GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

MỘT SỐ CHỈ SỐ KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 11 NĂM 2021

Đăng ngày: 17-12-2021, 16:17

1. Nhật Bản tiếp tục thâm hụt thương mại

Mức thâm hụt thương mại 67,37 tỷ Yên của Nhật Bản trong tháng 10 năm 2021 đánh dấu lần thâm hụt thương mại thứ ba liên tiếp trong năm 2021 của nước này. Xuất khẩu của Nhật Bản đã tăng 9,4% so với cùng kỳ năm ngoái lên 7.184 tỷ Yên vào tháng 10 năm 2021, so với ước tính của thị trường là 9,7%. Đây là mức tăng doanh số bán hàng ở nước ngoài yếu nhất trong 8 tháng, chấm dứt chuỗi tăng trưởng hai con số trong 7 tháng trước đó. Xuất khẩu máy móc tăng 23%, tăng mạnh bởi máy bán dẫn (45,1%) và máy phát điện (2,4%). Trong khi đó, xuất khẩu máy móc điện tăng 10,5%, dẫn đầu là chất bán dẫn (15,1%). Các mặt hàng khác tăng (17,8%), dẫn đầu là các công cụ khoa học (21,6%); hóa chất (18%) và nhóm hàng hóa chế tạo (37,2%), các sản phẩm từ sắt thép (80,1%). Ngược lại, xuất khẩu các mặt hàng thiết bị giao thông giảm (28,7%), xe có động cơ (-36,7%) và ô tô (-40,9%). Xuất khẩu tăng sang các nước: Trung Quốc (9,5%), Đài Loan (24%), Hồng Kông (11,3%), Hàn Quốc (21,8%), Mỹ (0,4%), Đức (15%). Ngược lại, doanh số bán hàng giảm ở Việt Nam (-3,2%) và Úc (-18,4%) (1).

Nhập khẩu vào Nhật Bản đã tăng 26,7% so với cùng kỳ năm ngoái lên 7.251 tỷ Yên vào tháng 10 năm 2021, thấp hơn kỳ vọng của thị trường về mức tăng 31,9%. Đây là tháng thứ chín liên tiếp tăng trưởng về các lô hàng nhập khẩu trong bối cảnh nhu cầu trong nước đang phục hồi sau đại dịch. Nhập khẩu máy móc điện tăng (11%), dẫn đầu là chất bán dẫn (38,4%). Ngoài ra, nhập khẩu của các mặt hàng khác cũng tăng (1,2%), chủ yếu là quần áo và phụ kiện (3,8%) và nhóm hóa chất tăng (26,2%) chủ yếu là hàng y tế tăng (12,7%). Nhập khẩu máy móc tăng (0,6%), dẫn đầu là máy phát điện tăng (2,9%); nhóm hàng chế tạo tăng (31,7%), dẫn đầu là kim loại màu (73,7%); nguyên liệu thô (54,7%), quặng sắt (34,2%). Nhập khẩu nhiên liệu khoáng sản tăng (89,6%) chủ yếu tăng bởi xăng dầu (81%) và khí thiên nhiên hóa lỏng-LNG (67,6%) . Nhập khẩu tăng từ Trung Quốc (11,4%), Đài Loan (32,3%), Hàn Quốc (35,5%),  Mỹ (18,5%) và Úc (90,5%), Đức (2,9%) (2).

2. Tâm lí kinh doanh của các nhà sản xuất lớn ở Nhật Bản tiếp tục đi xuống

Chỉ số tâm lí của các nhà sản xuất lớn ở Nhật Bản đã giảm xuống còn 13 điểm vào tháng 11 năm 2021 từ mức 16 điểm của tháng trước, mức thấp nhất kể từ tháng 4. Niềm tin của các nhà sản xuất đã trở nên xấu đi do liên quan đến nguồn cung và giá nguyên liệu thô tăng cao. Chỉ số niềm tin trở nên xấu đi ở các công ty sản xuất thực phẩm (0 điểm so với 18 điểm trong tháng 10);  sản phẩm kim loại, máy móc (20 điểm so với 34 điểm); máy móc điện ( 23 điểm so với 36 điểm) thép, kim loại màu suy giảm (19 điểm so với 20 điểm). Chỉ số niềm tin ở ngành dịch vụ tăng lên 1 điểm từ -1 điểm trong tháng 10 (3).

3. Chỉ số giá tiêu dùng tại Nhật Bản tăng 0.1%

Giá tiêu dùng của Nhật Bản đã tăng 0,1% so với cùng kỳ vào tháng 10 năm 2021, giảm nhẹ so với mức tăng 0,2% trong tháng trước đó. Giá tiêu dùng đã tăng nhẹ đối với thực phẩm (0,5% so với 0,9% trong tháng 9), đồ nội thất và đồ dùng gia đình (0,9% so với 1,7%) và giáo dục (1,1% so với 1,2%), nhiên liệu, ánh sáng và nước tăng (6,4% so với 4,4%) và văn hóa & giải trí (4,3% so với 3,3 %). Ngược lại chi phí giảm cho giao thông & liên lạc (-7,5% so với -6,4%) và chăm sóc y tế (-0,3% so với -0,2%), đối với cả nhà ở chi phí giữ nguyên ở mức (0,7%). Giá tiêu dùng cốt lõi không bao gồm thực phẩm tươi sống đã tăng 0,1% so với cùng kỳ trong tháng 10 trong bối cảnh giá năng lượng và nguyên liệu thô tăng nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mục tiêu2% của Ngân hàng trung ương Nhật Bản. Trên cơ sở hàng tháng giá tiêu dùng giảm 0,3% đã thay đổi so với mức tăng 0,4% trong tháng 9 (4). 

4. Giá thực phẩm tăng nhẹ:

Giá thực phẩm ở Nhật Bản tăng 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 10 năm 2021, vừa phải so với mức tăng 0,9% trong tháng trước. Kết quả mới nhất chỉ ra tháng thứ hai liên tiếp tăng giá thực phẩm, trong bối cảnh giá thịt giảm (1,2% so với 1,4% trong tháng 9), các sản phẩm từ sữa (0,4% so với 0,7%) và bánh ngọt (0,8% so với 1%). Ngoài ra, có sự sụt giảm trong chi phí thực phẩm tươi sống (-1,1% so với 2,2%), rau tươi (-4,5% so với 5,5%), đồ uống có cồn (-0,4% so với 0,1%) và ngũ cốc (-1,1% so với - 0,8%). Mặt khác, giá trái cây tươi tăng trở lại (0,5% so với -5,3%), trong bối cảnh giá dầu, mỡ (2,1% so với 1%), cá và hải sản (2,6% so với 2,2%), đồ uống (2,3% so với 0,5%), bữa ăn bên ngoài nhà (0,6% so với 0,5%), và thực phẩm nấu chín (1,1% so với 0,8%) (5).

5. Niềm tin của người tiêu dùng tăng cao

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng ở Nhật Bản đã tăng lên 39,2 điểm vào tháng 10 do hầu hết các chỉ số chính đều được cải thiện: sinh kế tổng thể (tăng 0,4 điểm lên 39 điểm ); tăng trưởng thu nhập (tăng 0,3 điểm lên 37,9 điểm) và nhận thức về việc làm (tăng 0,1 điểm lên 35,1 điểm). Trong khi đó, mức độ sẵn sàng mua hàng hóa lâu bền lại giảm 0,6 điểm xuống 37,8 điểm. Sự cải thiện tổng thể phản ánh sự gia tăng niềm tin tiêu dùng trên diện rộng: Người tiêu dùng trở nên ít bi quan hơn về sinh kế tổng thể, tăng trưởng thu nhập và cơ hội việc làm trong sáu tháng tới, trong khi mức độ sẵn sàng mua hàng hóa lâu bền có chiều hướng giảm nhẹ so với cuộc khảo sát của tháng trước.

Các chuyên gia của FocusEconomics dự báo tiêu dùng cá nhân sẽ tăng 1,5% vào năm 2021, tăng 0,2 điểm phần trăm so với dự báo của tháng trước và tăng 3,1% vào năm 2022.(6)

6. Giá sản xuất tại Nhật Bản tăng cao kỷ lục trong 40 năm

Giá sản xuất tại Nhật Bản đã tăng 8% vào tháng 10 năm 2021 so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng cao nhất kể từ tháng 1 năm 1981. Đây là tháng thứ tám liên tiếp xảy ra lạm phát giá sản xuất trong bối cảnh giá cả hàng hóa đang tăng mạnh. Giá đồ uống và thực phẩm tăng (2,3% so với 2,9% trong tháng 9), hóa chất (14,1% so với 12,7%), xăng dầu và than (44,5% so với 32,7%), sắt thép (21,8% so với 18,1%) , sản phẩm kim loại (3,2% so với 2,5%), kim loại màu (31,4% so với 27%), máy móc sản xuất (0,4% so với 0,4%) và các sản phẩm công nghiệp chế tạo khác (0,7% so với 0,6%) và linh kiện điện tử (2% so với 1,9%), thiết bị vận tải (0,5% so với -0,1%), máy móc điện (0,8% so với 0,1%). Ngược lại, chi phí cho thông tin liên lạc giảm (-0,6% so với -1,4%) (7).

6. Nhật Bản tiếp tục ban hành gói kích thích kinh tế 56 nghìn tỷ Yên

Sau khi Thủ tướng Kishida Fumio lên cầm quyền, Nhật Bản tiếp tục lên kế hoạch thực hiện hàng loạt các biện pháp kích thích nền kinh tế, trong đó có việc tái khởi động chương trình kích cầu du lịch và hỗ trợ các doanh nghiệp tăng lương cho nhân viên. Chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch chi hơn 56.000 tỷ yên (khoảng 490 tỷ USD) để thực hiện hàng loạt các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 tới nền kinh tế. Gói biện pháp kích thích kinh tế này bao gồm chương trình trợ cấp trực tiếp 100.000 yên bằng tiền mặt cho tất cả trẻ em từ 18 tuổi trở xuống và tái khởi động chương trình kích cầu du lịch "Go To Travel".(8)

7. Nhật Bản rút ngắn thời gian cách ly đối với người nhập cảnh vì mục đích kinh doanh

Theo TTXVN, Chính phủ Nhật Bản đã thống nhất chủ trương rút ngắn thời gian tự cách ly cho người nhập cảnh vào nước này vì mục đích kinh doanh xuống còn 3 ngày và dự kiến bắt đầu áp dụng chính thức từ ngày 8/11 tới. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản cũng cân nhắc nới lỏng các biện pháp hạn chế nhập cảnh đối với đối tượng là người ngước ngoài lưu trú ngắn hạn vì mục đích kinh doanh và lưu học sinh. Tuy nhiên, điều kiện bắt buộc là doanh nghiệp hoặc trường đại học phía Nhật Bản phải cam kết quản lý được hành vi của những người nước ngoài nhập cảnh này trong thời gian tự cách ly. Cũng trong lộ trình nới lỏng các biện pháp hạn chế nhập cảnh, dự kiến Chính phủ Nhật Bản sẽ nâng số lượng người nước ngoài được phép nhập cảnh vào nước này từ 3.500 người/ngày lên 5.000 người/ngày, bắt đầu áp dụng từ cuối tháng 11 (9).

Trần Ngọc Nhật

Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

 

Tài liệu tham khảo và trích dẫn

1. Japan Export Growth Below Forecasts

https://tradingeconomics.com/japan/exports

2. Japan Imports Rise Less than Estimated

https://tradingeconomics.com/japan/imports

3. Japan Manufacturer’s Mood Falls to 7-Month Low

https://tradingeconomics.com/japan/reuters-tankan-index

4. Japan Consumer Prices Rise for 2nd Month

https://tradingeconomics.com/japan/inflation-cpi

5. Japan Food Inflation Eases

https://tradingeconomics.com/japan/food-inflation

6. Consumer sentiment jumps in October, remains deeply pessimistic

https://www.focus-economics.com/countries/japan/news/consumer-confidence/consumer-sentiment-jumps-in-october-remains-deeply

7. Japan Producer Prices Rise the Most in Near 4 Decades

https://tradingeconomics.com/japan/producer-prices-change

8. Japan Cabinet OKs record stimulus package to fix economy

https://www.newsonjapan.com/html/newsdesk/article/132549.php

9. Sống chung an toàn với COVID-19: Nhật Bản rút ngắn thời gian cách ly đối với người nhập cảnh vì mục đích kinh doanh

https://ncov.vnanet.vn/tin-tuc/song-chung-an-toan-voi-covid-19-nhat-ban-rut-ngan-thoi-gian-cach-ly-doi-voi-nguoi-nhap-canh-vi-muc-dich-kinh-doanh/d0448423-9f80-4a34-ab6d-1306b0dc0083

 

 

Tin tức khác

BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 2 NĂM 2025
BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 2 NĂM 2025

Thâm hụt thương mại của Nhật Bản tăng đáng kể lên 2.758,78 tỷ yên vào tháng 1 năm 2025 từ 1.766,54 tỷ yên cùng kỳ năm trước, vượt quá sự đồng thuận ...

BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 1 NĂM 2025
BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 1 NĂM 2025

Thặng dư thương mại của Nhật Bản tăng vọt lên 130,94 tỷ yên vào tháng 12 năm 2024 từ 32,35 t ...

CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ GIA TĂNG Ở NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ CĂNG THẲNG
CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ GIA TĂNG Ở NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ CĂNG THẲNG

Các khoản vay tiêu dùng tăng vọt và tiền lương trì trệ dẫn đến khó khăn tài chính kỷ lục trong các hộ gia đình. Ngày càng nhiều người Nhật phải vật ...

BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 12 NĂM 2024
BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 12 NĂM 2024

Thâm hụt thương mại của Nhật Bản giảm xuống còn 117,62 tỷ yên vào tháng 11 năm 2024 từ mức 813,87 yên cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu mức thâm hụt thươ ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn