GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

ĐỌC HIỂU CHỮ “LỆNH HÒA” TRONG NIÊN HIỆU MỚI CỦA NHẬT BẢN – HAI CHỮ HÁN CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO?

Đăng ngày: 3-04-2019, 05:38

Ngày 1/4/2019, “Lệnh Hòa” đã được quyết định là niên hiệu mới của Nhật Bản kể từ 1/5/2019, thay thế cho niên hiệu cũ Bình Thành. Đây là lần đầu tiên chữ “Lệnh” (令(れい)) được sử dụng làm niên hiệu, trong khi chữ “Hòa” đã được sử dụng tới 20 lần. Đây là hai chữ biểu trưng cho một thời đại mới. Chúng có ý nghĩa như thế nào, những nguyện ước nào được thể hiện trong đó, chúng tôi đã có cuộc nói chuyện với một số chuyên gia để hiểu thêm về ý nghĩa của hai chữ này.

ĐỌC HIỂU CHỮ “LỆNH HÒA” TRONG NIÊN HIỆU MỚI CỦA NHẬT BẢN – HAI CHỮ HÁN CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO?

Ảnh: Niên hiệu mới “Reiwa” (Lệnh Hòa) được trích dẫn từ điển cố trong chương 6 của tập thơ cổ nhất Nhật Bản - “Vạn Diệp Tập”, là lời tựa cho 32 khúc ca về hoa mơ.

Đây là lần thứ 77 niên hiệu được trích dẫn từ điển cố, tuy nhiên, các điển cố từ trước tới nay đều bắt nguồn từ Trung Quốc. Có thể nói, đây là lần đầu tiên điển cố lại được trích dẫn từ một tập thơ ca Nhật Bản, nó đánh dấu cho một nếp nghĩ mới: “Có thể chọn niên hiệu từ các điển cố của Nhật Bản”, và “Vạn Diệp Tập” là ứng cử viên sáng giá cho cách làm này.

Từ được trích dẫn - “Lệnh hòa” nằm trong lời tựa (tự - 序) của tập ca về hoa mơ, được ghi chép trong quyển thứ 5 của Vạn Diệp Tập. Có 32 câu thơ về hoa mơ, chủ yếu nói lên cảm nhận của người khách lữ hành trên đường xuân. Khác với chữ “Ca” biểu âm của chữ Hán, chữ “Tự” biểu nghĩa, cũng phù hợp với cách trích dẫn Hán văn.

“Tiết trời đẹp đẽ đầu xuân, gió hiền hòa thổi nhẹ, phấn hoa mơ bay bay trước gương, hương lan tỏa ngát như người con gái sau khi điểm phấn tô son”. (初春の令月にして、気淑(よ)く風和らぎ、梅は鏡前の粉を披(ひら)き、蘭は珮後(はいご)の香を薫らす)

Theo giáo sư danh dự Đại học Kyoto Atsuji Tetsuji: “Trong Vạn Diệp tập, “reigetsu” (Lệnh nguyệt) có nghĩa là “trăng đẹp”, nó vừa cho thấy cảm quan về sự chuyển mùa, giống như thời khắc chuyển giao thời đại của các Thiên Hoàng, lại vừa biểu thị cảm nhận sâu sắc về hòa bình. Chữ lệnh ở đây biểu thị ý nghĩa “tốt đẹp”, tương tự như từ “lệnh” trong “lệnh nương” (令嬢), “lệnh tức” (令息)”.

Ngoài ra, chữ Hán “Lệnh” tượng hình cho “một người đang quỳ nghe giáo huấn”, vì vậy nó còn có thêm ý nghĩa là “mệnh lệnh”. Vì vậy, với ý nghĩa này, chữ “Lệnh Hòa” có thêm cách hiểu là “khiến cho hòa bình”, “làm cho hòa bình”. Giáo sư Atsuji cũng cho rằng, từ này còn đem tới một thông điệp rằng: “Làm cho thế giới tràn ngập hòa bình và ổn định. Thế giới ôn hòa, hòa bình sẽ tồn tại mãi mãi”.

Theo giáo sư Ooki Yasushi (chuyên ngành văn học Trung Quốc), Viện Nghiên cứu văn hóa Phương Đông, Đại học Tokyo, “Ở Trung Quốc, “lệnh nguyệt” được hiểu là “ngày đẹp”. “Lệnh” còn có nghĩa là “Cát” (cát tường, tốt đẹp), mang ý nghĩa chúc mừng”. Mặc dù được trích dẫn từ bài ca về “hoa mơ mùa xuân”, nhưng niên hiệu mới này cũng cho ta ấn tượng về sự yên bình, hòa nhã”.

Việc lần đầu tiên văn học cổ điển Nhật Bản được điển dẫn làm niên hiệu quốc gia cho thấy một thời khắc thay đổi lớn lao. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng “hoa mơ xuất hiện trong tập hòa ca này lại được biết đến như loài hoa biểu tượng của đất nước Trung Hoa, vì vậy, phải chăng từ nay cũng cần phải xem xét điển cố được dẫn dụng có quan hệ với các điển cố Trung Quốc hay không?”.

Về chữ “Tự” (序), giáo sư Kuramoto Kazuhiro, Viện Nghiên cứu văn hóa Quốc tế Nhật Bản (Nichibunken, chuyên ngành lịch sử Nhật Bản cổ đại) cho rằng điển cố được trích dẫn từng được lấy làm tựa đề (序) cho một buổi ca yến (liên hoan thơ ca) của các ca nhân, thi nhân, lấy hoa mơ và người khách lữ hành trên đường xuân làm cảm hứng sáng tác. Giáo sư Kuramoto còn giải thích thêm rằng, thời cổ đại, vào ngày Tết, giới quý tộc, văn nhân thường mời bạn thơ đến ngắm hoa và thưởng thức yến tiệc, đây có lẽ là là một phần của câu thơ được lấy làm tựa đề cho buổi ca yến như vậy. “Người khách lữ hành, do thân thiết với Nagayaou, người đã bị thua trong cuộc chiến tranh giành quyền lực chính trị với dòng họ Fujiwara, bị giáng chức thành  Dazaifu, vẫn hy vọng ngày sớm được trở về kinh đô, lời tựa còn cho thấy niềm hy vọng đó”.

Giáo sư Kuramoto nhấn mạnh, “Sự thực này, tất cả các nhà sử học đều biết, tuy nhiên, cũng ẩn dấu một tình hình chính trị khá phức tạp và tinh tế. Với ý nghĩa là niên hiệu cho một thời đại mới, tôi hy vọng rằng thời đại mà chúng ta sắp bước vào sẽ tràn đầy hứa hẹn về hòa bình và phồn thịnh, đúng như ý nghĩa của từ “Lệnh hòa” được đặt làm niên hiệu, chứ không như thời Chiêu Hòa chiến tranh liên miên, hay thời Bình Thành mà phải hứng chịu bao thiên tai nặng nề, bởi trong lịch sử, không hiếm những trường hợp hiện thực lại đi ngược với những ý nghĩa mà ngôn từ biểu đạt niên hiệu chứa đựng.

Giáo sư Kawamoto Kouji, giáo sư danh dự Đại học Tokyo nói rằng “Tôi thực sự rất ngạc nhiên về cách trích dẫn lời tựa từ tập Manyoshu”. Trong văn học cổ điển Nhật Bản được viết bằng tiếng Nhật, chọn ra 2 chữ Hán có ý nghĩa để đặt làm niên hiệu là việc làm rất khó. Chính vì vậy, việc chọn ra được lời tựa được viết bằng 2 chữ Hán trong Vạn Diệp Tập là một việc ngoài sức tưởng tượng”.

Trong số ý kiến bình luận của các học giả, cũng có những ý kiến phủ định như: “Vạn Diệp Tập là tập thơ hòa ca được viết bằng tiếng Nhật, rất hiếm khi tựa đề viết bằng chữ Hán. Việc trích dẫn từ quốc thư vốn ít được ghi chép bằng Hán tự là một việc làm rất khó, do vậy, dẫn dụng từ kho tàng văn học Trung Hoa có thể sẽ tự nhiên hơn”…

Giáo sư Kawamoto cho rằng “Các niên hiệu từ trước tới nay đều được điển dẫn từ những câu văn rất khó trong “Tứ thư Ngũ kinh”. Nếu xét về sự gần gũi với người Nhật Bản, có lẽ cũng cần phải mở rộng phạm vi điển dẫn sang các sách thơ của Nhật được ghi bằng chữ Hán”.

Theo Báo Nikkei shinbun, ngày 1/4/2019.

Nguồn: https://r.nikkei.com/article/DGXMZO43167710R00C19A4EA2000

Lược dịch: Ngô Hương Lan

Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

Tin tức khác

BẦU CỬ HẠ VIỆN NHẬT BẢN VÀ NHỮNG HỆ LỤY
BẦU CỬ HẠ VIỆN NHẬT BẢN VÀ NHỮNG HỆ LỤY

Thủ tướng mới nhậm chức Ishiba Shigeru đã tuyên bố giải tán Hạ viện để bầu lại ngay sau khi nhậm chức vào đầu tháng 10 năm 2024, với hy vọng tận dụ ...

ÔNG ISHIBA SHIGERU TRỞ THÀNH THỦ TƯỚNG THỨ 103 CỦA NHẬT BẢN
ÔNG ISHIBA SHIGERU TRỞ THÀNH THỦ TƯỚNG THỨ 103 CỦA NHẬT BẢN

Vào chiều ngày 11/11/2024, Hạ viện Nhật Bản đã tổ chức phiên họp toàn thể để bầu chọn thủ tướng. Trong cuộc bầu chọn lần đầu, không có ứng viên nào ...

ÔNG SHIGERU ISHIBA TRỞ THÀNH TÂN THỦ TƯỚNG CỦA NHẬT BẢN
ÔNG SHIGERU ISHIBA TRỞ THÀNH TÂN THỦ TƯỚNG CỦA NHẬT BẢN

Ngày 1/10, Quốc hội Nhật Bản đã họp phiên bất thường và bầu Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP), ông Shigeru Ishiba làm tân thủ tướng của nước này. T ...

ĐẢNG LDP BẦU LÃNH ĐẠO THAY THẾ THỦ TƯỚNG KISHIDA: CỰU BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG ISHIBA ĐẮC ...
ĐẢNG LDP BẦU LÃNH ĐẠO THAY THẾ THỦ TƯỚNG KISHIDA: CỰU BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG ISHIBA ĐẮC ...

Cuộc bầu cử chức chủ tịch đảng cầm quyền Tự do Dân chủ Nhật Bản (LDP) đã diễn ra vào ngày 27/9/2024. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, thu hút s ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn