GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7 NĂM 2023 VÀ TUYÊN BỐ CHUNG CỦA CÁC NGOẠI TRƯỞNG G7

Đăng ngày: 22-04-2023, 02:19

Khái quát về hội nghị thượng đỉnh G7

Hội nghị thượng đỉnh G7 (Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới) là hội nghị quốc tế được tổ chức hàng năm với sự tham gia của lãnh đạo 7 nước: Pháp, Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản, Ý, Canada (theo thứ tự quốc gia chủ trì) và Liên minh châu Âu (EU). Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Nga đã có một thời gian tham gia và hội nghị được đổi tên thành Hội nghị thượng đỉnh G8, tuy nhiên kể từ năm 2014, sau khi Nga sáp nhập Crimea, tên gọi trở lại là Hội nghị thượng đỉnh G7 (không bao gồm Nga). Tại Hội nghị này, lãnh đạo của các quốc gia G7 thảo luận về các vấn đề quan trọng của cộng đồng quốc tế thời điểm đó gồm kinh tế thế giới và các vấn đề khu vực, toàn cầu khác.

Về chương trình nghị sự chủ yếu của Hội nghị thượng đỉnh G7 theo từng giai đoạn: Thập niên 1970 là Vấn đề năng lượng, phục hồi kinh tế sau khủng hoảng dầu mỏ; Thập niên 1980 là Đa dạng hóa các vấn đề kinh tế, đối đầu chính trị Đông-Tây; Thập niên 1990: Kết thúc Chiến tranh Lạnh, cấu trúc, toàn cầu hóa; Thập niên 2000: Kinh tế thế giới, biến đổi khí hậu, Phát triển châu Phi, Chủ nghĩa khủng bố; Thập niên 2010: Kinh tế thế giới, Tình hình khu vực, Biến đổi khí hậu, Năng lượng, Phát triển. Hiện tại, thế giới đang đối mặt với nhiều vấn đề nan giải như đại dịch Covid-19, kinh tế toàn cầu suy giảm, an ninh năng lượng và lương thực, biến đổi khí hậu, các vấn đề khu vực bao gồm xung đột quân sự Nga – Ukraine, tình hình khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trật tự quốc tế đang lung lay, nguy cơ sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt…

Hội nghị thượng đỉnh G7 lần thứ 49 tại Hiroshima

Năm 2023, Nhật Bản với tư cách là chủ tịch G7 sẽ đăng cai Hội nghị thượng đỉnh G7 lần thứ 49 tại Hiroshima. Cho đến nay, Nhật Bản đã sáu lần giữ chức chủ tịch G7 (Năm 1979: Hội nghị thượng đỉnh Tokyo, Năm 1986: Hội nghị thượng đỉnh Tokyo, Năm 1993: Hội nghị thượng đỉnh Tokyo, Năm 2000: Hội nghị thượng đỉnh Kyushu-Okinawa, Năm 2008: Hội nghị thượng đỉnh Hokkaido Toyako, 2016: Hội nghị thượng đỉnh Ise-Shima) và năm 2023 là lần thứ bảy.

Năm nay với tư cách là nước chủ tịch G7, Nhật Bản mong muốn dẫn dắt các cuộc thảo luận và chứng minh cho thế giới thấy ý chí mạnh mẽ của G7 trước các vấn đề lớn mà cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt. Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 49 của G7 là sự kiện ngoại giao quan trọng nhất của Nhật Bản trong năm nay. Việc chính phủ Nhật Bản quyết định tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay tại Hiroshima, thành phố đầu tiên trên thế giới bị ném bom nguyên tử  và đã phục hồi sau thiệt hại nặng nề do vũ khí nguyên tử gây ra có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng chưa từng có, bao gồm nguy cơ sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Hiroshima được xem là địa điểm thích hợp nhất để thể hiện cam kết vì hòa bình, và các nhà lãnh đạo của các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân như Mỹ, Anh, Pháp sẽ cùng gặp mặt trực tiếp tại thành phố đầu tiên trên thế giới bị ném bom nguyên tử.

Tuyên bố chung của Hội nghị Ngoại trưởng G7 năm 2023

Nhiệm kỳ chủ tịch G7 trong một năm bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 12, và việc chuẩn bị cũng như các thủ tục cho hội nghị thượng đỉnh (cuộc họp cấp cao) được tổ chức thông qua các cuộc họp trù bị cấp công tác và các cuộc họp cấp bộ trưởng (các cuộc họp khẩn cấp cũng có thể được triệu tập trong tình hình quốc tế cấp bách). Theo khuôn khổ đó, Hội nghị Ngoại trưởng G7 năm 2023 đã được tổ chức từ ngày 16 đến 18 tháng 4 tại Karuizawa (thuộc tỉnh Nagano, miền Trung Nhật Bản). Ngày 18/4/2023, Hội nghị Ngoại trưởng G7 năm nay đã khép lại và một Tuyên bố chung đã được đưa ra khái quát kết quả của các cuộc thảo luận. Sau đây là nội dung chi tiết của Tuyên bố chung này:

Liên quan đến xung đột Nga – Ukraine: Tuyên bố chung năm nay với những ngôn từ mạnh mẽ đã phê phán việc Nga tiếp tục gây hấn ở Ukraine, kêu gọi nước này rút toàn bộ quân đội ngay lập tức và vô điều kiện. Bên cạnh đó, tuyên bố chung cũng cho rằng, việc Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẽ triển khai vũ khí hạt nhân ở nước láng giềng Belarus là điều không thể chấp nhận được. Theo G7, việc lần đầu tiên Nga tuyên bố triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ quốc gia khác kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc hơn 30 năm trước là một kế hoạch "nguy hiểm" và "vô trách nhiệm". Các ngoại trưởng nhóm G7 cũng tuyên bố việc tiếp tục hỗ trợ Ukraine là cần thiết, đồng thời yêu cầu các nước thứ ba ngừng cung cấp vũ khí cho Nga. Ngoài ra, tuyên bố chung cũng lên án mạnh mẽ việc Nga sử dụng thông tin sai lệch để giành được sự ủng hộ của quốc tế, Hội nghị Ngoại trưởng G7 không công bố biện pháp trừng phạt mới nào đối với Nga liên quan chiến dịch quân sự tại Ukraine, trong khi nhấn mạnh việc thực hiện một cách nghiêm khắc các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga.

Liên quan tới Trung Quốc: Tuyên bố chung phản đối mạnh mẽ các âm mưu, nỗ lực thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc ép buộc, đồng thời thể hiện sự quan ngại sâu sắc về tình hình ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình và ổn định ở Eo biển Đài Loan.

Ngoài ra, nội dung cũng đề cập đến vấn đề một công dân Nhật Bản bị giam giữ tại Trung Quốc, đồng thời kêu gọi Trung Quốc tuân thủ Công ước Viên về Quan hệ Lãnh sự. Hồi đầu tháng 3 năm nay, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết một người đàn ông Nhật Bản ngoài 50 tuổi đã bị bắt giữ vì tình nghi hoạt động gián điệp. Trong khi đó, theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, nước này chưa nhận được lời giải thích về việc bắt giữ nhân viên một công ty dược phẩm là công dân của Nhật Bản từ phía Trung Quốc.

(Còn nữa)

 

TS. Đỗ Thị Ánh

Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. 1. https://www.kantei.go.jp/g7hiroshima_summit2023/index.html
  2. 2. https://www.mofa.go.jp/mofaj/ecm/ec/page24_002025.html
  3. 3. https://www.gov-online.go.jp/eng/publicity/book/hlj/html/202304/202304_00_jp.html
  4. 4. https://www3.nhk.or.jp/news/html/20230418/k10014041771000.html
  5. 5. https://www.nikkei.com/theme/?dw=18060700
  6. 6. https://www3.nhk.or.jp/news/html/20230418/k10014041961000.html
  7. 7. https://www.yomiuri.co.jp/politics/20230419-OYT1T50032/
  8. 8. https://mainichi.jp/articles/20230418/k00/00m/030/100000c

 

 

 

Tin tức khác

BẦU CỬ HẠ VIỆN NHẬT BẢN VÀ NHỮNG HỆ LỤY
BẦU CỬ HẠ VIỆN NHẬT BẢN VÀ NHỮNG HỆ LỤY

Thủ tướng mới nhậm chức Ishiba Shigeru đã tuyên bố giải tán Hạ viện để bầu lại ngay sau khi nhậm chức vào đầu tháng 10 năm 2024, với hy vọng tận dụ ...

ÔNG ISHIBA SHIGERU TRỞ THÀNH THỦ TƯỚNG THỨ 103 CỦA NHẬT BẢN
ÔNG ISHIBA SHIGERU TRỞ THÀNH THỦ TƯỚNG THỨ 103 CỦA NHẬT BẢN

Vào chiều ngày 11/11/2024, Hạ viện Nhật Bản đã tổ chức phiên họp toàn thể để bầu chọn thủ tướng. Trong cuộc bầu chọn lần đầu, không có ứng viên nào ...

ÔNG SHIGERU ISHIBA TRỞ THÀNH TÂN THỦ TƯỚNG CỦA NHẬT BẢN
ÔNG SHIGERU ISHIBA TRỞ THÀNH TÂN THỦ TƯỚNG CỦA NHẬT BẢN

Ngày 1/10, Quốc hội Nhật Bản đã họp phiên bất thường và bầu Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP), ông Shigeru Ishiba làm tân thủ tướng của nước này. T ...

ĐẢNG LDP BẦU LÃNH ĐẠO THAY THẾ THỦ TƯỚNG KISHIDA: CỰU BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG ISHIBA ĐẮC ...
ĐẢNG LDP BẦU LÃNH ĐẠO THAY THẾ THỦ TƯỚNG KISHIDA: CỰU BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG ISHIBA ĐẮC ...

Cuộc bầu cử chức chủ tịch đảng cầm quyền Tự do Dân chủ Nhật Bản (LDP) đã diễn ra vào ngày 27/9/2024. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, thu hút s ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn