GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

KINH TẾ NHẬT BẢN PHỤC HỒI CHẬM?

Đăng ngày: 25-02-2021, 01:44

Kéo dài tình trạng khẩn cấp tại 10 tỉnh

Chính phủ Nhật Bản đã kéo dài tình trạng khẩn cấp do Covid-19 thêm 1 tháng nữa đối với 10 tỉnh, vốn hết hạn vào ngày 7/2, đến hết ngày 7/3. 10 tỉnh này là Tokyo, Kanagawa, Chiba, Saitama, Osaka, Kyoto, Hyogo, Aichi, Gifu và Fukuoka. Hiện tại, do số ca nhiễm mới đang giảm tại một số khu vực, chính phủ đang cân nhắc xem có thể dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp tại một số tỉnh hay không.

Thâm hụt thương mại trong tháng 1 năm 2021

Theo số liệu thống kê thương mại do Bộ Tài chính công bố ngày 17/2/2021, giá trị xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 1/2021 là 5.779,8 tỷ yên, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2020, là tháng tăng thứ hai liên tiếp.

Do xuất khẩu sang châu Á tăng, số lượng thiết bị sản xuất chất bán dẫn và chất dẻo tăng lên, đặc biệt là sang Trung Quốc, cao hơn 37,5% so với cùng tháng năm trước. Đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ tháng 4 năm 2010 (tăng 41,3%). Tuy nhiên, do sự lây lan Covid-19, xuất khẩu sang Mỹ giảm 4,8% so với cùng tháng năm 2020 do các bộ phận máy bay và phụ tùng ô tô giảm. Đây là tháng giảm thứ ba liên tiếp, và biên độ giảm đã tăng so với 0,7% của tháng 12 năm 2020. Doanh số bán ô tô sang Liên minh châu Âu EU cũng giảm, dẫn đến mức giảm 1,6%.

Mặt khác, giá trị nhập khẩu của Nhật Bản trong tháng 1 là 6.103,7 tỷ yên, giảm 9,5% so với cùng tháng năm 2020 do giá dầu thô giảm. Kết quả là, cán cân thương mại tháng 1 thâm hụt 323,9 tỷ yên, mức thâm hụt thương mại đầu tiên trong bảy tháng[1].

GDP năm 2020 giảm 4,8%

Tăng trưởng GDP Nhật Bản trong năm 2020 là -4,8% so với năm 2019, lần đầu tiên tăng trưởng âm sau 11 năm, kể từ năm 2009, thời điểm sau cú sốc Lehman.

Tính theo quý của năm 2020, GDP quý 1 là -2,2%, khi sự lây nhiễm bắt đầu lây lan. Quý 2 là -29,3%, khi tình trạng khẩn cấp đầu tiên được ban bố, mức giảm kỷ lục. Sau đó, GDP quý 3 tăng đáng kể lên 22,7%. Số liệu quý 4 năm 2020 được công bố vào ngày 15/2/2021, "Chiến dịch Go To" đã thúc đẩy tiêu dùng cá nhân và phong trào đầu tư vốn doanh nghiệp quay trở lại, vì vậy GDP đã tăng 12,7%, tăng trưởng dương hai kỳ liên tiếp.

So sánh với các quốc gia trên thế giới

- Tại Hoa Kỳ, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của năm 2020 là -3,5%, mức giảm lớn nhất trong 74 năm kể từ năm 1946, ngay sau Thế chiến II.

- Tại 19 quốc gia trong khu vực đồng euro như Đức và Pháp, con số này là -6,8%, mức giảm lớn nhất kể từ năm 1996 khi số liệu thống kê bắt đầu được thu thập.

- Trung Quốc duy trì mức tăng trưởng dương 2,3%, nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn ở mức thấp nhất trong 44 năm kể từ năm 1976[2].

Hình 1: Tăng trưởng GDP các nước năm 2020

Đơn vị %

KINH TẾ NHẬT BẢN PHỤC HỒI CHẬM?

Nguồn: NHK

Ông Nishimura, Bộ trưởng phụ trách phục hồi kinh tế Nhật Bản nhấn mạnh "Trước hết, ưu tiên hàng đầu cho việc kiểm soát sự lây lan của bệnh lây nhiễm, và sau đó sẽ dần dần nới lỏng các hạn chế và thúc đẩy nền kinh tế".

GDP quý 4 năm 2020 tăng trưởng dương, tiêu dùng cá nhân đã tích cực hơn và đầu tư vốn đang từ đáy tăng lên. Đây là dấu hiệu về khả năng phục hồi tiềm tàng của nền kinh tế Nhật Bản. Với mức giảm -4,8% năm 2020, kinh tế Nhật Bản đang trên chặng đường phục hồi. Do tuyên bố trình trạng khẩn cấp, tình hình vẫn đang trầm trọng, đặc biệt là trong ngành thực phẩm và đồ uống, lưu trú và dịch vụ.

Triển vọng

Suy thoái kinh tế là khó tránh khỏi trong giai đoạn quý 1 năm 2021 do tình trạng khẩn cấp được ban hành trở lại. Theo xu hướng này, có thể đánh giá việc tình trạng khẩn cấp ở 10 tỉnh sẽ tiếp tục cho đến ngày 7 tháng 3. Mặc dù sự suy giảm trong hoạt động kinh tế là nhỏ so với quý 2 năm 2020 do các khu vực và ngành bị yêu cầu rút ngắn giờ làm việc được hạn chế, nhưng khả năng GDP quý 1 giảm 10% so với cùng kỳ năm 2020 bởi tiêu dùng cá nhân suy giảm do hạn chế hoạt động kéo dài. Có khả năng số người thất nghiệp, phá sản và đóng cửa kinh doanh sẽ tăng lên, tập trung vào các dịch vụ cho cá nhân như ăn uống và khách sạn.

Nếu sự lây nhiễm không lắng xuống, lo ngại rằng các công ty và chủ doanh nghiệp sẽ mất kỳ vọng vào sự phục hồi nguồn cầu và nền kinh tế, và họ sẽ thực hiện các bước để điều chỉnh việc làm và giảm đầu tư vốn. Ví dụ, nếu tâm trạng cho rằng khoảng thời gian sống chung với Covid-19 sẽ kéo dài hơn dự kiến sẽ lan rộng trong các công ty và chủ sở hữu doanh nghiệp, không chỉ việc đóng cửa cửa hàng và cắt giảm hoạt động kinh doanh mà còn cả những chuyển động tiêu cực như đóng cửa kinh doanh, rút tiền khỏi doanh nghiệp và phá sản tăng, làm suy giảm nền kinh tế hơn nữa.

Trong trường hợp tình trạng khẩn cấp được dỡ bỏ theo kế hoạch của chính phủ, mức độ hoạt động kinh tế sẽ phục hồi trong giai đoạn quý 2, có thể dẫn đến tăng trưởng tích cực cao hơn. Tuy nhiên, sau mùa hè, tốc độ tăng trưởng chậm lại. Có vẻ như rất khó để chấm dứt hoàn toàn nạn dịch Covid-19, và cần thời gian để phổ biến vắc-xin, vì vậy không thể mong đợi sự phục hồi kinh tế nhanh chóng. GDP sẽ chuyển sang tăng trưởng dương 3,7% vào năm 2021 và + 1,8% vào năm 2022, nhưng nó vẫn yếu do sự phục hồi từ sự suy giảm vào năm 2020 và dự kiến GDP sẽ phục hồi ở mức cao nhất trước khi xảy ra dịch Covid-19 vào năm 2023[3].

Kinh tế Nhật Bản phục hồi chậm?

Trong nền kinh tế thế giới sau cuộc khủng hoảng Covid-19, sự chậm chạp của Nhật Bản đã trở nên đáng chú ý. Bên cạnh việc số người nhiễm thấp so với các nước, Nhật Bản đã cố gắng xoay chuyển nền kinh tế bằng cách thực hiện các biện pháp kích thích kinh tế quy mô lớn như Chiến dịch GoTo. Vậy tại sao suy thoái kinh tế lại nghiêm trọng chỉ ở Nhật Bản?

Theo triển vọng kinh tế toàn cầu do IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế) công bố vào ngày 26 tháng 1 năm 2021, tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2021 sẽ là + 5,5%. Mỹ tăng 5,1%, Châu Âu (Eurozone) tăng 4,2%, Vương quốc Anh tăng 4,5%, Trung Quốc tăng 8,1%, nhưng Nhật Bản chỉ tăng 3,1%. Hơn nữa, mức suy giảm trong năm 2020 là -4,8%, ít hơn một chút so với châu Âu (- 6,8%), các quốc gia đã bị phong tỏa nghiêm trọng, nhưng tồi tệ hơn đáng kể so với Mỹ (-3,5%).

Không giống như châu Âu, Nhật Bản không áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt đối với Covid-19. Mặc dù có tranh luận gay gắt về việc đóng cửa trong nước, Nhật Bản đã không áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt vì nền kinh tế, và kể từ đó, họ đã kích thích nền kinh tế bằng cách thực hiện các chiến dịch Go To có rủi ro cao.

Tuy nhiên, Nhật Bản chịu tác động kinh tế lớn hơn so với phương Tây, nơi tình trạng lây nhiễm nặng hơn nhiều. Trên thực tế, một hiện tượng tương tự đã được quan sát vào thời điểm xảy ra cú sốc Lehman. Cú sốc Lehman có tác động lớn đến nền kinh tế của mỗi quốc gia, nhưng tốc độ tăng trưởng trung bình trong 5 năm sau đó ở mức 2% tại nhiều nước lớn, nhưng chỉ khoảng 1,5% ở Nhật Bản.

Chỉ có Nhật Bản là dễ bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế và phục hồi chậm, nhưng điều này liên quan đến các vấn đề cơ cấu của nền kinh tế Nhật Bản. Các công ty Nhật Bản đã quay lưng lại với việc tin học hóa doanh nghiệp khời đầu từ những năm 1990 và tuân thủ mô hình kinh doanh thông thường. Cùng với đó, năng suất lao động của Nhật Bản, vốn đã thấp nhất trong các nước phát triển, đã giảm thêm, và nền kinh tế nói chung tiếp tục rơi vào tình trạng không vững chắc.

Nói cách khác, nhiều công ty Nhật Bản có mô hình kinh doanh dựa trên các hoạt động có giá trị gia tăng thấp, không phù hợp với thời đại, và đây là nguyên nhân khiến họ dễ bị khủng hoảng. Ví dụ, nhu cầu làm việc từ xa đã được chỉ ra từ lâu trước Covid-19, nhưng nó hiếm khi được giới thiệu bởi các công ty Nhật Bản. Ngay cả sau Covid-19, tỷ lệ triển khai công việc từ xa của Nhật Bản là khoảng 31%, thấp hơn đáng kể so với Hoa Kỳ (61%), Trung Quốc (75%), Vương quốc Anh (55%) và Đức (50%) (theo Viện nghiên cứu Nomura) ... Vì sự chậm trễ trong việc số hóa ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, nên nó đương nhiên ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng trong tương lai[4].

Thay đổi mô hình kinh doanh không phải là một nhiệm vụ dễ dàng đối với bất kỳ quốc gia nào, và các quốc gia nước ngoài đã và đang nỗ lực không ngừng để chuyển dịch công nghệ thông tin kinh doanh của họ. Dịch bệnh hiện tại ở Nhật Bản, mặc dù số lượng ca nhiễm thấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, nhắc nhở thực tế tự nhiên rằng ứng phó với khủng hoảng là một phần mở rộng của các hoạt động hàng ngày.

Phan Cao Nhật Anh

Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á

 

[1] 1月の貿易統計 輸出額 2か月連続増加 貿易収支 7か月ぶり赤字, https://www3.nhk.or.jp/news/html/20210217/k10012871701000.html, ngày 17/2/2021

[2] GDP 経済指標は立ち直りの動きも 去年1年間は11年ぶりマイナス, https://www3.nhk.or.jp/news/html/20210215/k10012863481000.html?utm_int=detail_contents_news-related_001, ngày 15/2/2021

[3] 2020~2022年度改訂見通し― GDP水準がコロナ前に戻るのは2023年度に ―, https://www.jri.co.jp/page.jsp?id=38291, ngày 15/2/2021

[4] なぜ経済危機のたびに、日本だけ回復が遅れるのか, https://www.newsweekjapan.jp/kaya/2021/02/ga_2.php, ngày 11/2/2021

Tin tức khác

BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 2 NĂM 2025
BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 2 NĂM 2025

Thâm hụt thương mại của Nhật Bản tăng đáng kể lên 2.758,78 tỷ yên vào tháng 1 năm 2025 từ 1.766,54 tỷ yên cùng kỳ năm trước, vượt quá sự đồng thuận ...

BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 1 NĂM 2025
BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 1 NĂM 2025

Thặng dư thương mại của Nhật Bản tăng vọt lên 130,94 tỷ yên vào tháng 12 năm 2024 từ 32,35 t ...

CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ GIA TĂNG Ở NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ CĂNG THẲNG
CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ GIA TĂNG Ở NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ CĂNG THẲNG

Các khoản vay tiêu dùng tăng vọt và tiền lương trì trệ dẫn đến khó khăn tài chính kỷ lục trong các hộ gia đình. Ngày càng nhiều người Nhật phải vật ...

BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 12 NĂM 2024
BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 12 NĂM 2024

Thâm hụt thương mại của Nhật Bản giảm xuống còn 117,62 tỷ yên vào tháng 11 năm 2024 từ mức 813,87 yên cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu mức thâm hụt thươ ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn