GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Quan hệ Quốc tế


Dư luận và báo chí Nhật Bản nói gì về việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD- 981 vào khai thác dầu trái phép tại thềm lục địa Việt Nam

Từ ngày 02/5/2014, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương - 981  cùng hơn 80 tàu các loại trong đó có cả tàu hộ vệ tên lửa và tàu tên lửa tấn công nhanh để bảo vệ việc hạ đặt trái phép giàn khoan này tại vị trí cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý, nằm hoàn toàn bên trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được xác định theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Điều này làm dấy lên sự quan ngại sâu sắc của cộng đồng quốc tế trong đó có dư luận Nhật Bản về hành động ngang ngược của Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng tranh chấp tại Biển Đông.



Những nhân tố thúc đẩy sự can dự của Nhật Bản vào tiểu vùng sông Mê kông từ năm 2000 đến nay (p.1)

Bước vào thập niên 2000, chính sách của Nhật Bản đổi với Tiểu vùng sông Mê Kông có sự chuyển hướng lớn - Nhật Bản đã thực sự tăng cường sự can dự của mình vào khu vực này. Có một số nhân tố thúc đẩy sự gia tăng can dự của Nhật Bản vào tiểu vùng. Ngoài các nhân tố cũ như: Tiểu vùng sông Mê Kông là khu vực có tiềm năng phát triển, hấp dẫn nguồn đầu tư và buôn bán của Nhật Bản, có vị trí địa - chính trị quan trọng tại Đông Nam Á lục địa; là khu vực mà thông qua đó, Nhật Bản có thể gây ảnh hưởng chính trị đến toàn bộ Đông Nam Á (như trong việc giải quyết vấn đề Campuchia), nâng cao vai trò chính trị, kinh tế của Nhật Bản tại đây có thể giúp cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực này…, còn có một số nhân tố mới thúc đẩy sự hiện diện của Nhật Bản ở khu vực này.



Tác động từ sự can dự vào tiểu vùng sông Mê Kông của Nhật Bản và gợi ý chính sách cho Việt Nam

Sự gia tăng can dự của Nhật Bản vào tiểu vùng Mê Kông trên tất cả các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế, văn hóa - xã hội như đã phân tích ở phần trên, có thể nói, đã tác động tích cực, đem lại cơ hội và nguồn tài chính to lớn cho sự phát triển của tiểu vùng Mê kông.



NHẬT - MỸ CỦNG CỐ LIÊN MINH SONG PHƯƠNG

Ngày 24/4/2014, cuộc gặp thượng đỉnh giữa thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Barack Obama đã diễn ra tại Tokyo. Đây là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của một tổng thống Mỹ đến Nhật Bản kể từ khi Tổng thống Bill Clinton tới Nhật Bản cách đây 18 năm. Cuộc gặp lần này rất quan trọng bởi dù quan hệ hai nước Nhật Bản và Mỹ đang khá tốt đẹp song hai bên bắt đầu có thái độ hoài nghi. Các chính trị gia Nhật Bản không muốn thấy Mỹ chỉ là người đứng quan sát thờ ơ mà phải thực sự có hành động trước Trung Quốc đang ngày càng tỏ ra quả quyết tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Trước tình hình Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraina, người ta đang có cảm giác dường như Mỹ chẳng có giải pháp nào để buộc Nga phải lùi bước. Điều này càng làm gia tăng sự bất an ở Nhật Bản và các nước châu Á khác bởi nguy cơ Bắc Kinh sẽ noi gương Nga sử dụng vũ lực để thực hiện những tuyên bố chủ quyền trên biển Hoa Đông và biển Đông. Trong khi đó, mặc dù Mỹ đã đề nghị hạn chế đến thăm đền Yasukuni nhưng trước chuyến thăm của ông Obama 2 hôm, ngày 21/4, Thủ tướng Abe và một số quan chức đã dâng đồ cúng tại ngôi đền gây nhiều tranh cãi này. Liên quan đến khủng hoảng Ukraina Mỹ cho rằng Nhật Bản đang muốn xích lại gần Nga và đã không đưa ra biện pháp mạnh để trừng phạt Nga. Quan chức Mỹ dường như nghĩ rằng Nhật lo sợ ảnh hưởng của Mỹ đang yếu đi và bắt đầu tự mình hành động.



Sự can dự của Nhật Bản vào Tiểu vùng sông Mê kông trong lĩnh vực văn hóa - xã hội

Mở rộng giao lưu con người giữa Nhật Bản và các nước tiểu vùng sông Mê kông là một trong những phương thức “can dự” của Nhật Bản vào khu vực này trong lĩnh vực văn hóa - xã hội. Từ năm 2010, Nhật Bản đã bắt đầu thực hiện sáng kiến trong 3 năm mời 30.000 thanh thiếu niên các nước Mê kông sang giao lưu và học tập tại Nhật. Tại Hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản - Mê kông lần thứ nhất vào tháng 1/2008, phương châm thúc đẩy giao lưu thanh thiếu niên Nhật Bản - Mê kông đã được đưa ra, hướng tới mục tiêu trong 5 năm tiếp nhận hơn 1 vạn người sang Nhật Bản.



Bước đầu trong tiến trình cải thiện quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc

Từ khi lên nắm quyền vào cuối năm 2012, Thủ tướng Shinzo Abe đã nỗ lực tăng cường ngoại giao với nhiều quốc gia, song mối quan hệ giữa Nhật Bản và nước láng giềng Hàn Quốc vẫn lạnh nhạt. Khi bà Park Geun-Hye đắc cử tổng thống ngày 19/12/2012, ông Abe chỉ cử chính trị gia của LDP, ông Fukushiro Nukuga, sang gặp gỡ tân tổng thống vào tháng 1 năm 2013. Ông Abe đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo của tất cả 10 nước Đông Nam Á, 5 lần gặp gỡ Tổng thống Putin, song chưa bao gặp gỡ trực tiếp với người đồng cấp phía Hàn Quốc. Bên cạnh đó, việc ông Abe thăm ngôi đền chiến tranh  Yasukuni ngày 26 tháng 12 năm ngoái cũng gây phản ứng từ phía Hàn Quốc và làm cho mối quan hệ hai nước thêm phần xấu đi.



Quan hệ thương mại giữa Nhật Bản và tiểu vùng sông Mê kông

Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 2 của ASEAN, sau Trung Quốc. Kim ngạch thương mại của ASEAN với Nhật Bản đạt 221,9 tỉ USD (năm 2010), chiếm 13,7% tổng kim ngạch thương mại của khu vực này đối với toàn thế giới, là 1.576,1 tỉ USD. Nhật Bản cũng là quốc gia đầu tư lớn thứ 2 cho ASEAN với 16,3 tỉ USD, chiếm 12,2% tổng kim ngạch đầu tư của thế giới là 160,7 tỉ USD, chỉ sau EU. Đối với Nhật Bản, ASEAN cũng là một đối tác thương mại không kém phần quan trọng. ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ hai của Nhật Bản với kim ngạch 18,7 nghìn tỉ yên, chiếm 6,3% trên tổng số 128 nghìn tỉ yên.



Tầm cao mới của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản

Nhân chuyến thăm cấp nhà nước tới Nhật Bản của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung về việc nâng tầm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản thành quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á. Sự kiện chính trị có ý nghĩa chiến lược sâu sắc này tạo bước ngoặt lớn, nâng tầm quan hệ hai nước lên bước phát triển mới, phù hợp lợi ích cơ bản và lâu dài, đồng thời đáp ứng nguyện vọng chung thiết tha của nhân dân hai nước, đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.



Nhật Bản với vấn đề khủng hoảng Ukraina

Khủng hoảng Ukraina đã dẫn tới bất đồng giữa Nga và Mỹ. Những gì Nga đang làm tại Ukraina được xem như thách thức trực tiếp đối với trật tự thế giới do Mỹ chi phối. Chỉ vài giờ sau lời cảnh báo của Nhà Trắng về việc Nga quyết định can thiệp vào Ukraina, ông Putin đã điều quân tới Crimea. Mỹ lên tiếng chỉ trích Nga và gọi hành động của nước này là bất hợp pháp và tuyên bố sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế với Moskova.



Tuyên bố chung Việt Nam-Nhật Bản về thiết lập quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở Châu Á

1) Nhận lời mời của Nhật Bản, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang và Phu nhân đã thăm cấp Nhà nước tới Nhật Bản từ ngày 16-19/03/2014. Trong thời gian chuyến thăm, Nhà Vua Nhật Bản và Hoàng Hậu đã long trọng tổ chức Lễ đón và Quốc yến chào mừng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chân thành cảm ơn Nhà Vua và Hoàng Hậu, Chính Phủ và nhân dân Nhật Bản đã dành cho đoàn sự tiếp đón trọng thị và nồng nhiệt.



1 ... 7 8 9 10 11 12 13 14 15 ... 21
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn