GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG NHẬT BẢN THĂM ĐỀN YASUKUNI VÀ PHẢN ỨNG CỦA TRUNG - HÀN

Đăng ngày: 7-01-2017, 10:17

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada ngày 29/12 đã đến thăm ngôi đền Yasukuni ngay sau khi tháp tùng Thủ tướng Shinzo Abe trong chuyến thăm lịch sử tới Trân Châu Cảng. Đây là lần đầu tiên bà Inada tới thăm đền Yasukuni từ khi nắm giữ chức vụ quan trọng trong chính quyền từ tháng 8. Đền Yasukuni là ngôi đền chiến tranh thờ hàng triệu binh sĩ Nhật Bản chết trận, bị nhiều nước như Trung Quốc hay Hàn Quốc chỉ trích bởi các quốc gia này từng bị quân đội Nhật hoàng xâm chiếm trong nửa đầu thế kỷ 20[1].

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada nổi tiếng là một người có quan điểm chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ và thường xuyên viếng thăm đền Yasukuni. Dù vậy, bà đã kiềm chế hành động này kể từ khi lên làm bộ trưởng quốc phòng. Phát biểu sau chuyến thăm đền Yasukuni đầu tiên trong cương vị mới, bà nói: Dù quan điểm lịch sử có như thế nào thì bất kỳ quốc gia nào cũng sẽ hiểu được những hành động thể hiện sự kính trọng và tưởng nhớ đến những người đã hy sinh cho tổ quốc [2].

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Tomomi Inada tới đền Yasukuni ở Tokyo đã khiến Trung Quốc và Hàn Quốc phản đối kịch liệt. Những nước này xem đền Yasukuni là một biểu tượng của các tội ác chiến tranh của Nhật Bản trước và sau Thế chiến thứ II.

Bộ ngoại giao Hàn Quốc lên án cho rằng đây là hành động tồi tệ và sau đó đã triệu nhà ngoại giao Nhật Kohei Maruyama tại Seoul tới để phản đối. Bộ ngoại giao Hàn Quốc nói rằng: thật là tồi tệ khi một chính trị gia Nhật Bản có những vai trò và trách nhiệm lớn lại tới viếng đền Yasukuni, nơi tôn vinh các cuộc xâm lược thuộc địa và những cuộc chiến tranh xâm lược trong quá khứ, nơi thờ cúng những người có tội trong chiến tranh. Bên cạnh đó, Bộ quốc phòng Hàn Quốc cũng bày tỏ những quan ngại sâu sắc và lấy làm tiếc về sự việc này.

Phải khẳng định rằng trong thời gian qua, hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc đã có nhiều nỗ lực nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, cụ thể như việc thông qua thỏa thuận giữa hai nước về vấn đề phụ nữ Hàn Quốc bị ép mua vui cho lính Nhật trong Thế chiến II. Tuy nhiên, với chuyến thăm đền Yasukuni của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật, đối với Hàn Quốc hành động đó như dội một gáo nước lạnh vào những nỗ lực của Chính phủ Hàn trong thời gian qua.

Về phía Trung Quốc, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cũng đã lên tiếng phản đối chuyến thăm của bà Inada và nói rằng: hành động này không chỉ phản ánh quan điểm ngoan cố sai lạc về lịch sử của một số người Nhật Bản, mà nó còn gây ra mỉa mai sâu sắc về chuyến thăm hòa giải tại Trân Châu Cảng của thủ tướng Abe trước đó.

Tờ Thời báo Hoàn Cầu, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng nhấn mạnh thời gian của chuyến thăm và tìm cách công kích, gắn kết 2 sự kiện kế tiếp ở trên với nhau. Theo tờ báo, bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản đã bày tỏ lòng tôn kính đối với các linh hồn sau khi nói về sự hòa giải [3].

Hiện nay, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang nỗ lực để đưa Nhật Bản trở thành một “quốc gia bình thường” như các nước khác, thúc đẩy sửa đổi Hiến pháp, cho phép quân đội tích cực triển khai các nhiệm vụ quân sự ở nước ngoài, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc hay thực hiện quyền phòng thủ tập thể, tích cực tham gia các vấn đề quốc tế…

Những hoạt động đó của Nhật Bản sẽ góp phần tăng cường vai trò ảnh hưởng quốc tế, tuy nhiên nó luôn khiến cho Trung Quốc cảm thấy lo ngại. Trên thực tế, hiện nay quan hệ Trung - Nhật tiếp tục bị cản trở bởi nhiều vấn đề như vấn đề đảo Senkaku/ Điếu Ngư, vấn đề gia tăng các hoạt động quân sự ở các vùng biển xung quanh, vấn đề Biển Đông… Như vậy, đương nhiên khi Nhật Bản có bất cứ hành động nào dù là to hay nhỏ thì cũng khiến Trung Quốc quan tâm và lo ngại và việc Trung Quốc lên tiếng phản đối chuyến thăm của bà Inada là điều dễ hiểu.

Dù là quá khứ hay hiện tại thì những chuyến viếng thăm đền Yasukuni của bất cứ quan chức cấp cao nào của Nhật Bản cũng là nguyên nhân thổi bùng lên sự tranh cãi ngoại giao với Trung Quốc và Hàn Quốc, bởi Bắc Kinh và Seoul luôn coi ngôi đền này là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, đại diện cho cái nhìn sai lệch về quá khứ quân phiệt; là biểu tượng cho sự thiếu hối cải của Tokyo; là hình ảnh gợi nhắc lại những nỗi đau chiến tranh. Hành động phản đối của Trung – Hàn cho thấy cả hai quốc gia này đều chưa vượt qua được những rào cản về mặt lịch sử. Trước những tình hình thế giới có nhiều bất ổn và nhiều vấn đề quan trọng phải giải quyết như hiện nay thì điều cần thiết bây giờ là các nước láng giềng của Tokyo cần mở lòng hơn nữa để cùng nhau hợp tác phát triển hướng tới tương lai tốt đẹp.

Trần Mỹ Hoa, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

[1] Defense minister visits Yasukuni shrine one day after returning from Pearl Harbor

https://www.japantoday.com/category/politics/view/defense-minister-visits-yasukuni-shrine-one-day-after-returning-from-pearl-harbor

[2] Bộ trưởng Quốc phòng Nhật thăm đền Yasukuni, Trung - Hàn chỉ trích

http://www.baomoi.com/bo-truong-quoc-phong-nhat-tham-den-yasukuni-trung-han-chi-trich/c/21203960.epi

[3] Inada's Yasukuni visit draws criticism from China, S Korea

https://www.japantoday.com/category/politics/view/ministers-yasukuni-visit-draws-criticism-from-china-s-korea

 

 

Tin tức khác

BẦU CỬ HẠ VIỆN NHẬT BẢN VÀ NHỮNG HỆ LỤY
BẦU CỬ HẠ VIỆN NHẬT BẢN VÀ NHỮNG HỆ LỤY

Thủ tướng mới nhậm chức Ishiba Shigeru đã tuyên bố giải tán Hạ viện để bầu lại ngay sau khi nhậm chức vào đầu tháng 10 năm 2024, với hy vọng tận dụ ...

ÔNG ISHIBA SHIGERU TRỞ THÀNH THỦ TƯỚNG THỨ 103 CỦA NHẬT BẢN
ÔNG ISHIBA SHIGERU TRỞ THÀNH THỦ TƯỚNG THỨ 103 CỦA NHẬT BẢN

Vào chiều ngày 11/11/2024, Hạ viện Nhật Bản đã tổ chức phiên họp toàn thể để bầu chọn thủ tướng. Trong cuộc bầu chọn lần đầu, không có ứng viên nào ...

ÔNG SHIGERU ISHIBA TRỞ THÀNH TÂN THỦ TƯỚNG CỦA NHẬT BẢN
ÔNG SHIGERU ISHIBA TRỞ THÀNH TÂN THỦ TƯỚNG CỦA NHẬT BẢN

Ngày 1/10, Quốc hội Nhật Bản đã họp phiên bất thường và bầu Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP), ông Shigeru Ishiba làm tân thủ tướng của nước này. T ...

ĐẢNG LDP BẦU LÃNH ĐẠO THAY THẾ THỦ TƯỚNG KISHIDA: CỰU BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG ISHIBA ĐẮC ...
ĐẢNG LDP BẦU LÃNH ĐẠO THAY THẾ THỦ TƯỚNG KISHIDA: CỰU BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG ISHIBA ĐẮC ...

Cuộc bầu cử chức chủ tịch đảng cầm quyền Tự do Dân chủ Nhật Bản (LDP) đã diễn ra vào ngày 27/9/2024. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, thu hút s ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn