GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

ĐỘNG THÁI CỦA NHẬT BẢN TRƯỚC VIỆC ÔNG DONAL TRUMP ĐẮC CỬ TỔNG THỐNG MỸ

Đăng ngày: 15-11-2016, 10:25

Cuộc bầu cử Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ đã kết thúc với chiến thắng gây sốc của ông Donal Trump thuộc đảng Cộng hòa. Sau khi cuộc bầu cử kết thúc, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã gửi lời chúc mừng đến Tổng thống mới đắc cử Donal Trump. Thủ tướng Abe đánh giá ông Donal Trump là doanh nhân tài năng, không chỉ đóng góp cho nền kinh tế Mỹ mà còn là nhà lãnh đạo mạnh mẽ dẫn dắt nước Mỹ. Sự ổn định của khu vực châu Á Thái Bình Dương là động lực kinh tế thế giới, tạo ra hòa bình và phồn vinh cho nước Mỹ. Nhật Bản và Mỹ là quốc gia đồng minh thân cận, gắn kết trên khuôn khổ các giá trị chung như tự do, chủ nghĩa dân chủ, quyền con người và sự tuân phủ pháp luật. Bên cạnh hợp tác chặt chẽ với Tổng thống mới đắc cử Donal Trump, Thủ tướng Abe muốn tăng cường hơn nữa quan hệ đồng minh Nhật – Mỹ, hai nước thực sự giữ vai trò chủ đạo nhằm đảm bảo phồn vinh và hòa bình khu vực châu Á Thái Bình Dương. Trong thế kỷ 21, đồng minh Nhật – Mỹ kỳ vọng hợp tác đóng góp giải quyết các vấn đề thế giới đang đối mặt, Thủ tướng Abe muốn cùng ông Donal Trump cùng giải quyết các vấn đề của thế giới hiện nay[1].

Ngày 10/11, Thủ tướng Abe đã gọi điện cho ông Donal Trump và nói chuyện trong khoảng 20 phút. Ông Abe trực tiếp nói lời chúc mừng và tin tưởng dưới tài năng lãnh đạo của ông Donal Trump, Mỹ sẽ là là cường quốc vĩ đại hơn nữa. Hai bên nhất trí thu xếp cuộc hội đàm diễn ra ngày 17/11 tại NewYork, Mỹ[2].

Tổng thống mới đắc cử Donal Trump là người theo chủ nghĩa dân tộc, chính sách đối ngoại của ông dựa trên các lợi ích của Mỹ, với mục tiêu mà ông tuyên bố ngay từ đầu chiến dịch tranh cử là “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Với tư cách là cường quốc số một thế giới, Mỹ có vai trò chi phối các vấn đề toàn cầu và có ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ quốc tế. Bởi vậy, chính sách đối ngoại của Mỹ với các đồng minh và đối thủ tại châu Âu, châu Á,… luôn là tâm điểm chính trị toàn cầu.

Một trong những quan điểm đáng chú ý của ông Donal Trump là đưa ra vấn đề về tính hữu ích của việc Mỹ đóng quân tại Nhật Bản và Hàn Quốc, liên quan trực tiếp trụ cột sức mạnh quân sự Mỹ tại Đông Á trong 70 năm qua (Mỹ hiện duy trì 40.000 quân tại Nhật Bản và 28.000 quân tại Hàn Quốc). Ông Trump muốn Nhật Bản và Hàn Quốc phải trả tiền cho việc Mỹ đóng quân bảo vệ nước này, nếu không làm được điều này thì hai nước nên tự phát triển vũ khí hạt nhân để ngăn chặn và bảo vệ bản thân mình. Đề xuất của ông Trump đi ngược lại chính sách của Mỹ trong nhiều thập kỷ qua, đó là ngăn chặn việc triển khai vũ khí hạt nhân. Thậm chí các thế lực được cho là hiếu chiến quân sự tại Nhật Bản và Hàn Quốc đều rất thận trọng khi nói về sự cần thiết phải có vũ khí hạt nhân[3].

Liên quan đến vấn đề sở hữu vũ khí hạt nhân, cuối tháng 10 vừa qua, Nhật Bản bỏ phiếu phản đối khi một ủy ban của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết kêu gọi soạn thảo hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân. Nghị quyết do khoảng 50 nước không sở hữu vũ khí hạt nhân đệ trình kêu gọi khởi động đàm phán một hiệp ước mang tính ràng buộc về mặt pháp lý tại New York vào tháng 3 tới. Có 123 nước bỏ phiếu ủng hộ, 38 nước bỏ phiếu phản đối, và 16 nước bỏ phiếu trắng. Trong số các cường quốc hạt nhân, Mỹ và Nga phản đối nghị quyết này. Trung Quốc và Ấn Độ bỏ phiếu trắng. Lập trường cơ bản của Nhật Bản là thực hiện giải trừ vũ khí theo từng giai đoạn, trong khi cố gắng đưa các nước sở hữu vũ khí hạt nhân tham gia vào nỗ lực chung. Nhật Bản phản đối nghị quyết vì các nước muốn thông qua lệnh cấm chỉ trong một bước, đi ngược lại với lập trường của Nhật Bản. Ngoài ra, về mặt địa lý Nhật Bản nằm giữa các nước sở hữu vũ khí hạt nhân như Trung Quốc, Nga và Bắc Triều Tiên. Do tình hình an ninh ở Đông Bắc Á xấu đi, Nhật Bản không còn cách nào khác là phải dựa vào năng lực răn đe hạt nhân của Mỹ. Nếu Nhật Bản bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết, tức là đã tự mâu thuẫn với chính mình.

Ông Donal Trump là người có chủ trương chống tự do thương mại với nước ngoài nhằm bảo vệ thị trường nội địa. Trong chiến dịch tranh cử, ông chi trích Hiệp Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ủng hộ mạnh mẽ chính sách bảo hộ, tuyên bố sẽ áp dụng áp dụng thuế nhập khẩu đối với các hàng hóa từ Trung Quốc để trừng phạt nước này. Nếu Mỹ không thông qua TPP có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên các nước châu Á đã ký kết tham gia bởi hiệp ước thương mại mang lại những động lực bên ngoài giúp các nước này đạt được các mục tiêu lớn ở trong nước. Theo dự kiến, Nhật Bản sẽ thông qua các dự luật để phê chuẩn TPP tại kỳ họp Quốc hội lần này. Điều này cho thấy Nhật Bản không có ý định đàm phán lại hiệp định này và Chính phủ Nhật Bản coi TPP là một yếu tố chủ chốt trong chiến lược tăng trưởng của mình. Tuy nhiên, hiệp định thương mại này sẽ không thể có hiệu lực nếu Mỹ không tham gia.

Nhận định về vấn đề này, ông Hasegawa Katsuyuki, Trưởng ban Nghiên cứu Thị trường của Viện Nghiên cứu Mizuho cho rằng thương mại tự do có thể gây ra một số tác động tiêu cực trong ngắn hạn song mở rộng thương mại sẽ đem lại tác động tích cực thực tế đối với nền kinh tế thế giới. Giữ nước Mỹ trong luồng thương mại tự do là cần thiết không chỉ đối với Nhật Bản mà còn đối với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, làn sóng bảo hộ có thể lan rộng trên thế giới tùy thuộc vào chính sách nào sẽ được thông qua dưới thời ông Trump. Nhật Bản nên tiếp tục xúc tiến các đàm phán thương mại tự do với các nước và các khu vực khác nhau bao gồm các đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với Liên minh châu Âu và Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), trong đó bao gồm cả khu vực Đông Á.

Ông Trump nói ông sẽ áp mức thuế quan 45% đối với các sản phẩm từ Trung Quốc và sẽ tăng thuế quan đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Mexico. Các hãng sản xuất ô tô của Nhật Bản đã sản xuất xe ở Mexico và các nước Mỹ Latinh khác và xuất khẩu sang các thị trường Bắc Mỹ và các khu vực khác của thế giới. Do đó, người ta lo ngại rằng thay đổi trong chính sách thuế quan của Mỹ có thể gây ra tác động trực tiếp đối với chiến lược kinh doanh toàn cầu của các hãng sản xuất ô tô Nhật Bản.

Nếu ông Trump tiếp tục duy trì chính sách bảo hộ, các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ phải xem xét lại chiến lược sản xuất ở nước ngoài và mạng lưới cung ứng toàn cầu. Nền kinh tế Nhật Bản có thể phải đối mặt với một loạt thách thức lớn trong giai đoạn 4 năm sau khi ông Trump lên nắm quyền vào tháng 1 tới. Tuy nhiên, ông Trump cũng đã đề xuất thêm 5.300 tỷ đôla Mỹ vào ngân sách liên bang trong 10 năm tới. Nếu quyết định này dẫn đến đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở Mỹ tăng, điều này có thể đem lại cơ hội kinh doanh trong xuất khẩu cơ sở hạ tầng Nhật Bản với chất lượng cao[4].

Tại kỳ họp quốc hội ngày 14/11, Thủ tướng Abe đã nói rằng kết quả bầu cử Mỹ khiến việc thực hiện hiệp định TPP trong tình trạng rất khó khăn. Ông muốn gặp gỡ với Tổng thống mới đắc cử Donal Trump, truyền tải lập trường coi trọng tự do thương mại và đồng minh Nhật - Mỹ, xây dụng mối quan hệ tin tưởng giữa hai bên[5].

Trước đây, Chính phủ Nhật đã thể hiện một lập trường trung lập đối với kết quả bầu cử tổng thống Mỹ. Nhưng dường như mọi người đã hy vọng bà Clinton thắng vì họ quen thuộc và an tâm hơn với những chính sách ngoại giao và an ninh của bà. Hiện tại, chính phủ Nhật Bản nỗ lực thiết lập quan hệ thân thiết với các thành viên trong ê-kíp chuyển giao chính quyền mới, đồng thời muốn hiểu rõ hơn chính sách đối ngoại của ông Donal Trump và các nghị sĩ đảng Cộng hòa.

Phan Cao Nhật Anh, Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á

[1]「日米は普遍的価値の絆で固く結ばれた揺るぎない同盟国」「手を携えて世界の直面する諸課題に共に取り組んでいきたい」安倍晋三首相が祝辞

http://www.sankei.com/politics/news/161109/plt1611090026-n1.html

[2]首相 トランプ氏と電話会談 17日にNYで会談で調整

http://www3.nhk.or.jp/news/html/20161110/k10010763061000.html?utm_int=news-politics_contents_list-items_001

[3]  Nước Mỹ trước thềm bầu cử Tỏng thống

Bản dịch của Thông tấn xã Việt Nam, Tài liệu tham khảo – chuyên đề số 10-11/2016, tr.54

[4]Tin NHK cập nhật ngày 10/11/2016

http://www3.nhk.or.jp/nhkworld/vi/

[5]TPP 参院特別委で米大統領選の結果受けた論戦へ

http://www3.nhk.or.jp/news/html/20161115/k10010769091000.html?utm_int=news-politics_contents_list-items_006

Tin tức khác

BẦU CỬ HẠ VIỆN NHẬT BẢN VÀ NHỮNG HỆ LỤY
BẦU CỬ HẠ VIỆN NHẬT BẢN VÀ NHỮNG HỆ LỤY

Thủ tướng mới nhậm chức Ishiba Shigeru đã tuyên bố giải tán Hạ viện để bầu lại ngay sau khi nhậm chức vào đầu tháng 10 năm 2024, với hy vọng tận dụ ...

ÔNG ISHIBA SHIGERU TRỞ THÀNH THỦ TƯỚNG THỨ 103 CỦA NHẬT BẢN
ÔNG ISHIBA SHIGERU TRỞ THÀNH THỦ TƯỚNG THỨ 103 CỦA NHẬT BẢN

Vào chiều ngày 11/11/2024, Hạ viện Nhật Bản đã tổ chức phiên họp toàn thể để bầu chọn thủ tướng. Trong cuộc bầu chọn lần đầu, không có ứng viên nào ...

ÔNG SHIGERU ISHIBA TRỞ THÀNH TÂN THỦ TƯỚNG CỦA NHẬT BẢN
ÔNG SHIGERU ISHIBA TRỞ THÀNH TÂN THỦ TƯỚNG CỦA NHẬT BẢN

Ngày 1/10, Quốc hội Nhật Bản đã họp phiên bất thường và bầu Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP), ông Shigeru Ishiba làm tân thủ tướng của nước này. T ...

ĐẢNG LDP BẦU LÃNH ĐẠO THAY THẾ THỦ TƯỚNG KISHIDA: CỰU BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG ISHIBA ĐẮC ...
ĐẢNG LDP BẦU LÃNH ĐẠO THAY THẾ THỦ TƯỚNG KISHIDA: CỰU BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG ISHIBA ĐẮC ...

Cuộc bầu cử chức chủ tịch đảng cầm quyền Tự do Dân chủ Nhật Bản (LDP) đã diễn ra vào ngày 27/9/2024. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, thu hút s ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn