GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-XÃ HỘI NHẬT BẢN NỔI BẬT THÁNG 3

Đăng ngày: 25-03-2021, 16:18

1. Covid-19 khiến Olympic Nhật Bản tổ chức không có khán giả nước ngoài

Ngày 7/3 là hạn kết thúc tình trạng khẩn cấp tại 10 tỉnh: Tokyo, Kanagawa, Chiba, Saitama, Osaka, Kyoto, Hyogo, Aichi, Gifu và Fukuoka. Dựa trên tình hình Covid-19, Chính phủ Nhật Bản đã gia hạn tình trạng khẩn cấp do Covid-19 thêm 2 tuần, đến ngày 21/3 đối với Tokyo và 3 tỉnh lân cận là Chiba, Saitama và Kanagawa. Khoảng thời gian này là cần thiết để ngăn vi-rút lây lan, cũng như đánh giá tình hình một cách cẩn thận hơn. Tình trạng khẩn cấp lần 2 tại 4 tỉnh này kéo dài từ khi ban hành ngày 7/1/2021 đến khi được gỡ bỏ ngày 21/3/2021, nhưng vẫn yêu cầu hạn chế số lượng người đối với các sự kiện lớn.

Tuy nhiên, do dịch bệnh vẫn lây lan, Nhật Bản quyết định khán giả nước ngoài sẽ không được tham dự Olympic. Nếu Olympic được tổ chức như bình thường, dự tính chi tiêu của người tham gia và khách dự khán là 207,9 tỷ Yen. Nếu không có khách nước ngoài dự khán sẽ khoảng 140-150 tỷ Yen, đồng nghĩa với việc giảm khoảng 60-70 tỷ Yen. Trong trường hợp không có khách nước ngoài và hạn chế 50% quy mô khách Nhật Bản dự khán, tiêu dùng sẽ giảm đến 130 tỷ Yen[1].

2. Cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phòng dịch bị phá vỡ

Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế trong quý 4 năm 2020 là cao, nhưng không thể đánh giá đây là điều tốt. Đó là do việc kích hoạt các hoạt động kinh tế như vậy đã dẫn đến làn sóng lây lan thứ ba, và sau đó thực hiện các biện pháp kiểm soát lây nhiễm, chẳng hạn như tạm dừng chiến dịch Go To, tuyên bố tình trạng khẩn cấp lần 2 vào đầu năm 2021. Do ưu tiên mở rộng kinh tế ngay lập tức, sự cân bằng giữa việc ngăn ngừa lây lan Covid-19 và hoạt động kinh tế đã bị mất đi, và nền kinh tế trở nên tồi tệ.

Tiêu dùng giảm. Khảo sát xu hướng tiêu dùng dựa trên thông tin sử dụng thẻ tín dụng, chỉ số này trong nửa cuối tháng 2 đã giảm hơn 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo lĩnh vực: Khách sạn là -46,7%, Du lịch là -40,1%, Ăn nhà hàng là -39,1%, Giao thông vận tải là -36,0%. Điểm tích cực là mức độ sụt giảm đã được thu hẹp phần nào so với nửa đầu tháng 2[2]. Tốc độ lây lan chậm lại đã làm suy yếu xu hướng kiềm chế đi ra ngoài, tới đây bán lẻ, du lịch, nhà hàng có thể khôi phục mức tiêu thụ.

Niềm tin kinh doanh giảm. Khảo sát tại các công ty lớn của Nhật Bản về cảm nhận về tình trạng kinh tế công ty trong quý 1, tỷ lệ người trả lời "tăng" trừ đi tỷ lệ người trả lời "suy giảm" là -4,5. Tình trạng này xấu đi đáng kể so với mức +11,6 ba tháng trước, và là mức âm lần đầu tiên sau ba quý. Theo ngành, giao thông vận tải như đường sắt và hàng không giảm xuống -28,4, và ngành dịch vụ như chỗ ở và đồ ăn, uống giảm xuống -17,5, nguyên nhân là do tình trạng khẩn cấp thứ hai được ban bố bởi sự lây lan của sự lây lan Covid-19.

Mặt khác, trong ngành sản xuất liên quan đến thông tin và truyền thông như chất bán dẫn, chỉ số này là +19,1. Các doanh nghiệp quy mô vừa là -15,2 và các doanh nghiệp vừa và nhỏ là -31,4. Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết, "Ngành sản xuất của các công ty lớn khả quan, nhưng ngành phi sản xuất đã đẩy tổng thể xuống và kết quả là trầm trọng. Đánh giá về tình hình quý 2 tới đây, cả ngành sản xuất và phi sản xuất là +2,5”[3].

Tình trạng khẩn cấp được ban bố, sau đó kéo dài trên một số khu vực, nên tiêu dùng cá nhân chủ yếu cho dịch vụ dự kiến sẽ giảm mạnh trong quý 1, và không thể tránh khỏi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế sẽ chuyển sang âm so với quý trước. Ngành dịch vụ cá nhân như giải trí, du lịch, giao thông, nhà hàng, khách sạn,… và ngành bán lẻ như siêu thị, trung tâm mua sắm, nhu cầu bị kìm hãm nên thiệt hại lớn. Trước tình hình đó, nhiều cửa hàng đóng cửa, thu hẹp kinh doanh, đề nghị thôi việc, hạn chế tuyển sinh viên,… Văn phòng nội các Nhật Bản dự đoán GDP quý 1 năm 2021 giảm 1% so với quý trước đó[4].

3. Duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ

Tại cuộc họp chính sách tiền tệ đến ngày 19/3, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã quyết định tiếp tục các biện pháp nới lỏng tiền tệ quy mô lớn, đồng thời thực hiện nới lỏng tiền tệ hiệu quả và bền vững hơn để đạt được tỷ lệ lạm phát mục tiêu là 2%. Trong đó, việc giảm lãi suất dài hạn và ngắn hạn một cách linh hoạt làm biện pháp nới lỏng bổ sung được coi là một "lựa chọn quan trọng".

Giới chức bỏ mục tiêu hằng năm là mua các quỹ giao dịch hối đoái, với mức 6 nghìn tỷ yên, tương đương khoảng 55 tỷ đô la. Mức trần 12 nghìn tỷ yên sẽ vẫn được duy trì cho những giao dịch này. BOJ cũng đã mở rộng tỷ lệ ký quỹ dài hạn có thể dao động trong khoảng từ 0 đến 0,25% thay vì 0,2%.

Ảnh hưởng của Covid-19 khiến kinh tế và giá cả đi xuống, và tình trạng này dự kiến còn kéo dài. Theo triển vọng kinh tế và giá cả do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản công bố vào tháng 1, tỷ lệ lạm phát vào năm 2022 sẽ chỉ ở mức + 0,7%[5].

4. Triển khai biện pháp hỗ trợ mới cho hộ gia đình khó khăn

Để hỗ trợ những người đang gặp khó khăn trong cuộc sống do sự lây lan của Covid-19, chính phủ Nhật Bản quyết định sẽ cung cấp một khoản trợ cấp mới 50.000 yên/trẻ em cho các hộ gia đình nuôi trẻ có thu nhập thấp.

Theo đó, một khoản trợ cấp mới 50.000 yên/trẻ em sẽ được cung cấp cho các hộ gia đình đang nuôi dạy trẻ được miễn thuế cư trú. Cho đến nay, các khoản trợ cấp tiền mặt này được cung cấp cho các hộ gia đình đơn thân có thu nhập thấp, nhưng đang mở rộng đối tượng, hướng tới các hộ gia đình có cha mẹ và các hộ gia đình nuôi con có thu nhập thấp. Ngoài ra, chính phủ có kế hoạch thực hiện các biện pháp ngân sách khoảng 6 tỷ yên để tăng cường hỗ trợ những người cô đơn và bị cô lập[6].

5. Triển vọng du lịch ảm đạm

Kết quả tài chính năm ngoái của công ty du lịch lớn là Nippon Travel Agencycho thấy mức lỗ 12,7 tỷ yên cho toàn bộ tập đoàn bởi nhu cầu đi du lịch giảm do sự lây lan Covid-19. Trong bối cảnh môi trường kinh doanh khắc nghiệt, công ty sẽ tăng tỷ lệ bán hàng trực tuyến của các sản phẩm du lịch chính, giảm 30% số lượng nhân viên so với năm 2019 chẳng hạn như bằng cách hạn chế việc thuê sinh viên mới tốt nghiệp, và có kế hoạch giảm chi phí 10 tỷ yên bằng cách giảm số lượng cửa hàng xuống còn khoảng 90 cửa hàng, tức là chưa bằng một nửa con số vào cuối năm 2020. Chủ tịch công ty, ông Akihiro Horisaka cho rằng "Nhu cầu đi lại đã đạt đỉnh một lần vào tháng 11 năm 2020, và mặc dù đã cố gắng tồn tại, nhưng công ty muốn thực hiện cải cách để ứng phó với những thay đổi dựa trên cơ sở rằng xã hội sẽ không trở lại như trước khi có thảm họa Covid-19”[7].

6. Kinh tế phục hồi nhờ xuất khẩu

Xuất khẩu đã tăng đáng kể, chủ yếu là sang Trung Quốc, và tỷ giá hối đoái chuyển sang xu hướng giảm giá kể từ đầu năm 2021 để hỗ trợ lợi nhuận. Ngành công nghiệp sản xuất đang phục hồi sản xuất bằng cách tận dụng mở rộng xuất khẩu. Tỷ lệ phục hồi cao hơn sẽ mang lại những cải thiện đáng kể về lợi nhuận. Việc mở rộng nhu cầu ngoài nước là quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế Nhật Bản. Nếu không nhờ sự mở rộng của nhu cầu bên ngoài, sự phục hồi kinh tế do Covid-19 bị chậm đáng kể.

Chỉ số xuất khẩu thực tế chạm đáy vào tháng 5 năm 2020, sau đó bắt đầu tăng. Đặc biệt, sự mở rộng của nền kinh tế Trung Quốc có tác động rất lớn. Vào tháng 1 năm 2021, lượng xuất khẩu sang Trung Quốc tăng đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 44,8%. Sau cú sốc Lehman, Trung Quốc đã nhanh chóng phục hồi với các biện pháp kinh tế trị giá 4 nghìn tỷ nhân dân tệ và nền kinh tế Nhật Bản cũng được hưởng lợi ích. Lần này, sự phục hồi sớm của Trung Quốc đã đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Nhật Bản[8].

Trong tương lai, nền kinh tế của các nước phát triển sẽ mở rộng dần các hoạt động kinh tế nhờ tác dụng của vắc xin nên kinh tế Nhật Bản sẽ ngày càng được thúc đẩy bởi nhu cầu ngoài nước. Xuất khẩu bên ngoài Trung Quốc cũng đang tăng lên, và vấn đề là làm thế nào để lan tỏa tác động của nhu cầu bên ngoài tới nhu cầu trong nước.

7. Ý tưởng thử nghiệm tiền kỹ thuật số

Hiện nay, Trung Quốc được coi là đi đầu trong lĩnh vực tiền kỹ thuật số, đang tiến hành thử nghiệm với sự tham gia của người dân nhằm phát hành tiền Nhân dân tệ kỹ thuật số. Trung Quốc đã thử nghiệm lưu hành nhân dân tệ kỹ thuật số ở một số thành phố trong nước như Thâm Quyến, Thành Đô và Tô Châu. Chính quyền địa phương sẽ phân phát một lượng nhân dân tệ nhất định.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, Kuroda cho rằng không có kế hoạch phát hành tại thời điểm hiện tại, nhưng với việc Trung Quốc và các quốc gia khác đang đi đầu trong lĩnh vực này, cần chuẩn bị cho những thay đổi môi trường trong tương lai. Về quan điểm lâu dài, sẽ không thích hợp nếu thấy cần thiết mới bắt đầu xem xét. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ bắt đầu thử nghiệm tìm hiểu chức năng của tiền kỹ thuật số từ mùa xuân này[9].

Phan Cao Nhật Anh

Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á

[1] 東京オリンピック・パラリンピック海外客見送りで消費支出は 600~700 億円減少, https://www.dir.co.jp/report/research/economics/japan/20210319_022171.pdf, ngày 19/3/2021.

[2] クレジットカードでみる消費動向 2月後半も落ち込み続く, https://www3.nhk.or.jp/news/html/20210315/k10012915561000.html?utm_int=news-business_contents_list-items_025, ngày 15/3/2021

[3] 大企業の景況感の指数 1-3月は「-4.5」 3期ぶりマイナス, https://www3.nhk.or.jp/news/html/20210312/k10012911091000.html?utm_int=news-business_contents_list-items_022, ngày 12/3/2021.

[4] 2021/2022 年度短期経済見通し(2021 年 3 月)(2 次 QE 反映後)~景気は回復軌道に復帰後、緩やかな回復傾向を維持する~, https://www.murc.jp/wp-content/uploads/2021/03/short_210310.pdf, ngày 10/3/2021.

[5] 日銀が大規模な金融緩和策と「点検」 そのねらいは, https://www3.nhk.or.jp/news/html/20210319/k10012924001000.html?utm_int=detail_contents_news-related_001, ngày 19/3/2021.

[6] 子ども1人に5万円 低所得の子育て世帯へ現金給付など決定 政府, https://www3.nhk.or.jp/news/html/20210316/k10012917201000.html?utm_int=all_side_ranking-access_003, ngày 16/3/2021.

[7] 日本旅行 去年の決算 127億円の最終赤字 コロナで需要落ち込み, https://www3.nhk.or.jp/news/html/20210318/k10012921631000.html?utm_int=news-business_contents_list-items_018, ngày 18/3/2021.

[8] ポストコロナでも期待は海外需要~日本経済が外需に助けられるという教訓~, http://group.dai-ichi-life.co.jp/dlri/pdf/macro/2020/kuma210316ET.pdf, ngày 16/3/2021.

[9] 「デジタル通貨」将来の環境変化に備え準備進める 日銀総裁, https://www3.nhk.or.jp/news/html/20210316/k10012917611000.html?utm_int=news-business_contents_news-main_004, ngày 16/3/2021

 

 

Tin tức khác

BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 2 NĂM 2025
BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 2 NĂM 2025

Thâm hụt thương mại của Nhật Bản tăng đáng kể lên 2.758,78 tỷ yên vào tháng 1 năm 2025 từ 1.766,54 tỷ yên cùng kỳ năm trước, vượt quá sự đồng thuận ...

BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 1 NĂM 2025
BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 1 NĂM 2025

Thặng dư thương mại của Nhật Bản tăng vọt lên 130,94 tỷ yên vào tháng 12 năm 2024 từ 32,35 t ...

CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ GIA TĂNG Ở NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ CĂNG THẲNG
CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ GIA TĂNG Ở NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ CĂNG THẲNG

Các khoản vay tiêu dùng tăng vọt và tiền lương trì trệ dẫn đến khó khăn tài chính kỷ lục trong các hộ gia đình. Ngày càng nhiều người Nhật phải vật ...

BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 12 NĂM 2024
BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 12 NĂM 2024

Thâm hụt thương mại của Nhật Bản giảm xuống còn 117,62 tỷ yên vào tháng 11 năm 2024 từ mức 813,87 yên cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu mức thâm hụt thươ ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn