GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

NHỮNG DẤU HIỆU TAN BĂNG TRONG QUAN HỆ NHẬT BẢN-TRUNG QUỐC

Đăng ngày: 5-06-2018, 05:41

Kể từ sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đến Nhật Bản (từ ngày 15/4 đến 17/4), quan hệ Trung – Nhật đang có xu hướng cải thiện. Tại buổi họp báo ngày 16/4, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc cho biết, Trung Quốc mong muốn Bắc Kinh mong muốn quan hệ hai nước sẽ trở lại "quỹ đạo bình thường", hai bên tiếp tục duy trì kết nối, nỗ lực thúc đẩy quan hệ hai nước tiếp tục cải thiện, phát triển. Năm 2018 là tròn 40 năm ký kết “Hiệp ước hòa bình hữu nghị Trung - Nhật” nên hai bên cần tuân thủ tinh thần nguyên tắc trong 4 văn kiện chính trị đã được ký kết: nhìn thẳng vào lịch sử, tuân thủ nguyên tắc, thực hiện nghiêm nhận thức chung mà lãnh đạo hai nước đã đạt được nhằm bảo đảm quan hệ song phương phát triển đúng hướng[1].

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc cũng tạo điều kiện cho các cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước. Gần đây nhất, chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường từ ngày 8-11/5 là một sự kiện nổi bật đáng chú ý trong bối cảnh quan hệ Trung-Nhật ảm đảm suốt một thập kỷ qua. Đây là lần đầu tiên Lý Khắc Cường thăm Nhật Bản kể từ khi nhậm chức thủ tướng năm 2013, và đây cũng là chuyến thăm chính thức duy nhất của một thủ tướng Trung Quốc đến Nhật Bản trong vòng 8 năm qua. Mặc dù chuyến thăm của ông Lý Khắc Cường bị lu mờ bởi những diễn biến đầy kịch tính liên quan đến hồ sơ hạt nhân của Iran và Triều Tiên, song đây vẫn là động thái có ý nghĩa nhất của 2 chính phủ Nhật Bản và Trung Quốc trong những năm gần đây nhằm khôi phục các mối quan hệ song phương[2].

Thực tế, những dấu hiệu của sự "tan băng" đã đến sớm hơn nhiều. Tháng 6/2017, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã bày tỏ sẵn sàng hợp tác với sáng kiến "Vành đai và Con đường (BRI), chính sách đối ngoại của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Sự thay đổi này trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản đã lập tức được Chính phủ Trung Quốc hoan nghênh, tình cờ trùng hợp với thời điểm Trung Quốc tái định hướng chính sách đối ngoại cũng như cải thiện các mối quan hệ với Hàn Quốc và Nhật Bản. Động thái hướng tới các quan hệ song phương thân thiết hơn đã được nâng lên mức cao nhất hồi tháng Tư vừa qua, khi cuộc đối thoại kinh tế cấp cao giữa Nhật Bản và Trung Quốc được tổ chức tại Tokyo sau 8 năm gián đoạn[3].

Do đó, chuyến thăm của Lý Khắc Cường là đỉnh cao của mối quan hệ nồng ấm giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Ngoài việc tiến hành các cuộc hội đàm ở Tokyo, Thủ tướng Abe đã cùng đi với người đồng cấp Trung Quốc tới Hokkaido và tiễn ông Lý Khắc Cường ra sân bay để về nước. Đáp lại, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã thông báo rằng Trung Quốc sẽ nới hạn ngạch đầu tư của Nhật Bản vào thị trường chứng khoán, trái phiếu và các tài khoản giao dịch khác lên mức 200 tỷ Nhân dân tệ (RMB) và tặng một đôi cò quăm, loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng, cho Nhật Bản.

Trong một dấu hiệu cải thiện quan hệ khác, hai bên đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực bao gồm đầu tư, an sinh xã hội và trao đổi văn hóa. Đặc biệt, Tokyo và Bắc Kinh đã nhất trí về một cơ chế liên lạc trên không và trên biển mà hai nước tìm kiếm bấy lâu nay nhằm ngăn chặn các cuộc đụng độ quân sự ngoài ý muốn giữa lực lượng hai nước trong và trên các vùng biển xung quanh.

Đối với Nhật Bản, sự "tan băng" trong quan hệ chính trị và kinh tế hiện nay sẽ có lợi cho việc tăng cường hơn nữa "sự hợp tác thiết thực" và giải quyết, kiềm chế các cuộc xung đột với Trung Quốc. Kỳ vọng từ phía Trung Quốc có thể cao hơn nhiều. Để đối phó với Mỹ, Thủ tướng Lý Khắc Cường kêu gọi hai quốc gia cùng kiên quyết chống chủ nghĩa bảo hộ và hành động đơn phương. Bằng cách thúc đẩy đàm phán về thỏa thuận thương mại tự do Trung-Nhật-Hàn và cải thiện quan hệ song phương với Nhật Bản, Trung Quốc hy vọng sẽ giảm bớt sức ép kinh tế từ chính quyền Trump và chia rẽ Nhật Bản với Mỹ trong lúc chờ đợi[4].

Do chính sách Nhật Bản hiện nay của Trung Quốc tập trung vào thúc đẩy hợp tác chính phủ, tăng cường quan hệ kinh tế và xây dựng một hình ảnh thiện chí của Trung Quốc tại Nhật Bản, hợp tác kinh tế và trao đổi văn hóa giữa hai nước đang bắt đầu có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, những căng thẳng chính trị và an ninh không chắc sẽ giảm bớt nhờ những trao đổi kinh tế và văn hóa này vì nhiều lý do.

Với sự nhiệt tình của Trung Quốc trong việc cải thiện quan hệ song phương với cả Nhật Bản và Hàn Quốc, việc thúc đẩy hợp tác ba bên giữa 3 cường quốc ở châu Á, và mong muốn của Nhật Bản ổn định quan hệ song phương với Trung Quốc, hợp tác kinh tế và trao đổi văn hóa được dự báo sẽ bùng nổ. Theo nghĩa này, cái giá của các vụ đụng độ quân sự và leo thang đối đầu chính trị đang gia tăng. Tuy nhiên, Trung Quốc và Nhật Bản sẽ tiếp tục đàm phán bí mật.

Trong bối cảnh những tranh chấp thương mại Mỹ-Trung đang căng thẳng, việc cải thiện quan hệ với Nhật Bản được xem là mong muốn của Trung Quốc nhằm liên kết các nước lớn phản đối chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ.

Vũ Phương Hoa

Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á

[1] Quan hệ Trung – Nhật đang thăng hoa trở lại

http://baoquocte.vn/quan-he-trung-nhat-dang-thang-hoa-tro-lai-69695.html

[2], [4] Japan–China ties are tightening

http://www.eastasiaforum.org/2018/05/24/japan-china-ties-are-tightening/

[3] Maintaining momentum in Japan–China relations

http://www.eastasiaforum.org/2018/03/27/maintaining-momentum-in-japan-china-relations/

Tin tức khác

BẦU CỬ HẠ VIỆN NHẬT BẢN VÀ NHỮNG HỆ LỤY
BẦU CỬ HẠ VIỆN NHẬT BẢN VÀ NHỮNG HỆ LỤY

Thủ tướng mới nhậm chức Ishiba Shigeru đã tuyên bố giải tán Hạ viện để bầu lại ngay sau khi nhậm chức vào đầu tháng 10 năm 2024, với hy vọng tận dụ ...

ÔNG ISHIBA SHIGERU TRỞ THÀNH THỦ TƯỚNG THỨ 103 CỦA NHẬT BẢN
ÔNG ISHIBA SHIGERU TRỞ THÀNH THỦ TƯỚNG THỨ 103 CỦA NHẬT BẢN

Vào chiều ngày 11/11/2024, Hạ viện Nhật Bản đã tổ chức phiên họp toàn thể để bầu chọn thủ tướng. Trong cuộc bầu chọn lần đầu, không có ứng viên nào ...

ÔNG SHIGERU ISHIBA TRỞ THÀNH TÂN THỦ TƯỚNG CỦA NHẬT BẢN
ÔNG SHIGERU ISHIBA TRỞ THÀNH TÂN THỦ TƯỚNG CỦA NHẬT BẢN

Ngày 1/10, Quốc hội Nhật Bản đã họp phiên bất thường và bầu Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP), ông Shigeru Ishiba làm tân thủ tướng của nước này. T ...

ĐẢNG LDP BẦU LÃNH ĐẠO THAY THẾ THỦ TƯỚNG KISHIDA: CỰU BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG ISHIBA ĐẮC ...
ĐẢNG LDP BẦU LÃNH ĐẠO THAY THẾ THỦ TƯỚNG KISHIDA: CỰU BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG ISHIBA ĐẮC ...

Cuộc bầu cử chức chủ tịch đảng cầm quyền Tự do Dân chủ Nhật Bản (LDP) đã diễn ra vào ngày 27/9/2024. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, thu hút s ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn