GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

MỘT SỐ ĐIỂM NỔI BẬT CỦA NHẬT BẢN TRONG THÁNG 5

Đăng ngày: 8-06-2020, 23:27

Tình trạng khẩn cấp từng bước được dỡ bỏ

Để ngăn ngừa lây lan Covid-19, tình trạng khẩn cấp được áp dụng trên toàn Nhật Bản từ ngày 16/4 và dự kiến kéo dài tới cuối tháng 5. Tuy nhiên, với tình hình lượng người nhiễm giảm, đến ngày 22 tháng 5, 42 trên tổng số 47 tỉnh thành đã được dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp, chỉ còn Tokyo, Kanagawa, Chiba, Saitama và Hokkaido vẫn trong tình trạng khẩn cấp. Ngày 25 tháng 5, tình trạng khẩn cấp chính thức được dỡ bỏ ở tất cả các địa phương trên cả nước, chính phủ Nhật Bản đang có kế hoạch ban hành hướng dẫn cơ bản về việc nối lại các hoạt động kinh tế và xã hội.

Xuất nhập khẩu giảm

Xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 4 giảm 21,9% so với cùng kỳ năm ngoái, ghi nhận mức sụt giảm mạnh nhất trong hơn 10 năm qua. Số liệu thương mại do Bộ Tài chính Nhật Bản công bố cho thấy xuất khẩu trong tháng 4 đạt khoảng 5,2 nghìn tỷ yên (khoảng 48 tỷ đôla). Xuất khẩu giảm mạnh nhất kể từ tháng 10/2009 sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tính theo khu vực, xuất khẩu sang Mỹ giảm 37,8%, sang Liên minh châu Âu (EU) giảm 28%.

Trong khi đó, nhập khẩu trong tháng 4 giảm 7,2% so với 1 năm trước. Nhập khẩu đạt khoảng 6,1 nghìn tỷ yên (khoảng 57 tỷ đôla). Tuy nhiên, nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 11,7%, lần đầu tiên trong 9 tháng qua. Nhập khẩu đồ dệt may từ Trung Quốc, bao gồm cả khẩu trang, tăng gấp 3 lần so với năm ngoái. Tính tổng hợp, thương mại Nhật Bản trong tháng 4 thâm hụt khoảng hơn 930 tỷ yên (khoảng 8,6 tỷ đôla)[1].

Chỉ số giá tiêu dùng giảm

Chỉ số giá tiêu dùng CPI không bao gồm thực phẩm tươi sống được Bộ Nội vụ công bố tháng trước là 101,6 với mức 100 của năm 2015, giảm 0,2% so với cùng tháng năm ngoái và là lần đầu tiên giảm sau 3 năm 4 tháng. Do nhu cầu giảm, giá dầu thô giảm, giá xăng giảm 9,6% và dầu hỏa giảm 9,1%. Liên quan đến lo ngại về giảm phát, Bộ trưởng Tái thiết kinh tế Nishimura Yasutoshi bày tỏ quyết tâm không để giảm phát quay trở lại. Bộ cùng với chính phủ hướng tới mục tiêu thoát khỏi giảm phát và tăng giá vừa phải trong[2].

GDP giảm 2 quý liên tiếp

Ảnh hưởng của Covid-19 khiến tiêu dùng cá nhân, xuất khẩu giảm mạnh, GDP thực từ tháng 1 đến tháng 3 giảm 0,9% so với 3 tháng trước đó, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm 2019. Tháng 10-12 năm 2019, GDP giảm 7,3% so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của việc tăng thuế tiêu dùng. Như vậy, GDP tăng trưởng âm 2 quý liên tiếp. Tháng 4, Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp, dự báo GDP tháng 4-6 còn tồi tệ hơn nữa, thậm chí sự suy giảm có thể hơn cả thời điểm sau cú sốc Lehman năm 2008[3].

Hình 1: Tỷ lệ tăng GDP

Đơn vị %

MỘT SỐ ĐIỂM NỔI BẬT CỦA NHẬT BẢN TRONG THÁNG 5

Nguồn: NHK

Tỷ lệ ủng hộ chính quyền thủ tướng Abe giảm

Hình 2: Tỷ lệ ủng hộ nội các Thủ tướng Abe năm 2020

Đơn vị %

MỘT SỐ ĐIỂM NỔI BẬT CỦA NHẬT BẢN TRONG THÁNG 5

Nguồn: NHK

Trong tháng 5, tỷ lệ ủng hộ nội các thủ tướng Abe giảm 2 điểm % so với tháng 4 xuống 37%, tỷ lệ không ủng hộ tăng 7 điểm % so với tháng 4 lên 45%. Lần đầu tiên tỷ lệ không ủng hộ cao hơn tỷ lệ ủng hộ kể từ tháng 6 năm 2018. Về việc chính phủ xem xét lại việc hỗ trợ 30 vạn Yên cho các hộ gia đình bị giảm thu nhập tháng ở mức nào đó và quyết định hỗ trợ toàn dân mỗi người 10 vạn Yên, 61% cho rằng đây là biện pháp thích hợp, 26% cho là không thích hợp[4].

Xu hướng chuyển cơ sở sản xuất ra ngoài Trung Quốc

Tác động của Covid-19 cho thấy rõ nguy cơ phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc đối với chuỗi cung ứng sản xuất. Nhật Bản triển khai chương trình trị giá 23,5 tỷ Yen (220 triệu USD), được tích hợp vào gói kích thích kinh tế khẩn cấp của Chính phủ Nhật Bản nhằm giúp các công ty đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ bằng việc hỗ trợ tài chính để xây dựng các cơ sở sản xuất cũng như những nghiên cứu khả thi tại các nước thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Thực tế, không phải từ khi xảy ra dịch Covid-19, trước đó các công ty Nhật Bản đã có nhu cầu chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc theo chiến lược “China plus one”, nhằm củng cố chuỗi cung ứng tăng cường hệ thống quản lý khủng hoảng và phân hóa rủi ro. Không chỉ các công ty Nhật Bản, các công ty Trung Quốc cũng chuyển nhà máy sản xuất ra bên ngoài Trung Quốc.

Điểm chuyển đến khác nhau, các mục tiêu di dời là các sản phẩm và quy trình sử dụng nhiều lao động và dường như Việt Nam được lựa chọn vì chi phí lao động thấp. Xu hướng này thể hiện rõ ở các công ty Trung Quốc. Ngoài Việt Nam, nơi thường được chọn là Thái Lan và Mexico. Đây được coi là kết quả của việc đánh giá chiều sâu sản xuất công nghiệp và khả năng tiếp cận tốt vào thị trường Mỹ, thường được tìm thấy trong các công ty liên doanh với khả năng công nghệ nhất định.

Mặt khác, có rất ít trường hợp các công ty Hàn Quốc di dời các nhà máy của họ do va chạm thương mại Mỹ-Trung. Bởi thực tế là các công ty Hàn Quốc đã bắt đầu điều chỉnh sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc trước va chạm thương mại. Điện tử Samsung bắt đầu vận hành nhà máy tại Việt Nam vào năm 2009 để mở rộng sản xuất và xuất khẩu, trong khi năng lực sản xuất tại Trung Quốc đã giảm đáng kể do sự sụt giảm thị phần. Công ty duy trì 20% thị phần thị trường điện thoại thông minh Trung Quốc trong một khoảng thời gian, nhưng kể từ khi giảm xuống dưới 1% vào năm 2018, Samsung đã kết thúc sản xuất tại Trung Quốc vào tháng 10 năm 2019.

Một số công ty Nhật Bản đã chuyển sản xuất sang các nước ngoài Trung Quốc[5]

MỘT SỐ ĐIỂM NỔI BẬT CỦA NHẬT BẢN TRONG THÁNG 5

Theo JETRO, có một số vấn đề liên quan đến môi trường đầu tư mà công ty Nhật Bản gặp phải tại Việt Nam như sau[6].

MỘT SỐ ĐIỂM NỔI BẬT CỦA NHẬT BẢN TRONG THÁNG 5

Nguồn: JETRO

Việt Nam có dân số lớn thứ ba (95 triệu) trong ASEAN, nhưng thật khó để so sánh với Trung Quốc, nơi có dân số 1,4 tỷ người, tiếp tục cung cấp lực lượng lao động rẻ và dồi dào. Va chạm thương mại Mỹ-Trung và dịch Covid-19 đang tác động rất lớn, nếu cải thiện môi trường đầu tư có khả năng Việt Nam sẽ thu hút ngày càng nhiều làn sóng đầu tư của công ty nước ngoài.

Phan Cao Nhật Anh

Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

[1] 4月の輸出額 前年同月比 21.9%減 輸入額 7.2%減 貿易統計, truy cập ngày 22/5/2020 tại https://www3.nhk.or.jp/news/html/20200521/k10012438601000.html?utm_int=word_contents_list-items_021&word_result=%E6%96%B0%E5%9E%8B%E3%82%B3%E3%83%AD%E3%83%8A%20%E7%B5%8C%E6%B8%88%E5%BD%B1%E9%9F%BF

[2] 消費者物価指数 3年4か月ぶりのマイナス 新型コロナ影響, truy cập ngày 22/5/2020 tại https://www3.nhk.or.jp/news/html/20200522/k10012440151000.html?utm_int=word_contents_list-items_001&word_result=%E6%96%B0%E5%9E%8B%E3%82%B3%E3%83%AD%E3%83%8A%20%E7%B5%8C%E6%B8%88%E5%BD%B1%E9%9F%BF

[3] 1~3月期GDP 年率-3.4% 2期連続のマイナス コロナ影響, truy cập ngày 20/05/2020 tại https://www3.nhk.or.jp/news/html/20200518/k10012434311000.html?utm_int=word_contents_list-items_018&word_result=%E6%96%B0%E5%9E%8B%E3%82%B3%E3%83%AD%E3%83%8A%20%E7%B5%8C%E6%B8%88%E5%BD%B1%E9%9F%BF

[4] 内閣支持率, truy cập ngày 22/05/2020 tại https://www.nhk.or.jp/senkyo/shijiritsu/?utm_int=special_contents_list-items_017

[5] Miura Yuzi, 米中貿易摩擦とコロナ禍はサプライチェーンをどう変えるのか, 月 刊 資本市場 4/2020 (No. 416), pp.54-61

[6] ポストチャイナの筆頭、ベトナムの最前線, truy cập ngày 22/5/2020 tại https://www.jetro.go.jp/biz/areareports/special/2019/1201/4dcfd9b37454d0aa.html

 

 

 

Tin tức khác

BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 2 NĂM 2025
BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 2 NĂM 2025

Thâm hụt thương mại của Nhật Bản tăng đáng kể lên 2.758,78 tỷ yên vào tháng 1 năm 2025 từ 1.766,54 tỷ yên cùng kỳ năm trước, vượt quá sự đồng thuận ...

BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 1 NĂM 2025
BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 1 NĂM 2025

Thặng dư thương mại của Nhật Bản tăng vọt lên 130,94 tỷ yên vào tháng 12 năm 2024 từ 32,35 t ...

CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ GIA TĂNG Ở NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ CĂNG THẲNG
CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ GIA TĂNG Ở NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ CĂNG THẲNG

Các khoản vay tiêu dùng tăng vọt và tiền lương trì trệ dẫn đến khó khăn tài chính kỷ lục trong các hộ gia đình. Ngày càng nhiều người Nhật phải vật ...

BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 12 NĂM 2024
BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 12 NĂM 2024

Thâm hụt thương mại của Nhật Bản giảm xuống còn 117,62 tỷ yên vào tháng 11 năm 2024 từ mức 813,87 yên cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu mức thâm hụt thươ ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn