GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 9 NĂM 2021

Đăng ngày: 30-09-2021, 14:25

1. Nhật Bản thâm hụt thương mại cao nhất kể từ đầu năm 2021:

Mức thâm hụt thương mại 635,36 tỷ Yên của Nhật Bản trong tháng 8 năm 2021 đánh dấu lần thâm hụt thương mại đầu tiên kể từ tháng 5 năm 2021 của nước này. Xuất khẩu của Nhật Bản đã tăng 26,2% so với cùng kỳ năm ngoái lên 6.606 tỷ Yên vào tháng 8 năm 2021, so với ước tính của thị trường là 34% và sau khi  đã tăng 37,0% trong tháng 7. Đây là tháng thứ sáu liên tiếp doanh số bán hàng ở nước ngoài tăng trưởng lên đến hai con số, trong bối cảnh thương mại toàn cầu tiếp tục phục hồi. Xuất khẩu máy móc tăng 31,8%, tăng mạnh bởi máy bán dẫn (34,3%) và máy phát điện (25,5%). Trong khi đó, xuất khẩu máy móc điện tăng 17,1%, dẫn đầu là chất bán dẫn (14,9%). Ngoài ra, xuất khẩu thiết bị giao thông tăng (11,5%), chủ yếu từ phương tiện cơ giới (4%) và phụ tùng của xe có động cơ (28,7%); Các mặt hàng khác tăng (14,2%), dẫn đầu là các công cụ khoa học (21,6%); hóa chất (28,5%), nguyên liệu nhựa (27,6%) và nhóm hàng hóa chế tạo (43,6%), các sản phẩm từ sắt thép (83,6%). Xuất khẩu tăng sang các nước: Trung Quốc (12,6%), Đài Loan (42,6%), Hồng Kông (23,4%), Hàn Quốc (31,4%), Thái Lan (54,2%), Mỹ (2,,8%), Đức (28,3%) và Úc (15,5%).(1)

Nhập khẩu vào Nhật Bản đã tăng 44,7% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức cao nhất trong 33 tháng là 7.241 tỷ Yên vào tháng 8 năm 2021, cao hơn kỳ vọng của thị trường về mức tăng 40% Đây là tháng thứ bảy liên tiếp tăng trưởng về các lô hàng nhập khẩu trong bối cảnh nhu cầu trong nước đang phục hồi sau đại dịch. Nhập khẩu máy móc điện tăng (23,9%), dẫn đầu là chất bán dẫn (65,6%). Ngoài ra, nhập khẩu của các mặt hàng khác cũng tăng (17,5%), được thúc đẩy bởi các thiết bị khoa học (20,9%) và nhóm hóa chất tăng (61%) chủ yếu là hàng y tế tăng (75,9%). Ngoài ra, nhập khẩu máy móc tăng (18,9%), dẫn đầu là máy phát điện tăng (28,4%); nhóm hàng chế tạo tăng (52,2%), dẫn đầu là kim loại màu (111,1%); nguyên liệu thô (76,8%), quặng sắt (177,5%). Nhập khẩu nhiên liệu khoáng sản tăng (104,1%) chủ yếu tăng bởi xăng dầu (115,6%) và khí thiên nhiên hóa lỏng-LNG (89,3%) . Nhập khẩu tăng từ Trung Quốc (23,2%), Hồng Kông (59,9%), Đài Loan (54,8%), Hàn Quốc (40,7%),  Mỹ (33,5%) và Úc (118,7%).(2)

2. Giá sản xuất tại Nhật Bản tiếp tục tăng cao:

Giá sản xuất tại Nhật Bản đã tăng 5,5% vào tháng 8 năm 2021 so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tháng thứ sáu liên tiếp xảy ra lạm phát giá sản xuất trong bối cảnh giá cả hàng hóa đang tăng mạnh. Giá đồ uống và thực phẩm tăng (2,9% so với 2,7% trong tháng 7), hóa chất (12,2% so với 11,7%), xăng dầu và than (31,5% so với 38,7%), sắt thép (13,1% so với 12,2%) , sản phẩm kim loại (1,4% so với 1,1%), kim loại màu (28% so với 32,3%), máy móc sản xuất (0,2% so với 0,2%) và các sản phẩm công nghiệp chế tạo khác (0,4% so với 0,3%) và linh kiện điện tử (0,8% so với 0,6%). Ngược lại, chi phí cho máy móc điện và thiết bị điện lại giảm (-0,5% so với -0,4%), thiết bị vận tải giảm (-0,3% so với -0,2%) và thông tin liên lạc (-2,2% so với -1,6%).(3)

3. PMI ngành dịch vụ Nhật Bản vẫn ở dưới ngưỡng 50 điểm:

Chỉ số quản lý mua hàng dịch vụ của Ngân hàng Jibun (PMI dịch vụ) đã giảm xuống mức 42,9 điểm vào tháng 8 năm 2021(Chỉ số trên 50 điểm cho thấy lĩnh vực dịch vụ nói chung đang mở rộng; dưới 50 điểm cho thấy lĩnh vực dịch vụ đang giảm). Đây là tháng suy giảm thứ tư liên tiếp trong hoạt động của khu vực tư nhân và có tốc độ giảm mạnh nhất trong một năm qua do tình trạng khẩn cấp được gia hạn sau sự gia tăng của biến thể Delta (Biến chủng mới của virus SARS-CoV-2) cùng với đó, sản lượng dịch vụ giảm trong khi sản xuất sản xuất cũng chậm lại. Đồng thời, tăng trưởng việc làm tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2021. Về mặt chi phí, giá đầu vào và giá bán đều tăng với tốc độ nhẹ hơn.(4)

4. Chỉ số giá tiêu dùng ở Nhật Bản giảm nhẹ:

Giá tiêu dùng của Nhật Bản đã giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước vào tháng 8 năm 2021. Đây là lần lạm phát giá tiêu dùng thứ 11 liên tiếp, trong bối cảnh tiêu thụ suy yếu do đại dịch COVID-19 đang diễn ra. Giá lương thực giảm 1,1% sau khi giảm 0,6% trong tháng 7 năm 2021. Ngoài ra, chi phí giao thông & liên lạc giảm với tốc độ cao hơn (-6,6% so với -5,4% so với tháng 7), chăm sóc y tế giảm (-0,1% so với -0,5%). Ngược lại, chi phí gia tăng đối với nhà ở (0,7% so với 0,6%), nhiên liệu, ánh sáng và nước (2,5% so với 2,2%), đồ nội thất và đồ dùng gia đình (2,9% so với 2,4%), văn hóa & giải trí (3,7% so với 1,9 %), giáo dục (1,2% so với 1,1%), và các lĩnh vực khác (1,2% so với 1,2%). Giá tiêu dùng cốt lõi, không bao gồm thực phẩm tươi sống không có sự thay đổi trong tháng 8.(5)

5. Một số chính sách phục hồi kinh tế sau đại dịch của các ứng cử viên tranh cử chức Chủ tịch đảng Dân chủ tự do (LDP)

Trong giai đoạn nước rút trước cuộc bầu cử chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền ở Nhật Bản ngày 29/9, bốn ứng cử viên, gồm Bộ trưởng Cải cách hành chính Taro Kono, cựu Bộ trưởng

 

 

 

 

 

 

Ngoại giao Fumio Kishida, cựu Bộ trưởng Nội vụ và Truyền thông Sanae Takaichi, và quyền Tổng Thư ký Điều hành LDP Seiko Noda, đã tham gia các cuộc tranh luận trực tuyến, trả lời các câu hỏi của người dân và trao đổi ý kiến với các bộ, ngành và địa phương.

Một trong những vấn đề nóng của cuộc đua năm nay là các chính sách phục hồi kinh tế sau đại dịch. Tất cả các ứng cử viên đều ủng hộ cách tiếp cận tập trung vào tăng chi tiêu công, nhưng không đề cập chi tiết về việc làm thế nào để đảm bảo nguồn lực tài chính cho cách tiếp cận này trong trung và dài hạn. Mặt khác, cả 4 ứng cử viên đều bày tỏ ý định tạm dừng thực hiện mục tiêu đưa cán cân ngân sách cơ bản của nhà nước trở lại trạng thái thặng dư vào tài khóa 2025.

Để đối phó với COVID-19, ông Kishida đưa ra đề xuất về các biện pháp kích thích tài chính trị giá hàng chục nghìn tỷ Yên. Cũng giống như ông Kishida, ông Kono muốn điều chỉnh một số nội dung trong chính sách Abenomics, theo hướng ủng hộ các biện pháp ưu đãi thuế cho các công ty đã nâng cao tỷ trọng thu nhập của người lao động. Bên cạnh đó, ông Kono cũng đưa số hóa và giảm thải carbon - hai chính sách quan trọng mà Thủ tướng Suga Yoshihide đã theo đuổi thời gian qua - làm trọng tâm trong các chính sách kinh tế của mình. Chính trị gia này đặt mục tiêu hiện thực hóa tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng cường đầu tư vào các công nghệ như mạng di động 5G thế hệ tiếp theo; các công nghệ pin và sản xuất năng lượng quang điện - những thứ sẽ không thể thiếu trong một xã hội giảm thải khí carbon.

Ngược lại, bà Takaichi ủng hộ tiếp tục theo đuổi Abenomics bằng gói chính sách có tên gọi “Sanaenomics.” Nữ chính trị gia này khẳng định sẽ tạm thời đóng băng mục tiêu đưa cán cân ngân sách sơ cấp về trạng thái thặng dư cho đến khi Nhật Bản thực hiện được mục tiêu nâng tỷ lệ lạm phát lên 2%. Thay vào đó, bà sẽ thực hiện nới lỏng tiền tệ và chi tiêu ngân sách trên quy mô lớn.(6)

Trần Ngọc Nhật, Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

1. Japan Exports Extend Gains

https://tradingeconomics.com/japan/exports

2. Japan Imports Grow for 6th Month

https://tradingeconomics.com/japan/imports

3. Japan Producer Prices Rise the Most in Nearly 13 Years

https://tradingeconomics.com/japan/producer-prices-change

4. Japan Composite PMI Revised Downward

https://tradingeconomics.com/japan/composite-pmi

5. Japan Consumer Prices Drop for 11th Month

https://tradingeconomics.com/japan/inflation-cpi

6. Nhật Bản: Giai đoạn nước rút trước giờ G trong cuộc đua lãnh đạo LDP

https://www.vietnamplus.vn/nhat-ban-giai-doan-nuoc-rut-truoc-gio-g-trong-cuoc-dua-lanh-dao-ldp/743448.vnp#google_vignette

Tin tức khác

BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 2 NĂM 2025
BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 2 NĂM 2025

Thâm hụt thương mại của Nhật Bản tăng đáng kể lên 2.758,78 tỷ yên vào tháng 1 năm 2025 từ 1.766,54 tỷ yên cùng kỳ năm trước, vượt quá sự đồng thuận ...

BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 1 NĂM 2025
BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 1 NĂM 2025

Thặng dư thương mại của Nhật Bản tăng vọt lên 130,94 tỷ yên vào tháng 12 năm 2024 từ 32,35 t ...

CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ GIA TĂNG Ở NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ CĂNG THẲNG
CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ GIA TĂNG Ở NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ CĂNG THẲNG

Các khoản vay tiêu dùng tăng vọt và tiền lương trì trệ dẫn đến khó khăn tài chính kỷ lục trong các hộ gia đình. Ngày càng nhiều người Nhật phải vật ...

BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 12 NĂM 2024
BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 12 NĂM 2024

Thâm hụt thương mại của Nhật Bản giảm xuống còn 117,62 tỷ yên vào tháng 11 năm 2024 từ mức 813,87 yên cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu mức thâm hụt thươ ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn