwa cũng bắt nguồn từ đặc điểm của những hình trụ đó. Đó là những hình trụ rỗng, nếu nhìn vào mặt cắt thiết diện ngang của nó ta thấy giống như hình cái “vòng”. Sau này, ngoài những hình trụ rỗng, người ta còn tìm thấy những tượng bằng đất nung với nhiều hình thù được chôn ở mộ nên Haniwa trở thành thuật ngữ để chỉ những tượng bằng đất nung được chôn ở những ngôi mộ Kofun.



CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA NHẬT BẢN TỪ NĂM 1990 ĐẾN NAY

Ch­iến tranh thế giới thứ II kết thúc đã đưa lịch sử Nhật Bản sang một trang mới. Từ một nước quân phiệt bị bại trận Nhật Bản đã hướng theo con đường phát triển dân chủ kiểu phương Tây. Chỉ trong khoảng thời gian vài thập kỷ, Nhật Bản đã kịp thời khắc phục được những thiếu hụt do chiến tranh để lại và trở thành một cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Trong lĩnh vực quản lí nhà nước, điều đáng chú ý là Nhật Bản đã công bố hiến pháp mới, đặc biệt là hàng loạt các chính sách tôn giáo ra đời thay thế cho những chính sách được ban bố trước chiến tranh.



Lịch sử ngoại giao văn hóa Nhật Bản (Từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II đến cuối thập niên 1970)

Ngoại giao Văn hóa giữ một vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của nhiều quốc gia, là một trong những phương tiện góp phần bảo vệ an ninh, nâng cao hình ảnh, tăng cường ảnh hưởng chính trị của quốc gia đối với quốc tế. Vậy thông qua ngoại giao văn hóa, thế giới có ấn tượng gì với Nhật Bản?



ẢNH HƯỞNG PHẬT GIÁO TRONG VĂN HỌC NHẬT BẢN THỜI CỔ TRUNG ĐẠI

Đối với thế giới, văn hoá Nhật có vị trí khá đặc biệt, chúng ta có thể nhận thấy điều đó qua các biểu hiện hết sức sâu lắng và tinh tế trong thơ văn của đất nước này. Tuy ra đời muộn hơn so với văn học Trung Hoa, nhưng văn học Nhật Bản cũng có những tác phẩm đồ sộ và độc đáo tạo dựng lên nhiều thành tựu to lớn mang đậm dấu ấn và bản sắc văn hoá của “đất nước mặt trời mọc”. Nghiên cứu văn học Nhật Bản; trải qua suốt 12 thế kỷ chúng ta có thể nói đây là một trong những nền văn học giàu nhất thế giới.

Song sự phát triển của văn hóa luôn gắn liền với sự phát triển xã hội. Văn hoá bao gồm các thành tố chính: tôn giáo, tín ngưỡng; văn học; nghệ thuật. Trong suốt tiến trình lịch sử văn hoá, các thành tố này ảnh hưởng và tác động lẫn nhau, tạo nên nền văn hoá riêng biệt của mỗi quốc gia. Theo đó, nền văn học của mỗi quốc gia cũng mang nét đặc trưng riêng. Nhật Bản là quốc gia xuất hiện Phật giáo từ rất sớm, nên sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn học thể hiện rất rõ.



Oda Makoto - Người sáng lập phong trào "Hòa bình cho Việt Nam" ở Nhật Bản

Oda Makoto là một nhà văn, nhà hoạt động vì hoà bình lỗi lạc của Nhật Bản. Đặc biệt, ông còn là một trong những ngư­ời sáng lập ra Be  hei ren (ベ平連), một tổ chức của nhân dân Nhật Bản đấu tranh vì hoà bình cho Việt Nam trong những năm 1965- 1974. Để kỉ niệm 5 năm ngày mất của Oda Makoto (30/07/2007- 30/07/2012), ng­ười bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam, chúng tôi xin giới thiệu vắn tắt về cuộc đời và sự nghiệp của ông.



Sức mạnh tinh thần của người Nhật Bản: Qua trường hợp đối phó với thảm hoạ 11-3-2011

Sức mạnh tinh thần của người Nhật Bản cho đến nay vẫn luôn là đề tài hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu văn hóa. Ngày 11-3-2011, nước Nhật liên tiếp hứng chịu ba thảm họa kinh hoàng: trận động đất lớn hy hữu với cường độ 9,1 độ richter, sóng thần cao hơn 10 mét khiến gần 3 vạn người chết và mất tích, và ngay sau đó là thảm họa rõ rỉ chất phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima I đe dọa hàng trăm ngàn người phải sơ tán trong vòng bán kính 30km. Có thể nói, trong những thời khắc của tháng 3 năm 2011, nhân dân Nhật Bản đã đứng trước thảm họa lớn nhất trong lịch sử nhân loại, đối mặt với cái chết chỉ trong gang tấc. Nhưng, mỗi người dân Nhật Bản đã đứng vững trong sự bình tĩnh, đoàn kết, kỷ luật, kiên cường khiến cả thế giới ngưỡng mộ. Người phương Tây không ngừng bàn đến “văn hóa hổ thẹn”, “lòng trọng danh dự phi phàm” của người Nhật Bản, nhằm minh chứng cho sự bình tĩnh và kiên cường của họ. Người phương Đông thì ca ngợi kỷ luật của một xã hội không cướp bóc, hôi của, không đầu tư, trục lợi. Vậy thì điều gì đã làm nên cách ứng xử phi thường ấy? Có lẽ, chỉ có thể lý giải bằng sức mạnh tinh thần của người Nhật Bản mà ẩn sau nó là đặc trưng tâm lý, văn hóa, tính cách dân tộc đã được hình thành và bồi đắp qua hàng ngàn năm lịch sử. Bài viết sẽ thông qua các ví dụ minh họa về cách ứng xử của người Nhật trong thảm họa này để tìm hiểu cội nguồn của sức mạnh dân tộc Nhật Bản.



Nhật Bản dự định đề nghị công nhận WASHOKU (món ăn Nhật Bản) là di sản văn hoá phi vật thể thế giới

Ban Di sản Văn hóa thuộc Ủy  ban điều tra Văn hóa Nhật Bản mới đây đã trình Chính phủ đề án đề nghị UNESCO công nhận Washoku  (和食- Hoà thực, món ăn Nhật) là Di sản Văn hóa phi vật thể Thế giới. Đề án đang đợi quyết định chính thức từ các cơ quan chính phủ có thẩm quyền như Cục Văn hóa, Bộ Ngoại giao vào tháng 3. Nếu nhanh chóng, đến mùa thu năm sau mới có câu trả lời.



BIỂU TƯỢNG ÂM THANH CỦA MÙA HÈ NHẬT BẢN
Có rất nhiều biểu tượng mà người dân Nhật Bản đề cập tới trong mùa hè như: Furin (chuông gió), hanabi (pháo hoa), cảnh bình minh (morning glories) nhưng có lẽ để chỉ ra nét đặc trưng

1 ... 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn