GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 12 NĂM 2021

Đăng ngày: 31-12-2021, 03:47

KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 12 NĂM 2021

1. Nhật Bản tiếp tục thâm hụt thương mại

Mức thâm hụt thương mại 954,8 tỷ Yên của Nhật Bản trong tháng 11 năm 2021 đánh dấu lần thâm hụt thương mại thứ tư liên tiếp trong năm 2021 của nước này. Xuất khẩu của Nhật Bản đã tăng 20,5% so với cùng kỳ năm ngoái lên 7.367 tỷ Yên vào tháng 11 năm 2021, so với ước tính của thị trường là 21,2%. Đây là mức tăng doanh số bán hàng ở nước ngoài mạnh trở lại với hai con số trong bối cảnh nhu cầu từ nước ngoài tăng mạnh trước kỳ nghỉ lễ cuối năm. Các lô hàng thiết bị giao thông tăng 4,3%, tăng mạnh bởi xe có động cơ (4,1%) và ô tô (0,8%). Trong khi đó, xuất khẩu máy móc thiết bị tăng 22,6%, dẫn đầu là máy bán dẫn (44,7%) và máy phát điện (15,6%). Ngoài ra, xuất khẩu máy móc điện tăng (14,2%) dẫn đầu là chất bán dẫn  tăng (20,8%). Các mặt hàng khác tăng (28,5%), dẫn đầu là các công cụ khoa học (2,9%); hóa chất (20,2%) và nhóm hàng hóa chế tạo (44,4%), các sản phẩm từ sắt thép (87,8%). Xuất khẩu tăng sang các nước: Trung Quốc (16%), Đài Loan (35,5%), Hồng Kông (12,4%), Hàn Quốc (32,9%), Mỹ (10%), Đức (17,5%), Thái Lan (20,8%), Việt Nam (22,7%) và Úc (46,2%).(1)

Nhập khẩu của Nhật Bản đã tăng 43,8% so với cùng kỳ năm ngoái lên 8.322 tỷ Yên vào tháng 11 năm 2021, đánh bại kỳ vọng của thị trường về mức tăng 40%. Đây là tháng thứ mười liên tiếp tăng trưởng về các lô hàng nhập khẩu trong bối cảnh nhu cầu trong nước đang phục hồi sau đại dịch. Nhập khẩu máy móc điện tăng (9,8%), dẫn đầu là chất bán dẫn (60,7%). Ngoài ra, nhập khẩu của các mặt hàng khác cũng tăng (14,5%), chủ yếu là quần áo và phụ kiện (20,8%) và nhóm hóa chất tăng (47,3%). Nhập khẩu máy móc tăng (19,2%), dẫn đầu là máy phát điện tăng (49,8%); nhóm hàng chế tạo tăng (45,9%), dẫn đầu là kim loại màu (62,8%); nguyên liệu thô (49,9%), quặng sắt (110,8%). Nhập khẩu nhiên liệu khoáng sản tăng (144,1%) chủ yếu tăng bởi xăng dầu (129,2%) và khí thiên nhiên hóa lỏng-LNG (136,1%) và thiết bị vận tải tăng (61,5%). Nhập khẩu tăng từ Trung Quốc (17,2%), Đài Loan (51,6%), Hàn Quốc (32,5%),  Mỹ (43,5%) và Úc (123,2%), Đức (33,9%).(2)

2. Tâm lí kinh doanh của các nhà sản xuất lớn ở Nhật Bản tiếp tục giảm

Chỉ số tâm lí của các nhà sản xuất lớn ở Nhật Bản đã giảm xuống còn 13 điểm vào tháng 11 năm 2021 từ mức 16 điểm của tháng trước, mức thấp nhất kể từ tháng 4. Niềm tin của các nhà sản xuất đã trở nên xấu đi do liên quan đến nguồn cung và giá nguyên liệu thô tăng cao. Chỉ số niềm tin trở nên xấu đi ở các công ty sản xuất thực phẩm (0 điểm so với 18 điểm trong tháng 10);  sản phẩm kim loại, máy móc (20 điểm so với 34 điểm); máy móc điện ( 23 điểm so với 36 điểm) thép, kim loại màu suy giảm (19 điểm so với 20 điểm). Chỉ số niềm tin ở ngành dịch vụ tăng lên 1 điểm từ -1 điểm trong tháng 10.(3)

3. PMI ngành dịch vụ Nhật Bản tăng nhẹ

Chỉ số quản lý mua hàng dịch vụ của Ngân hàng Jibun (PMI dịch vụ) đã giảm nhẹ xuống mức 51,1 điểm vào tháng 12 năm 2021 từ mức 53 điểm trong tháng 11 (Chỉ số trên 50 điểm cho thấy lĩnh vực dịch vụ nói chung đang mở rộng; dưới 50 điểm cho thấy lĩnh vực dịch vụ đang giảm). Chỉ số giảm nhẹ phản ánh tác động tiêu cực của đại dịch Covid 19 đang diễn ra hết sức phức tạp cung với các đơn đặt hàng mới , đơn dặt hàng xuất khẩu đều bị kiểm duyệt chặt chẽ. Ngoài ra, việc làm giảm trong tháng thứ hai liên tiếp trong khi lượng công việc tồn đọng tăng với tốc độ chậm hơn. Về mặt chi phí, giá đầu vào tăng tháng thứ tư liên tiếp với tốc độ lạm phát tăng cao nhất kể từ tháng 8 năm 2008.(4) 

4. Niềm tin của người tiêu trở nên ổn định

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng ở Nhật Bản đạt mức 39,2 điểm vào tháng 11, không thay đổi so với tháng trước đó. Các chỉ số chính đều được cải thiện: tăng trưởng thu nhập (tăng 0,3 điểm lên 39,4 điểm) và nhận thức về việc làm (tăng 1,9 điểm lên 42,9 điểm). Trong khi đó, các chỉ số trở nên xấu đi đối với sinh kế tổng thể (  giảm 1,0 điểm xuống 38,1 điểm) và mức độ sẵn sàng mua hàng hóa lâu bền lại giảm 1,2 điểm xuống 36,5 điểm. Sự cải thiện tổng thể phản ánh sự gia tăng niềm tin tiêu dùng trên diện rộng: Người tiêu dùng trở nên ít bi quan hơn về sinh kế tổng thể, tăng trưởng thu nhập và cơ hội việc làm trong sáu tháng tới, trong khi mức độ sẵn sàng mua hàng hóa lâu bền có chiều hướng giảm nhẹ so với cuộc khảo sát của tháng trước.

Các chuyên gia của FocusEconomics dự báo tiêu dùng cá nhân sẽ tăng 3,1% vào năm 2022 và tăng 1,2% vào năm 2023.(5)

5. Giá sản xuất tại Nhật Bản tiếp tục tăng

Giá sản xuất tại Nhật Bản đã tăng 9% vào tháng 11 năm 2021 so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng cao nhất kể từ tháng 12 năm 1980. Đây là tháng thứ chín liên tiếp xảy ra lạm phát giá sản xuất trong bối cảnh giá cả hàng hóa đang tăng mạnh. Giá gỗ và sản phẩm từ gỗ tăng (58,9%), dầu mỏ và sản phẩm than tăng (49,3%), kim loại màu (32,8%), sắt thép (23,9%), hóa chất và các sản phẩm liên quan tăng (14,1%). (6)

6. Nhật Bản tiếp tục chính sách nới lỏng tiền tệ

Tại cuộc họp báo chiều 17/12, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã quyết định sẽ giảm các biện pháp khẩn cấp hỗ trợ các doanh nghiệp. Tuy nhiên cơ quan này vẫn quyết định sẽ tiếp tục thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ quy mô lớn, mục tiêu là đưa lạm phát đạt mức 2% và phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.  Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã quyết định dừng mua thương phiếu và trái phiếu công ty, thu hẹp chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp gặp khó khăn do COVID-19. Hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ tiếp tục tới tháng 9/2022 nhưng hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp lớn sẽ dừng vào cuối tháng 3 tới. Cắt giảm một số biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhưng BoJ quyết định sẽ giữ nguyên chính sách nới lỏng tiền tệ quy mô lớn, duy trì lãi suất cho vay ở mức thấp, lãi suất ngắn hạn sẽ tiếp tục ở mức âm 0,1% và lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm sẽ ở mức khoảng 0%.

"Chúng tôi đã quyết định để gia hạn chính sách nới lỏng tiền tệ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các chính sách được thực hiện càng sớm sẽ mang lại cảm giác an toàn cho các doanh nghiệp cũng như các tổ chức tài chính", ông Kuroda Haryhiko - Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cho hay.

BoJ đã đưa ra quyết định trên trong bối cảnh nhiều Ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới đã bắt đầu cắt giảm các gói kích thích được đưa ra trước đó như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

Theo các chuyên gia, những ngân hàng trung ương này thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ là nhằm kiềm chế lạm phát đang tăng nhanh. Trong khi đó, theo thống kê chỉ số giá tiêu dùng của Nhật Bản chỉ tăng 0,1% trong tháng 10. Đây là chính là điểm khác biệt lớn, tạo ra sự xu hướng trái chiều trong chính sách tiền tệ giữa Nhật Bản và các nền kinh tế trên.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cho biết sẽ tiếp tục theo dõi tác động của dịch COVID-19 đối với nền kinh tế sau khi xuất hiện biến chủng mới và sẽ thực hiện các biện pháp nới lỏng tiền tệ bổ sung nếu cần thiết. (7)

8. Chính phủ Nhật Bản đệ trình dự thảo ngân sách bổ sung cao kỷ lục

Ngày 6/12, Chính phủ Nhật Bản đã đệ trình Quốc hội dự thảo ngân sách bổ sung cho tài khóa 2021, tổng trị giá lên tới 36.000 tỷ Yên (~320 tỷ USD) nhằm tài trợ một phần cho gói kích thích kinh tế. Đây là dự thảo ngân sách bổ sung đầu tiên được xây dựng dưới thời chính quyền của tân Thủ tướng Kishida Fumio.

Với ngân sách kỷ lục, chính quyền của Thủ tướng Fumio Kishida đặt mục tiêu thúc đẩy sự phục hồi kinh tế đất nước sau đại dịch COVID-19 cũng như để tài trợ cho các hoạt động chuẩn bị đối phó với nguy cơ bùng phát làn sóng lây nhiễm mới của dịch bệnh do sự xuất hiện biến chủng mới Omicron của virus SARS-CoV-2.

Dự thảo ngân sách bổ sung cho năm tài chính hiện tại (đến hết tháng 3/2021) kéo theo một đợt phát hành trái phiếu mới của Chính phủ Nhật Bản, dự kiến 22.100 tỷ Yên trái phiếu sẽ trong thời gian tới, qua đó đưa tổng giá trị trái phiếu trong tài khóa 2021 lên tới 65.700 tỷ Yên. Nếu tính cả các quỹ tư nhân, gói kích thích kinh tế này có tổng trị giá 78.900 tỷ Yên (~690 tỷ USD). Chương trình chi tiêu quốc gia ước tính khoảng 43.700 tỷ Yên. Tổng chi tiêu tài khóa, trong đó có bao gồm thông qua các khoản vay cho địa phương hoặc đầu tư khoảng 55.700 tỷ Yên.

Khoảng 18.600 tỷ Yên dành cho hoạt động phòng chống dịch COVID-19 và giảm thiểu tác động kinh tế do đại dịch, trong đó 2.000 tỷ Yên nhằm tăng thêm số giường bệnh điều trị COVID-19 tại các cơ sở y tế. Ngoài ra, dự thảo ngân sách này dành 1.300 tỷ Yên để thúc đẩy chương tình tiêm chủng, bao gồm 601,9 tỷ Yên cho thuốc điều trị COVID-19. Nhằm hỗ trợ ngành du lịch, dự thảo ngân sách bổ sung dành 268,5 tỷ Yên để tái khởi động chương trình kích cầu du lịch "Go To Travel" vốn bị tạm ngừng do dịch bệnh bùng phát từ tháng 12/2020. Ngoài ra, 1.700 tỷ Yên để tăng quỹ bảo hiểm thất nghiệp, bao gồm phân bổ 1.400 tỷ Yên cho chương trình trợ cấp tiền mặt với mức 100.000 /người cho các hộ gia đình có thu nhập thấp.

Chính quyền của Thủ tướng Kishida Fumio hy vọng sẽ đưa nền kinh tế Nhật Bản trở lại quỹ đạo tăng trưởng, đồng thời thực hiện cam kết của nhà lãnh đạo này trong chiến dịch tranh cử Hạ viện là tái phân bổ của cải xã hội thông qua việc tăng cường hỗ trợ cho các hộ gia đình và doanh nghiệp.(8)

 

Trần Ngọc Nhật, Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

 

Tài liệu tham khảo và trích dẫn

1. Japan Export Growth Picks Up

https://tradingeconomics.com/japan/exports

2. Japan Imports Hit Record in November

https://tradingeconomics.com/japan/imports

3. Japan Manufacturer’s Mood Falls to 7-Month Low

https://tradingeconomics.com/japan/reuters-tankan-index

4. Japan Services PMI Falls in December

https://tradingeconomics.com/japan/services-pmi

5. Consumer sentiment remains deeply pessimistic in November

https://www.focus-economics.com/countries/japan/news/consumer-confidence/consumer-sentiment-remains-deeply-pessimistic-in-november

6. Japan Producer Inflation Accelerates to 4-Decade High

https://tradingeconomics.com/japan/producer-prices-change

7. Nhật Bản tiếp tục chính sách nới lỏng tiền tệ

https://vtv.vn/kinh-te/nhat-ban-tiep-tuc-chinh-sach-noi-long-tien-te-2021121805492061.htm

8. Chính phủ Nhật Bản đệ trình dự thảo ngân sách bổ sung cao kỷ lục

https://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/chinh-phu-nhat-ban-de-trinh-du-thao-ngan-sach-bo-sung-cao-ky-luc-598932.html

 

Tin tức khác

BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 2 NĂM 2025
BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 2 NĂM 2025

Thâm hụt thương mại của Nhật Bản tăng đáng kể lên 2.758,78 tỷ yên vào tháng 1 năm 2025 từ 1.766,54 tỷ yên cùng kỳ năm trước, vượt quá sự đồng thuận ...

BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 1 NĂM 2025
BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 1 NĂM 2025

Thặng dư thương mại của Nhật Bản tăng vọt lên 130,94 tỷ yên vào tháng 12 năm 2024 từ 32,35 t ...

CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ GIA TĂNG Ở NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ CĂNG THẲNG
CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ GIA TĂNG Ở NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ CĂNG THẲNG

Các khoản vay tiêu dùng tăng vọt và tiền lương trì trệ dẫn đến khó khăn tài chính kỷ lục trong các hộ gia đình. Ngày càng nhiều người Nhật phải vật ...

BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 12 NĂM 2024
BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 12 NĂM 2024

Thâm hụt thương mại của Nhật Bản giảm xuống còn 117,62 tỷ yên vào tháng 11 năm 2024 từ mức 813,87 yên cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu mức thâm hụt thươ ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn