GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

KẾT QUẢ BẦU CỬ TỔNG THỐNG HÀN QUỐC VÀ QUAN HỆ NHẬT-HÀN

Đăng ngày: 13-05-2017, 00:00

Sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 9/5, nhà lãnh đạo theo quan điểm tự do Moon Jae-in đã chính thức trở thành Tổng thống Hàn Quốc thứ 19 và bắt đầu nhiệm kỳ 5 năm. Ông Moon Jae-in là một luật sư về nhân quyền, từng đảm nhiệm chức Chánh văn phòng nội các dưới thời cựu tổng thống Roh Moo-Hyun. Tân Tổng thống sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong nước và những vấn đề quốc tế nóng như quan hệ với Mỹ, Trung Quốc, Triều Tiên[1].

Trong cuộc tranh cử ông đã đánh bại hai đối thủ khác khi giành được khoảng 41,08 % số phiếu (13.423.800 phiếu), vượt xa hai đối khác là ông Hong Joon-pyo  24,03% và ông Ahn Cheol-soo 21,41%[2]. Đây là kết quả đúng như dự đoán bởi điều tra dư luận xã hội trước đó đều nhất quán ông Moon sẽ vượt qua các ứng viên khác thuộc phe bảo thủ và trung dung để trở thành nhà lãnh đạo Hàn Quốc.

Ông Hong Joon-pyo của Đảng Tự do Hàn Quốc theo đường lối bảo thủ, đảng cầm quyền trước đây, chưa bao giờ bày tỏ rõ ràng quan điểm của mình về Tổng thống bị bãi nhiệm Park Geun-hye. Khó để ông có thể chiến thắng cuộc bầu cử được tổ chức ra để chọn người thay thế bà Park sau khi bà bị luận tội.

Ông Ahn Cheol-soo của Đảng Nhân dân theo đường lối trung dung đã thay đổi hoàn toàn thái độ im lặng ban đầu của mình về việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD. Điều này cho thấy khó khăn mà ông phải đối mặt trong việc xác định lập trường chính trị trung lập tại Hàn Quốc, đất nước xưa nay vẫn bị chia rẽ giữa phe bảo thủ và phe tự do. Trong suốt chiến dịch tranh cử, ông Ahn nhấn mạnh rằng ông sẽ là tổng thống hàn gắn sự rạn nứt đã chia cắt xã hội Hàn Quốc. Thế nhưng dường như ông không thể đưa ra một câu trả lời có sức thuyết phục là ông sẽ đoàn kết đất nước lại bằng cách nào. Trong hoàn cảnh đó, sự lựa chọn cuối cùng của nhiều cử tri là điều dễ hiểu. Do thất bại khi chọn bà Park, một người bảo thủ, lên làm tổng thống, nên các cử tri quyết định quay sang trao quyền cho ông Moon, chính trị gia có tư tưởng tự do.

Sau khi ông Moon Jae-in nhậm chức Tổng thống Hàn Quốc, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã điện đàm nói lời chúc mừng, coi Hàn Quốc là nước láng giềng quan trọng có chung lợi ích chiến lược với Nhật Bản. Mối quan hệ Nhật-Hàn đã trải qua nhiều năm, hai nước nỗ lực xây đắp mối quan hệ hữu nghị. Thủ tướng Abe bày tỏ muốn cùng Tổng thống Moon xây dựng mối quan hệ Nhật-Hàn hướng tới tương lai. Mặt khác, Thủ tướng Abe đề cập đến thỏa thuận về vấn đề phụ nữ mua vui đã được hai nước ký kết vào cuối năm 2015. Ông yêu cầu phải có trách nhiệm thực thi thỏa thuận  được cộng đồng quốc tế đánh giá cao này[3].

Chính quyền Hàn Quốc thay đổi trong bối cảnh mối đe dọa hạt nhân đang dâng cao, cùng với mâu thuẫn về thỏa thuận phụ nữ mua vui mà hai bên đã ký kết vào cuối năm 2015. Điều này khiến Nhật Bản cần theo dõi chặt chẽ động thái của tân chính quyền Tổng thống Moon Jae-in để có những giải pháp thích hợp.

Thỏa thuận phụ nữ mua vui

Tân Tổng thống Moon Jae-in theo đường lối cải cách, so với người tiền nhiệm thuộc phe bảo thủ là bà Park Geun-hye, động thái với Nhật Bản có phần cứng rắn hơn. Xung quanh vấn đề phụ nữ mua vui, ông Moon có thái độ phê phán, yêu cầu xem xét thỏa thuận lại. Trong chiến dịch tranh cử ông đã nói sẽ xem xét lại để có thỏa thuận mới đươc sự đồng ý của người dân và các phụ nữ là nạn nhân chấp nhận. Ngược lại, chính phủ Nhật Bản không có ý định thỏa thuận lại, coi thỏa thuận đã ký kết là cách giải quyết cuối cùng, không thể đảo ngược.

Ngoài ra, quan hệ Nhật–Hàn có dấu hiệu nguội lạnh, ngay cả về vấn đề bức tượng phụ nữ mua vui trước cổng lãnh sự Nhật Bản ở Busan, khó có thể cho là chính quyền ông Moon sẽ có động thái dỡ bỏ ngay bức tượng theo yêu cầu của chính phủ Nhật Bản. Thậm chí ông Moon từng nói việc đặt bức tượng trước lãnh sự Nhật Bản tại Busan là có ý nghĩa của nó. Nhiều ý kiến cho rằng việc giải quyết vấn đề này phải mất thời gian tính bằng năm.

Tại Hàn Quốc, dư luận phản đối thỏa thuận Nhật-Hàn 2015 vẫn còn mạnh mẽ. Có cảm giác người dân Hàn Quốc kỳ vọng rất nhiều vào ông Moon nên chắc chắn tân Tổng thống Hàn Quộc phải nỗ lực đáp ứng kỳ vọng của người dân. Giả sử, dư luận đòi xem xét lại thỏa thuận Nhật-Hàn gia tăng, không biết ông Moon sẽ xử lý như thế nào, và cũng khi đó mới thấy rõ được tư tưởng chính sách với Nhật Bản của Tổng thống Moon.

Vấn đề Triều Tiên

Nhằm phản đối Triều Tiên liên tục bắn tên lửa và thử nghiệm hạt nhân, Nhật-Hàn có liên kết chặt chẽ, kết hợp đối thoại và gây áp lực với Bình Nhưỡng. Nhưng ông Moon có đường lối ôn hòa với Triều Tiên, có lập trường chú trọng đối thoại. Ông Moon từng nói rằng suy nghĩ coi Triều Tiên là kẻ thù trọng yếu là không thích hợp và có thể ông sẽ gặp chủ tịch Kim Jong-un.

Trong chiến dịch tranh cử, ông Moon đưa ra cam kết khôi phục “Chính sách ánh dương”, có nghĩa là tiến hành đàm phán với Triều Tiên về chương trình hạt nhân. Dù thừa nhận cần phải áp đặt những biện pháp cấm vận và ngăn chặn Triều Tiên, song ông cho rằng chỉ các biện pháp này thôi chưa đủ để giải quyết các cuộc xung đột và khiến Bình Nhưỡng từ bỏ việc phát triển chương trình hạt nhân. Ông khẳng định cần đối thoại trực tiếp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Theo ông Moon, chỉ có đàm phán đi kèm các thỏa thuận thương mại với Triều Tiên mới giúp làm giảm căng thẳng và thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ chính sách quân sự của mình[4].

Chủ trương của ông Moon Jae-in đi ngược lại với chính sách cứng rắn của Tổng thống Donal Trump về vấn đề Triều Tiên. Mặt khác, Thủ tướng Abe có lập trường rằng đối thoại chỉ để đối thoại không giải quyết được vấn đề. Ông Moon có tư tưởng đối thoại Nam-Bắc, Thủ tướng Abe muốn tái triển khai Hội nghị đàm phán 6 bên, rõ ràng hai ông có suy nghĩ, cách tiếp cận khác nhau[5].

Trong tình hình này, có lẽ Chính phủ Nhật Bản nhanh chóng tiến hành trao đổi ý kiến thẳng thắn với lãnh đạo Hàn Quốc cho dù cách suy nghĩ có khác nhau. Có thể là tiến hành hội nghị Nhật-Trung-Hàn, hội nghị từng dự kiến tổ chức vào cuối năm 2016 tại Tokyo nhưng đã bị hoãn lại vì bất ổn chính trị Hàn Quốc. Hoặc Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế lớn (G20) tổ chức vào tháng 7 tới đây tại Đức sẽ là cơ hội để Thủ tướng Shinzo Abe gặp gỡ với tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.

Phan Cao Nhật Anh, Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á

[1]Liệu tân tổng thống Hàn Quốc có thực hiện được những lời hứa của minh?

Foreign Affairs-9/5/2017, bản dịch của Thông tấn xã Việt Nam, Tài liệu tham khảo đặc biệt 11/5/2017, tr.8

[2]韓国大統領選挙

https://www3.nhk.or.jp/news/special/koreanpresident/?utm_int=detail_contents_special_002

[3]日韓首脳 初の電話会

https://www3.nhk.or.jp/news/html/20170511/k10010977841000.html

[4]Chủ trương chính sách đối nội và đối ngoại của tân Tổng thống Hàn Quốc

Bản dịch của Thông tấn xã Việt Nam, Tin tham khảo thế giới 11/5/2017, tr.15

[5]「韓国大統領にムン氏 今後の日韓関係は」

http://www.nhk.or.jp/kaisetsu-blog/300/270221.html

Tin tức khác

BẦU CỬ HẠ VIỆN NHẬT BẢN VÀ NHỮNG HỆ LỤY
BẦU CỬ HẠ VIỆN NHẬT BẢN VÀ NHỮNG HỆ LỤY

Thủ tướng mới nhậm chức Ishiba Shigeru đã tuyên bố giải tán Hạ viện để bầu lại ngay sau khi nhậm chức vào đầu tháng 10 năm 2024, với hy vọng tận dụ ...

ÔNG ISHIBA SHIGERU TRỞ THÀNH THỦ TƯỚNG THỨ 103 CỦA NHẬT BẢN
ÔNG ISHIBA SHIGERU TRỞ THÀNH THỦ TƯỚNG THỨ 103 CỦA NHẬT BẢN

Vào chiều ngày 11/11/2024, Hạ viện Nhật Bản đã tổ chức phiên họp toàn thể để bầu chọn thủ tướng. Trong cuộc bầu chọn lần đầu, không có ứng viên nào ...

ÔNG SHIGERU ISHIBA TRỞ THÀNH TÂN THỦ TƯỚNG CỦA NHẬT BẢN
ÔNG SHIGERU ISHIBA TRỞ THÀNH TÂN THỦ TƯỚNG CỦA NHẬT BẢN

Ngày 1/10, Quốc hội Nhật Bản đã họp phiên bất thường và bầu Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP), ông Shigeru Ishiba làm tân thủ tướng của nước này. T ...

ĐẢNG LDP BẦU LÃNH ĐẠO THAY THẾ THỦ TƯỚNG KISHIDA: CỰU BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG ISHIBA ĐẮC ...
ĐẢNG LDP BẦU LÃNH ĐẠO THAY THẾ THỦ TƯỚNG KISHIDA: CỰU BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG ISHIBA ĐẮC ...

Cuộc bầu cử chức chủ tịch đảng cầm quyền Tự do Dân chủ Nhật Bản (LDP) đã diễn ra vào ngày 27/9/2024. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, thu hút s ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn